Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng các góc hỗ trợ học tập theo mô hình trường tiểu học mới VNEN

docx 45 trang sangkienhay 23/03/2024 3500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng các góc hỗ trợ học tập theo mô hình trường tiểu học mới VNEN", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng các góc hỗ trợ học tập theo mô hình trường tiểu học mới VNEN

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng các góc hỗ trợ học tập theo mô hình trường tiểu học mới VNEN
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGHĨA HƯNG
 TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN RẠNG ĐÔNG
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG CÁC GÓC HỖ TRỢ HỌC
TẬP THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG TIỂU HỌC MỚI VNEN.
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới không gian lớp học.
 Tác giả: TRẦN THỊ NHỊ
 Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học TT Rạng Đông
 Năm học: 2019-2020 PHẦN I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
 1. Đặt vấn đề
 Nghị quyết 29/NQ Hội nghị Trung ương 8 khóa XI ngày 4 tháng 11 năm 
2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đã xác định: “Chuyển mạnh quá trình 
giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất năng 
lực người học. Học đi đôi với hành; lí luận gắn với thực tiên ”
 Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã xác định mục tiêu là: “Tập 
trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất năng lực công dân, phát 
hiện và bồi dưỡng năng khiếu người học,... ”
 Thực hiện những chủ trương, nghị quyết trên, Bộ Giáo dục - Đào tạo, Sở 
Giáo dục - Đào tạo Nam Định nói chung và Phòng Giáo dục - Đào tạo Nghĩa Hưng 
nói riêng đang chỉ đạo từng bước đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực giáo dục và 
cụ thể ở từng cấp học. Từ năm học 2015- 2016 trường tiểu học thị trấn Rạng Đông 
đã áp dụng mô hình trường tiểu học mới VNEN trong việc tổ chức các hoạt động 
giáo dục và học tập cho học sinh.
 Mô hình trường tiểu học mới VNEN tập trung vào phương pháp lấy học 
sinh làm trung tâm cho phép học sinh tương tác đến các yếu tố trong lớp học, đặc 
biệt là tương tác với các công cụ hỗ trợ học tập để tham gia các hoạt động giáo dục 
do giáo viên tổ chức. Qua đó các em giải quyết những băn khoăn thắc mắc, phát 
triển tiềm năng sáng tạo, được rèn luyện các kĩ năng hợp tác, các năng lực học tập 
góp phần hình thành phát triển nhân cách con người đáp ứng với yêu cầu đổi mới 
căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay.
 Đặc điểm nổi bật của mô hình VNEN là đổi mới về cách thức tổ chức lớp 
học, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, về cách xây dựng và sử 
dụng các công cụ hỗ trợ học tập nhằm đạt được chất lượng giáo dục tốt nhất cho 
học sinh. Nhận thức được rõ vai trò tầm quan trọng và hiệu quả của các công cụ 
hỗ trợ học tập tôi đã nghiên cứu sáng kiến: "Một số biện pháp xây dựng các góc 
hỗ trợ học tập theo mô hình trường tiểu học mới VNEN". PHẦN II. MÔ TẢ CÁC GIẢI PHÁP
I. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
1.1. Cơ sở lí luận
 Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, việc phát triển nguồn nhân lực có trình 
độ cao và phẩm chất đạo dức tốt là trách nhiệm của ngành giáo dục. Định hướng 
đổi mới giáo dục được thể hiện rõ trong luật giáo dục đó là: Đổi mới về phương 
pháp giáo dục, đó là phải phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, năng lực tự 
học, tự nghiên cứu, cùng nhau thảo luận để làm sáng tỏ vấn đề đặt ra. Rèn kĩ năng 
đem lại hứng thú học tập cho học sinh và khắc phục kiểu dạy học lấy giáo viên 
làm trung tâm, hạn chế tối đa lối dạy học một chiều.. .Việc áp dụng mô hình trường 
tiểu học mới VNEN chính là tập trung vào phương pháp dạy học lấy học sinh làm 
trung tâm, học sinh tích cực chủ động hoạt động trong học tập. Vì mô hình này 
học sinh chủ động tương tác với các yếu tố trong lớp học đặc biệt là các góc hỗ trợ 
học tập để chủ động phát huy các hoạt động học do giáo viên tổ chức. Chính vì 
vậy việc xây dựng các góc hỗ trợ học tập chiếm một vị trí vai trò rất quan trọng 
liên quan đến chất lượng giáo dục. Tổ chức xây dựng trang trí và sử dụng có hiệu 
quả các góc hỗ trợ học tập cũng chính là tạo ra một lớp học thân thiện giúp cho 
học sinh rèn kĩ năng sống đó là : tích cực chủ động trong mọi hoạt động học, học 
để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống. Xây 
dựng và trang trí các góc hỗ trợ học tập theo mô hình trường tiểu học mới có tác 
dụng tác động đến mọi nhân tố trong nhà trường, giúp giáo viên, học sinh hoạt 
động tích cực hơn, giúp tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình, 
giữa giáo viên - phụ huynh - học sinh với cộng đồng xã hội, chú trọng phát triển 
năng lực phẩm chất cho người học.
1.2. Thực trạng
a. Thuận lợi
 Nhà trường luôn luôn quan tâm, chỉ đạo hướng dẫn tới tất cả giáo viên bằng 
văn bản và bằng những việc làm rất cụ thể, tạo mọi điều kiện để giáo viên tiếp cận 
học tập phương pháp dạy học mới theo mô hình VNEN. Tổ chức nhiều buổi hội 
thảo, xem băng hình các giờ dạy, phân tích tỉ mỉ vai trò tầm quan trọng của các Thời gian đầu có khá nhiều học sinh còn bỡ ngỡ trong cả việc xây dựng 
trang trí và sử dụng các góc hỗ trợ học tập nên gặp nhiều khó khăn. Các em bắt 
đầu làm quen với hình thức tổ chức, phương pháp học tập mới nên giờ học còn lộn 
xộn ồn ào, kĩ năng làm việc của hội đồng tự quản cũng như của nhóm trưởng chưa 
cao, kĩ năng hợp tác, lắng nghe, nêu ý kiến còn yếu, việc sử dụng các công cụ hỗ 
trợ học tập chưa quen chưa có hiệu quả nên đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu các 
biện pháp xây dựng cũng như sử dụng có hiệu quả các góc công cụ hỗ trợ học tập 
để đạt được chất lượng giáo dục cao.
II. Giải pháp sau khi có sáng kiến
1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
 Nghiên cứu những biện pháp hữu hiệu nhất để xây dựng, trang trí các góc 
hỗ trợ học tập trong lớp một cách khoa học, hợp lý và đạt được hiệu quả sử dụng 
một cách tốt nhất nhằm nâng cao chất lượng dạy học và đổi mới phương pháp giáo 
dục theo mô hình VNEN. Tạo hứng thú, niềm đam mê, sự tự tin và tính cực chủ 
động sáng tạo của học sinh.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện
2.1. Nghiên cứu các văn kiện
 Nghiên cứu các công văn, văn bản hướng dẫn, tài liệu huớng dẫn về mô 
hình trường học mới, để tìm ra :
2.1.1. Điểm mới của mô hình VNEN
 Mô hình trường học mới VNEN hướng tới chuyển các hoạt động giáo dục 
trong nhà trường thành các hoạt động tự giáo dục cho học sinh. Đặc trưng của 
trường tiểu học mới là:
 - Học sinh: Tự giác, tự quản, tự học, tự tin, tự đánh giá.
 - Giáo viên: Tự chủ, tự bồi dưỡng.
 - về tổ chức lớp học: Thân thiện, tiện di chuyển và có đầy đủ các công cụ 
hỗ trợ cho học sinh tham gia các hoạt động học tập và giáo dục toàn diện.
 - Phương pháp dạy học: Tăng cường sự tương tác giữa giáo viên và học c. Góc sinh nhật
 Là bảng ghi tên các bạn theo từng tháng sinh để đầu mỗi tháng ban văn nghệ 
tổ chức họp và phân công nhiệm vụ chuẩn bị tổ chức sinh nhật cho các bạn trong 
tháng đó tạo không khí ấm áp vui tươi gắn kết tình cảm bạn bè trong lớp.
d. 10 bước học tập
 Là tiến trình tổ chức các hoạt động học tập theo phương pháp dạy học theo 
mô hình trường tiểu học mới. Tiến trình này giúp các em biết nhiệm vụ học của cá 
nhân, nhóm trưởng, trưởng ban học tập, ...từ đó giúp các em phát huy tính tự giác 
tích cực chủ động nắm kiến thức, phát huy khả năng hoạt động nhóm.
e. Hộp thư bè bạn
 Là nơi các em chia sẻ niềm vui nỗi buồn hoặc chia sẻ kiến thức sau mỗi bài 
học giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn, cùng nhau thi đua trong học tập gắn kết tình 
bạn bè, rèn kĩ năng viết thư....
g. Con đường em đến trường
 Giúp các em biết được địa chỉ nơi ở của tất cả các bạn trong lớp, biết được 
từ nhà em tới trường phải đi qua đoạn đường nào nguy hiểm, dài bao nhiêu km, 
đặc biệt khi sảy ra hiểm họa em có thể đến nơi nào để phòng tránh ...
h. Bảng nội qui lớp học
 Là những việc mà em nên làm và không nên làm do tập thể lớp họp và đề 
ra và qui định mọi người phải thực hiện giúp các em rèn tính kỉ luật trong học tập 
và hoạt động.
i. Góc các hoạt động lớp em
 Được thay đổi thường xuyên hàng tháng theo chủ điểm được qui định ở 8 
hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đây là nơi trưng bày những bức tranh, những bài thơ, 
câu hát do các em sưu tầm qua đó giáo dục các em ý thức trách nhiệm tình cảm 
đối với trường, lớp, thầy cô, bố mẹ, ông bà, quê hương đất nước.
k. Góc cộng đồng
 Là nơi trưng bày các bức tranh, sản vật của quê hương đất nước khơi gợi 2.3. Tiến hành xây dựng các góc học tập, trang trí lớp
 Để xây dựng các góc học tập có hiệu quả tôi đã thực hiện từng bước như 
sau:
2.3.1. Bồi dưỡng học sinh làm quen với mô hình học tập mới VNEN
 Tổ chức cho các em xem băng đĩa làm quen với tiến trình một tiết học theo 
mô hình VNEN. Cho học sinh tìm hiểu làm quen sách hướng dẫn, làm quen với 
các lô gô, bồi dưỡng cách học cá nhân, học cặp đôi và cả nhóm, chia sẻ bài với cả 
lớp.
 Giúp các em hình thành nhóm học tập, bồi dưỡng kĩ năng điều hành cho 
nhóm trưởng.
 Cuối cùng cho các em tiến hành thảo luận tổ chức bầu cử lựa chọn hội đồng 
tự quản và lựa chọn các ban, bầu các trưởng ban. Hướng dẫn nhiệm vụ cho từng 
ban, tiến hành bồi dưỡng hội đồng tự quản. Khi các em đã làm quen với tiến trình 
một tiết dạy tôi hướng học sinh suy nghĩ tìm hiểu tới tác dụng hỗ trợ của các công 
cụ hay các góc học tập trong lớp. Sau đó yêu cầu các em về nhà chia sẻ với cha 
mẹ người thân để họ dần hiểu ra sự cần thiết phải xây dựng các góc hỗ trợ học tập 
trong lớp cho con em họ.
 Tiếp theo tôi tiến hành cho các em thảo luận xây dựng nội qui lớp học.
 Nêu vấn đề và cho học sinh thảo luận để học sinh tự nêu nên nguyện vọng 
ý thích của mình về tên góc, vị trí các góc, cách trang trí, tác dụng của từng góc.
 Ví dụ dụng cụ học tập chúng ta nên để ở vị trí nào, đặt tên cho nơi đó là gì? 
Ngoài để dụng cụ tài liệu học tập ra chúng ta còn có thể để những gì vào góc 10
đó. Những đồ dùng và dụng cụ học tập chúng ta phải chuẩn bị vào thời gian nào,
dùng vào lúc nào? Ai là người chuẩn bị những đồ dùng dụng cụ học tập ấy?
Hoặc những nội qui của lớp nên làm thế nào để mọi người cùng ghi nhớ và thực
hiện thật tốt, hoặc để giúp các em thực hiện tốt các bước học tập thì chúng ta
nên trang trí thế nào để ở vị trí nào? Con sẽ tạo ra những bông hoa trang trí nội
qui lớp học bằng cách nào? Làm thế nào để lớp chúng ta có một tủ sách thư viện
hay và đẹp? Nếu con không làm được con sẽ nhờ ai Bằng những câu hỏi gợi 2.3.3. Tiến hành xây dựng các góc
 Dựa vào kết quả hội họp hôi nghị phụ huynh tôi cùng với ban đại diện hội 
phụ huynh đã bàn bạc và lên kế hoạch cụ thể chi tiết tỉ mỉ cho từng góc trong lớp. 
Sau đó ban đại diện đã tuyên truyền và vận động đông đảo phụ huynh cùng giúp 
sức cùng làm với giáo viên và học sinh.
 Phụ huynh đã sưu tầm những nguyên vật liệu sẵn có hoặc tận dụng những 
vật liệu tái chế ở gia đình. Ngoài ra những phụ huynh khéo tay còn giúp tôi cắt dán 
những bông hoa chiếc lá rất đẹp. Còn lại những phụ huynh khác không góp công 
sức thì họ ủng hộ bằng việc mua những nguyên vật khó hơn như khung nhôm hoặc 
gỗ .
 Thời gian để làm việc chủ yếu là vào các ngày nghỉ thứ bảy chủ nhật. Trong 
quá trình thực hiện giáo viên là người chịu trách nhiệm chính chủ đạo còn phụ 
huynh và cả học sinh cùng đóng góp ý kiến rút kinh nghiệm chỉnh sửa cho phù 
hợp với tâm lí của các em. Thông qua những buổi làm việc chung đó thì sự gắn 
kết giữa giáo viên và phụ huynh ngày càng được tăng cường củng cố và bền chặt 
. Phụ huynh hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn về mô hình trường tiểu học VNEN, đặc biệt 
họ có thể nắm vững qui trình một tiết học để có thể chia sẻ cùng con những hoạt 
động ứng dụng ở nhà đạt hiệu quả cao. Đồng thời cũng qua những buổi cùng xây 
dựng các góc hỗ trợ học tập đó thì tình cảm giữa cha mẹ và con cái, giữa giáo viên 
với học sinh cũng chuyển biến khởi sắc rõ rệt, điều đó góp phần cho việc giáo dục 
và phát triển cho học sinh cả về năng lực, phẩm chất và kĩ năng sống rất tốt.
 Nhờ sự đồng hành của các bậc phụ huynh trong suốt năm năm qua, trải qua 
nhiều lần chỉnh sửa rút kinh nghiệm, việc xây dựng các góc hỗ trợ học tập của lớp 
tôi chủ nhiêm đã đạt được thành công rất lớn. Không gian lớp học đã thay đổi: 
sáng sủa, sạch sẽ, gọn gàng, ngăn, nắp. Sự thay đổi là nhờ những sản phẩm của 
giáo viên, phụ huynh và học sinh chung tay tạo nên.
 Học sinh thoải mái trao đổi nêu ý kiến thắc mắc , trình bày ý kiến cá nhân 
một cách mạnh dạn, tự tin trong quá trình lĩnh hội tiếp thu kiến thức. Học sinh có 
thể nắm và ghi nhớ được kiến thức ngay tại lớp sau mỗi giờ học.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_cac_goc_ho_t.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng các góc hỗ trợ học tập theo mô hình trường tiểu học.pdf