Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh Lớp 2
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh Lớp 2
MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG Mục lục 1 I. Mở đầu 2 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2 3. Đối tượng nghiên cứu 3 4. Giới hạn của đề tài. 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 II. Nội dung 3 1. Cơ sở lý luận 3 2. Thực trạng 5 3. Nội dung và hình thức của giải pháp. 9 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 9 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 9 3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 17 3.4. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 18 III. Kết luận, kiến nghị 19 1. Kết luận 19 2. Kiến nghị 19 Nhận xét của hội đồng chấm sáng kiến cấp trường – cấp huyện 20 Tài liệu tham khảo 22 Giúp học sinh làm chủ bản thân, thích ứng và biết cách ứng phó trước những tình huống khó khăn trong cuộc sống. Rèn cho các em cách sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng, có hướng suy nghĩ tích cực và tự tin, tự quyết định hành vi đúng đắn. * Nhiệm vụ của đề tài: Tạo cơ hội cho giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy khả năng trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục, phát hiện những năng khiếu, phẩm chất, năng lực của học sinh, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học. Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. 3. Đối tượng nghiên cứu. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi. 4. Giới hạn đề tài. Học sinh lớp 2D năm học 2016 – 2017 Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi – xã Quảng Điền - huyện Krông Ana – tỉnh Đăk Lăk. 5. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm học sinh. - Phương pháp thống kê toán học II. NỘI DUNG. 1.Cơ sở lý luận 1.1 Kỹ năng là gì? Kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc nào đó phát sinh trong cuộc sống. 1.2 Kỹ năng sống là gì? Kỹ năng sống là những trải nghiệm có hiệu quả nhất, giúp giải quyết hoặc đáp ứng các nhu cầu cụ thể, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con người. Kỹ năng sống bao gồm cả hành vi vận động của cơ thể và tư duy trong não 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. Dưới đây là số liệu điều tra học sinh khi tôi nhận bàn giao lớp 1D năm học 2014 – 2015. Tổng số học sinh: 22; nữ:12; khuyết tật: 1; dân tộc: 0; tôn giáo: 0; sống với ông bà: 2; sống với cô: 1; ở với bố: 2; sống xa gia đình để được đi học: 1. Kết quả bàn giao chất lượng năm học 2016 – 2017, tôi đặc biệt lưu ý đến số liệu sau: + Năng lực Tự phục vụ, tự quản: Hoàn thành: 20, chưa hoàn thành: 2 + Năng lực Tự học và giải quyết vấn đề: Hoàn thành: 20, chưa hoàn thành: 2 + Phẩm chất Trung thực, kỉ luật: Hoàn thành 19, chưa hoàn thành 3. Nhưng qua ba tháng hè, tạm thời rời xa môi thường giáo dục, ở tuổi ăn tuổi chơi. Các em lại quên đi những kỹ năng cần thiết của người học sinh. Khi bước vào năm học 2016 - 2017 tôi đã tiến hành khảo sát với chủ đề “ Kỹ năng của em”, kết quả thu được như sau: Tổng số học Kỹ năng khi tham gia giao thông sinh Kỹ năng tốt Có hình thành kỹ năng Kỹ năng chưa tốt SL % SL % SL % 22 3 13,6% 10 45,4% 9 40,9% của cha mẹ hoặc người thân trong gia đình có hoàn cảnh éo le hoặc hay sử dụng bạo lựccũng tác động không nhỏ đến việc hình thành nhân cách của học sinh. Ở lớp tôi đang chủ nhiệm, có nhiều đối tượng tôi cần phải đặc biệt quan tâm: Một em bố mẹ bỏ đi, buộc phải sống với cô và dượng, luôn đến trường trong tình trạng tay chân chằng chịt vết roi, thích gây sự, đánh nhau với bạn bè, chỉ hành động theo ý thích cá nhân mà không quan tâm đến mối trường xung quanh, không chịu viết bài, không làm bài tập mặc dù em rất thông minh. Một em khuyết tật về trí tuệ, em không kiểm soát được hành vi của mình, khả năng đưa ra quyết định kém, giải quyết vấn đề không hiệu quả và không thể tự mình chăm sóc bản thân. Một em bố mẹ đi làm xa, phải sống với ngoại, không thích hoạt động nhóm, hay làm việc riêng trong giờ học, ít tiếp xúc, nói chuyện với bạn bè. Một em phải sống trong một gia đình bố mẹ “ghép nối”. Em chưa có kỹ năng bảo vệ đồ dùng học tập, em rất thích xé vở. Tôi có hỏi em tại sao thích xé vở? Em trả lời tôi rất hồn nhiên: “Thưa cô, ba em cũng hay xé vở của em để lót nồi cơm” Một em sống xa bố mẹ, ba anh em ở cùng với nhau để đi học và điều tôi quan tâm ở đây là em có biểu hiện ham thích đồ của các bạn trong lớp, hay tò mò xem trong cặp của bạn có những gì. Phải chăng đây là do hoàn cảnh gia đình đã tác động đến việc hình thành kỹ năng tốt trong cuộc sống của các em? + Về phía nhà trường: Một số cán bộ, giáo viên thiếu thiện cảm, sử dụng các biện pháp giáo dục chưa hợp lí. Việc đánh giá kết quả, khen thưởng, kỷ luật đôi khi chưa kịp thời, chưa đúng lúc +Về phía xã hội: Sự tác độ của cơ chế thị trường, sự phát triển của khoa học công nghệ đã tác động mạnh vào lối sống của các em, xem nhẹ lời khuyên của cha mẹ, thầy cô dẫn đến những biểu hiện lệch lạc về chuẩn mực đạo đức. Như vậy có thể thấy rằng: Chuyên đề an toàn giao thông đường bộ cho học sinh Những thuận lợi đó cũng góp phần không nhỏ vào việc hình thành những kỹ năng tốt cho học sinh, và để những kỹ năng đó hoàn thiện hơn,tôi đã đưa ra những giải pháp sau: 3. Nội dung và hình thức của giải pháp. 3.1. Mục tiêu của giải pháp. - Giúp học sinh sống một cách an toàn, khoẻ mạnh có khả năng thích ứng với biến đổi của cuộc sống hàng ngày. - Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi. - Bồi dưỡng thái độ tự giác tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội; hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương đất nước; có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng tự nhiên và xã hội. 3.2 Nội dung và cách thực hiện giải pháp. 3.2.1 Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống qua các phương pháp dạy học + Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh gắn với thực tiễn, có tài liệu bổ trợ phong phú, luôn tạo cho các em tính chủ động, tích cực, hứng thú trong học tập; phát huy tính sáng tạo, tạo được bầu không khí cởi mở thân thiện của lớp của trường. Trong giờ học, tôi tạo cơ hội cho các em được nói, được trình bày trước nhóm bạn, trước tập thể, nhất là các em được mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò. Nâng cao hiệu quả quản lý lớp học, nâng cao chất lượng giáo dục. Được sự đồng tình của gia đình học sinh và xã hội. - Đối với nhà trường, gia đình, cộng đồng, xã hội thì nhà trường trở thành môi trường học thân thiện, an toàn, tạo được niềm tin đối với xã hội, đào tạo được những công dân tốt, giảm thiểu được các tệ nạn xã hội, bạo hành, bạo lực, góp phần tạo nên gia đình hạnh phúc, xã hội phồn vinh. 3.2.2.3 Một số nhóm biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực - Nhóm biện pháp thay đổi cách cư xử với bạn trong lớp. Chia sẻ qua nhịp cầu bè bạn: Là giúp cho học sinh hướng tới những điều lạc quan tích cực trong cuộc sống ngay cả khi gặp khó khăn, chán nản. Tạo điều kiện cho những học sinh ngại giao tiếp trước đám đông cũng có thể bày tỏ ý kiến của mình qua nhịp cầu bè bạn. Khi áp dụng biện pháp này giáo viên phải lưu ý học sinh biết ghi nhận điểm tốt của bạn thay vì chỉ nhìn thấy những điểm chưa tốt của bạn. Phiếu khen: Việc khen ngợi, động viên đặc biệt quan trọng đối với học sinh cá biệt hay học sinh có những hành vi vô kỉ luật trong lớp. Không bỏ qua bất kì một cử chỉ đáng khen nào. Tìm mọi cơ hội để khen ngợi các em. Đây là một hình thức động viên về tinh thần rất giá trị và hiệu quả.Các em sẽ nhanh nhẹn hơn, có đạo đức tốt hơn, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự tin hơn trong cuộc sống. Gửi thư khen về nhà: Giúp học sinh thấy tự tin và làm cho các em có tính tự lập, có trách nhiệm với công việc được giao, tạo sự gần gũi thân thiện giữa học sinh với giáo viên, cha mẹ học sinh và giáo viên. - Nhóm biện pháp quan tâm đến những khó khăn của học sinh Tổ chức trò chơi công nhận đặc điểm tốt của học sinh: Giúp các em tăng thêm lòng tự tin với bản thân và khuyến khích các em nhìn nhận những mặt tích cực của các bạn khác, có cảm giác được thừa nhận và khen thưởng trong một tập thể đều có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến thái độ và cách xử sự của các em. Tổ chức điều tra: Hoạt động này tạo cơ hội cho học sinh có thể bày tỏ những nhu cầu của các em và giúp giáo viên hiểu hơn về học sinh của mình. Đặt mình vào hoàn cảnh của người khác: Chia sẻ một tình huống cụ thể. Nguyên nhân dẫn đến nỗi buồn, niềm vui (khách quan, chủ quan), chia sẻ với nhau về mục đích hoạt động. - Nên lắng nghe xem xét vấn đề từ học sinh. Giúp học sinh làm rõ vấn đề và cùng các em tìm cách giải quyết. - Nhóm biện pháp tăng cường sự tham gia của trẻ. hoàn toàn không gò bó áp đặt. Để hình thành những kiến thức và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh qua môn Tiếng Việt, người giáo viên cần phải vận dụng nhiều phương pháp dạy phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh như: thực hành giao tiếp, trò chơi học tập, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp tổ chức hoạt động nhóm, phương pháp hỏi đáp,Thông qua các hoạt động học tập, được phát huy trải nghiệm, rèn kỹ năng hợp tác, bày tỏ ý kiến cá nhân, đóng vai,học sinh có được cơ hội rèn luyện, thực hành nhiều kỹ năng sống cần thiết. Ví dụ: Qua bài 23A: Vì sao Sói bị Ngựa đá? – Tài liệu hướng dẫn học Tiếng Việt tập 2A. Sau khi các em tìm hiểu bài, tôi yêu cầu học sinh rút ra được ý nghĩa của câu chuyện qua đó giáo dục cho các em kỹ năng ứng phó với tình huống bất ngờ và kỹ năng bảo vệ bản thân. Học sinh thảo luận nhóm trong tiết học Ở môn Đạo đức, để các chuẩn mực đạo đức trở thành tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen của học sinh. Tôi sử dụng phương pháp dạy học đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập phong phú, đa dạng như: kể chuyện theo tranh; quan sát tranh ảnh, băng hình, tiểu phẩm; phân tích, xử lí tình huống; chơi trò chơi, đóng tiểu phẩm, múa hát, đọc thơ, vẽ tranh,Sử dụng nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: học theo nhóm, theo dự án, đóng vai, trò chơi,Và chính thông qua việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực đó, học sinh đã được tạo cơ hội để thực hành, trải nghiệm nhiều kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi. Đó là lối sống lành mạnh, các hành vi ứng xử phù hợp với nền văn minh xã hội, hành vi như gọn gàng, ngăn nắp, nói lời đẹp, chăm sóc bố mẹ, ông bà, hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ với bạn của mình khi yêu cầu điều gì đó với học sinh. Trong các tiết chào cờ, tôi luôn khuyến khích các em xung phong trả lời những câu hỏi mà cô Tổng phụ trách đưa ra. Luôn lắng nghe các nội dung, hoạt động cần làm trong tuần, trong tháng. Nhờ vậy các em mạnh dạn dần và thực hiện tốt các phong trào. Không những thế, tôi còn khuyến khích các em cùng chia sẻ những cảm nhận, những suy nghĩ, những quan sát của mình với cô với bạn một cách thoải mái, tự nhiên không gò bó, áp đặt. Hoặc ở giờ ra chơi bản thân cùng các em tham gia những trò chơi dân gian, trò chơi giúp các em phát triển trí tuệ (Cờ vua,) Học sinh tham gia trò chơi Ngoài ra, tôi tranh thủ đọc sách cho các em nghe trong mọi tình huống như những lúc sinh hoạt đầu giờ, hoặc đọc sách các em nghe trong giờ sinh hoạt lớp.Tăng cường kể cho các em nghe các câu chuyện cổ tích, câu chuyện trong bài tập đọc, bài thơ,luôn khuyến khích các em tìm sách trong góc thư viện của lớp để đọc qua đó rèn luyện đạo đức cho các em, giúp các em hoàn thiện mình, biết yêu thương bạn bè, yêu thương con người.Tạo hứng thú cho các em qua các truyện bằng tranh tùy theo lứa tuổi, gợi mở tính tò mò, ham học hỏi, phát triển khả năng thấu hiểu ở trẻ.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_luyen_ky_nang_son.docx