Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng nề nếp nhằm nâng cao ý thức học tập và phát huy năng lực cho học sinh Lớp 2

docx 23 trang sangkienhay 08/12/2023 4103
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng nề nếp nhằm nâng cao ý thức học tập và phát huy năng lực cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng nề nếp nhằm nâng cao ý thức học tập và phát huy năng lực cho học sinh Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng nề nếp nhằm nâng cao ý thức học tập và phát huy năng lực cho học sinh Lớp 2
 A.MỞ ĐẦU
I/ Lí do chọn đề tài. 2
II/ Mục đích nghiên cứu. 3
II/ Mục đích nghiên cứu. 3
IV/ Giả thuyết khoa học. 3
V/ Nhiệm vụ nghiên cứu. 3
VI/ Phạm vi nghiên cứu. 3
VII/ Phương pháp nghiên cứu. 3
 B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận. 5
II. Cơ sở thực tiễn. 6
III. Thực trạng của vấn đề trong công tác chủ nhiệmcủa lớp 2 hiện nay. 7
IV. Biện pháp thực hiện. 8
1. Khảo sát đối tượng học sinh để đưa ra những phương pháp giáo dục 8
phù hợp
2. Bầu ban cán sự lớp, xây dựng đội ngũ cỏn bộ lớp quản lý giỏi. 12
3. Phối kết hợp thường xuyên với phụ huynh. 17
4. Đầu tư các phong trào mũi nhọn nhà trường tổ chức. 17
5. Tạo sân chơi phát triển năng lực cho học sinh. 18
6. Nêu gương và khen thưởng. 18
V. Những kết quả đạt được. 21
 C. KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận 24
2. Bài học kinh nghiệm 24
3. Kiến nghị 24
 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
 1 - Làm thế nào để nâng cao chất lượng học tập và hạnh kiểm của học sinh? 
 - Việc giáo dục học sinh cá biệt vẫn còn là vấn đề nan giải. Từ những vấn 
đề trên, bản thân tôi qua nhiều năm giảng dạy, cứ mỗi năm tôi được nhà trường 
phân công chịu trách nhiệm giảng dạy và chủ nhiệm một lớp, tôi đã rút kinh 
nghiệm qua từng năm, bằng mọi cách, suy nghĩ tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm 
của đồng nghiệp đi trước có uy tín, có năng lực để công tác chủ nhiệm của 
mình đạt kết quả cao. Xuất phát từ những lí do trên, nên tôi đã chọn đề tài: 
“Một số biện pháp xây dựng nề nếp nhằm nâng cao ý thức học tập và phát 
huy năng lực cho học sinh lớp 2”.
II. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 Trên cơ sở lí luận và điều tra thực trạng để xây dựng hệ thống các biện 
pháp xây dựng nề nếp nhằm nâng cao ý thức học tập và phỏt huy năng lực cho 
học sinh lớp 2.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
 Một số biện pháp xây dựng nề nếp nhằm nâng cao ý thức học tập và phát 
huy năng lực cho học sinh lớp 2.
IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC.
 Kết quả mọi hoạt động trong nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào hoạt 
động dạy học. Trong hoạt động dạy học thì xây dựng nề nếp lớp, nâng cao ý 
thức học tập và phát huy năng lực cho học sinh là một vấn đề quan trọng. Nếu 
tôi áp dụng một hệ thống các biện pháp phù hợp thì sẽ nâng cao nề nếp và ý 
thức học tập của học sinh trong nhà trường.
V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
 1. Làm sáng tỏ cơ sở lí luận về công tác giáo dục nói chung và công tác dạy 
học ở trường tiểu học nói riêng. 
 2. Tìm hiểu thực trạng biện xây dựng nề nếp nhằm nâng cao ý thức học tập 
và phát huy năng lực cho học sinh lớp 2 của trường .
 3. Đề xuất và thử nghiệm một số biện xây dựng nề nếp nhằm nâng cao ý 
thức học tập và phát huy năng lực cho học sinh lớp 2. Trên cơ sở đó rút ra kết 
luận và khuyến nghị cần thiết.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
 1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
 - Tìm hiểu các khái niệm, thuật ngữ có liên quan.
 - Nghiên cứu các văn bản, nghị quyết, các tài liệu có liên quan đến đề tài.
 2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
 - Phương pháp quan sát.
 3 b¹n khi gÆp khã kh¨n, biÕt gi÷ g×n cña c«ng, biÕt giao tiÕp, øng xö v¨n minh, lÞch 
sùTh× thÇy c« ph¶i lµm g×? Lµm nh­ thÕ nµo cho cã hiÖu qu¶?
 Điều này đã thôi thúc tôi trăn trở để tìm giải pháp thực hiện xây dựng nề 
nếp lớp sao cho có hiệu quả góp phần nâng cao ý thức học tập của học sinh. 
Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn lựa chọn Sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ 
nhiệm xây dựng nề nếp lớp nhằm đúc rút một số kinh nghiệm về công tác này 
đồng thời mong được bạn bè đồng nghiệp bổ sung góp ý thêm để công tác chủ 
nhiệm của tôi ngày một tốt hơn.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
 Như chúng ta đã biết, hầu hết các giáo viên tiểu học đều làm công tác chủ 
nhiệm lớp. Từ trước đến nay chưa có tài liệu nào định nghĩa rõ thế nào là công 
tác chủ nhiệm và quá trình làm công tác này chúng ta tạm quy định với nhau: 
Công tác chủ nhiệm lớp là hệ thống những kế hoạch , những biện pháp mà 
người giáo viên đã đưa ra nhằm tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện tốt những 
nhiệm vụ của mình do nhà trường, Đoàn, Đội, Hội đưa ra.
 Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đang tập trung đổi mới phương 
pháp giáo dục nên công tác chủ nhiệm lớp ngày càng được quan tâm hơn và có 
những đòi hỏi cao hơn. Quan tâm nhận thức về công tác chủ nhiệm, qua trao đổi 
và thảo luận cùng đồng nghiệp, được sự chỉ đạo sâu sát của nhà trường, bản thân 
mỗi giáo viên càng ý thức sâu sắc hơn tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm. 
 Tuy nhiên trong quá trình thực hiện giáo dục học sinh lớp 2 tưởng chừng 
đơn giản, song lại khó vì đây là lứa tuổi các em bắt đầu phát triển và hiếu động 
hơn. Ở lứa tuổi này các em luôn muốn tự làm theo ý thích của bản thân và ham 
chơi nhiều hơn là ham học, đồng thời các em cũng dễ bị cám dỗ, bắt chước theo 
bạn bè. Các em luôn muốn tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh mình. Chính 
vì vậy, phải học tập, thực hiện theo những khuôn khổ của nhà trường là việc các 
em cảm thấy không thoải mái, không muốn tuân thủ. Từ đó, các em muốn thoát 
ra, muốn được tự do. Vậy phải làm gì để giúp các em học tập tốt, rèn đạo đức 
theo những khuôn khổ, giáo huấn của nhà trường với tâm lý thoải mái, thích thú 
hơn là bị ép buộc ? Muốn làm được điều này, công tác chủ nhiệm lớp là một 
trong những yếu tố quan trọng nhất mà giáo viên cần phải thực hiện.
 Trong quá trình công tác chủ nhiệm lớp không phải là lúc nào chúng ta cũng 
thực hiện một việc làm giống nhau với tất cả các đối tượng và thực hiện suốt cả 
năm học, như thế sẽ gây tâm lý nhàm chán, không hiệu quả. Mỗi giáo viên cần 
có những biện pháp cụ thể riêng, những cách làm việc riêng và luôn có sự đổi 
 5 Minh. Ngoài ra, trong lớp còn có một số em đọc vẫn còn chậm, viết chậm, kĩ 
năng tính toán nhẩm còn phải đếm ngón tay. 
 Những khó khăn nêu trên mà tôi điều tra được trong lớp của mình chủ 
nhiệm. Đây là một vấn đề không phải một sớm, một chiều làm được. Chính vì 
vậy mà tôi luôn phải trăn trở suy nghĩ làm thế nào để tìm ra biện pháp tốt nhất 
để giúp các em.
 * Về phía phụ huynh:
 - Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm, chưa có biện pháp và thời 
gian hướng dẫn các em học tập. Một số phụ huynh chưa thông cảm cho giáo 
viên, chưa tích cực hỗ trợ giáo viên trong biện pháp cùng giáo dục các em mà 
đẩy trách nhiệm cho cô là chính. Mặt khác một vài phụ huynh ngại đi họp do 
con học yếu, vì thế mà việc trao đổi tình hình học tập của học sinh giữa giáo 
viên chủ nhiệm và phụ huynh còn gặp khó khăn.
 - Một số gia đình bươn chải với cuộc sống khó khăn do công việc đã không 
thường xuyên quan tâm đến con em. Sự phối kết hợp giữa giáo viên và phụ 
huynh, phụ huynh với giáo viên chỉ có một chiều. Có nhiều gia đình phụ huynh 
giao phó con em của mình cho nhà trường, cho giáo viên.
IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
 1. Khảo sát đối tượng học sinh để đưa ra những phương pháp giáo dục phù 
hợp :
 a) Nắm đặc điểm đối t­îng học sinh: Đầu năm học khi đã được phân công 
nhiệm vụ. Ngay từ tuần đầu, tôi huy động các em đến lớp đầy đủ và nắm bắt 
được các thông tin của học sinh thông qua danh sách lớp.
 + Sĩ số: 44 em
 + Nam: 29 em, nữ 15 em.
 + Các em đều cùng độ tuổi sinh năm 2011.
 - Nhận hồ sơ học bạ: Nhằm nắm thông tin học sinh một cách chính xác và 
tiện cho việc theo dõi liên hệ phụ huynh.
 - Thông qua giáo viên chủ nhiệm cũ: nhằm nắm được các thông tin của 
học sinh một cách chính xác như: Học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có 
năng lực đặc biệt, học sinh còn học yếu kém để có hướng bồi dưỡng và hát 
huy theo từng đặc điểm riêng biệt của mỗi em.
 - Theo sát quá trình học tập của học sinh trong lớp: nhằm phát hiện những 
ưu điểm hạn chế của các em nhằm tạo điều kiện và làm cơ sở xây dựng cho các 
em cùng giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong sinh hoạt.
 7 - Với học sinh ở nhóm 1: Tôi sắp xếp cho các em ngồi ngay bàn đầu. 
Bằngnhiều biện phápkiên trì giáo dục, tận tình chỉ bảo tôi luôn tạo ra những tình 
huống trong đó mỗi học sinh đều được thể hiện mình. Đồng thời tôi khen ngợi 
kịp thời vớitừng tiến bộ khiêm tốn nhất của từng đối tượng học sinh. Trong lớp 
tôi có em LêMạnh Hùng, em Chu Ngọc Minh, em Xuân Tiến có ý thức ngoan 
nhưng khả năngtiếp nhận kiến thức còn rất chậm. Tôi đã gần gũi giúp đỡ em 
trong từng tiết học, động viên em học tập. Chính vì vậy mà các em đã tiến bộ rõ 
rệt qua từng ngày. Bêncạnh sự quan tâm là sự động viên giúp đỡ của các bạn. 
Tôi phân công những em ngoan, học giỏi cùng nhóm giúp đỡ bạn hằng ngày 
trong học tập. 
Ví dụ: giờ truy bài các em giỏi, khá ra bài tập nhỏ trong SGK để bạn làm vàkiểm 
tra về kết quả, kiểm tra về quy tắc của mỗi dạng bài tập.Nếu bạn chưa hiểu bài 
hoặc làm sai thì kịp thời hướng dẫn bạn cách làm, tuyệt đối trong khi hướng dẫn 
bạn cách làm không được bảo kết quả. Cứ như vậy lớp tôi có rất nhiều đôi bạn 
cùng tiến, hiệu quả truy bài rất tốt.
 9 + Gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi về tình hình học tập, cũng như sự tiến bộ 
của con em để phụ huynh giúp đỡ thêm việc học ở nhà cho các em. 
 + Chú ý tránh thái độ miệt thị, phân biệt đối xử làm cho các em nhụt chí, 
xấu hổ trước bạn bè. 
 * Đối với học sinh có tính rụt rè, tự ti: 
 - Làm thế nào để các em mạnh, dạn tự tin trong giao tiếp? Đây là một vấn 
đề mà tôi luôn trăn trở muốn đi tìm câu trả lời.Với lứa tuổi các em học sinh lớp 
2 phần nhiều là các em rất hồn nhiên, vui tươi và hiếu động. Nhưng trong một 
lớp học có tới hơn 40 học sinh thì cũng có nhiều em tính cách khác nhau. Trong 
lớp tôicó một số em phát triển rất bình thường nhưng tính cách thì vô cùng nhút 
nhát. Đặc biệt là những em có sức học chưa được tốt. Các em cảm thấy tự ti, lẩn 
tránh tiếp xúc gần cô giáo. Trong giao tiếp với bạn bè các em này cũng rất hạn 
chế và không cởi mở, hòa đồng cùng các bạn. Trong giờ học, các em này rất ít 
giơ tay phát biểu và thường không tập trung, nếu có trả lời thì các em trả lời lí 
nhí rất nhỏ làm người dạy rất dễ nổi nóng, khó chịu. Trong trường hợp này tôi 
thường dùng các biện pháp như sau:
 + Tạo không khí lớp vui vẻ ngay từ khi bước vào lớp,thể hiện thái độ thân 
thiện, gần gũi với các em này hơn, giúp các em không còn mặc cảm , sợ sệt khi 
gần cô.
 + Trong giờ học, nếu có trao đổi hoạt động nhóm, tôi lần lượt cho các em 
thay phiên tập làm nhóm trưởng để điều hành các bạn thảo luận. Sau đó nhóm 
trưởng thâu tóm các kết quả của các bạn để đứng lên trình bày. Tôi cho các em 
nhút nhát nàylàm nhiều lần trong các tiết học mong các em sẽ mạnh dạn và tự 
tin hơn.
 + Thi làm cán sự tổ: Tổ trưởng mỗi tháng một người, tôi cho các em trong 
tổ luân phiên tập làm xem ai điều hành tốt. Tất cả các hoạt động mà tôi đưa ra, ai 
làm tốt đều có phần thưởng để khích lệ.
 Tóm lại, dù với đối tượng nào thì bản thân giáo viên phải lưu ý dùng 
phương pháp tác động tình cảm, động viên khích lệ kịp thời, phối hợp với phụ 
huynh để giáo dục và đặc biệt xác định vấn đề giáo dục đạo đức là then chốt. 
 2. Bầu Ban cán sự lớp, xây dựng đội ngũ cán bộ lớp quản lý giỏi: 
 - Lựa chọn Ban c¸n sù lớp: Trước hết, những học sinh được chọn làm 
cán bộ lớp bao giờ cũng phải gương mẫu trước các bạn về mọi mặt: Học tập, kỷ 
luật, tham gia các hoạt động, đối xử với bạn bè.... Căn cứ vào hồ sơ học bạ của 
HS. Căn cứ sự tín nhiệm của tập thể lớp qua việc bình bầu dân chủ đầu năm học. 
Nếu chỉ bầu chọn ban cán sự lớp vẫn chưa đủ, giáo viên phải sinh hoạt để từng 
cán sự lớp hiểu nhiệm vụ và công việc của mình từ đó các em sẽ điều khiển lớp 
tốt hơn đạt hiệu quả hơn. Ngoài ra giáo viên còn phải thiết kế sổ theo dõi giúp 
các em vì các em ở tuổi này thì còn nhỏ phải tập cho các em cách làm việc có 
 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_ne_nep_nham.docx