Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng học sinh giỏi cho các em đồng bào dân tộc thiểu số Lớp 2

docx 11 trang sangkienhay 06/02/2024 2550
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng học sinh giỏi cho các em đồng bào dân tộc thiểu số Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng học sinh giỏi cho các em đồng bào dân tộc thiểu số Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng học sinh giỏi cho các em đồng bào dân tộc thiểu số Lớp 2
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 I.1. Lý do chọn đề tài:
 Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm được 
xem là một trong những nhiệm vụ không thể thiếu đối với người giáo viên. 
 Thông tư 21 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định trong việc hướng dẫn tổ 
chức thi giáo viên dạy giỏi các cấp đã đưa việc viết Sáng kiếm kinh nghiệm thành 
một nội dung dự thi chính thức. Điều đó có nghĩa là viết sáng kiến kinh nghiệm 
rất cần thiết đối với cán bộ - giáo viên.
 Năm học 2013 – 2014, tôi được nhà trường phân công nhiệm vụ bồi dưỡng 
cho học sinh giỏi khối lớp 1, 2 và 3 của trường. Đây là một nhiệm vụ hết sức quan 
trọng và cũng là nặng nề với tôi. Sau thời gian nhận nhiệm vụ bồi dưỡng cho các 
em, tôi đã nhận thấy trình độ các em không đồng đều, những em thuộc người Kinh 
thì tham gia làm bài tập nâng cao khá nhanh, nắm bài tương đối tốt còn một số em 
đồng bào dân tộc thiểu số thì chậm hơn, một số quy tắc, phương pháp giải các em 
cũng không năm được.
 Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi mạnh dạn nghiên cứu và tìm ra giải 
pháp nhằm giúp các em đồng bào dân tộc thiểu số giải các dạng toán nâng cao 
trong chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi khối lớp 2 trường tiểu học Krông 
Năng. Đây cũng là nội dung của Sáng kiến kinh nghiệm mà tôi trình bày dưới 
đây:
 “Một số biện pháp nâng cao chất lượng học sinh giỏi cho các em đồng 
bào dân tộc thiểu số”
 I.2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI :
 1/ Mục tiêu: 
 Xét thấy năng lực giải Toán của một số em trong lớp 2 còn yếu nên mục 
tiêu nghiên cứu của đề tài là ứng dụng một số phương pháp giải toán ở tiểu học 
để hướng dẫn học sinh dân tộc giải các bài toán nâng cao.
 2/ Nhiệm vụ nghiên cứu : 
 Do thời gian nghiên cứu hạn chế, kinh nghiệm nghiên cứu chưa cao nên tôi 
chỉ hướng tới giải quyết các nhiệm vụ sau :
 - Nghiên cứu lý thuyết về các phương pháp giải toán ở tiểu học, tham khảo 
các tài liệu có liên quan. Tìm hiểu thực trạng về những khả năng của các em học 
sinh dân tộc trong việc tiếp thu kiến thức về môn toán.
 - Tìm hiểu thực tế việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán của giáo viên 
chủ nhiệm cho học sinh dân tộc ở trường tiểu học Krông Năng để đưa ra những 
lý giải cho vấn đề nghiên cứu.
 1 II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
 Trong dạy bồi dưỡng học sinh giỏi toán ở lớp 2, không chỉ đơn thuần là dạy 
cho học sinh giải các bài tập nâng cao mà cần phải cung cấp cho các em một số 
phương pháp giải có hệ thống để các em biết cách giải, nhớ lâu và ứng dụng tốt 
hơn. Do vậy khi dạy giải toán cần chú ý tới các điểm sau:
 + Sự hiểu biết của học sinh đối với bài toán.
 + Ngôn ngữ toán học dùng trong các bài toán.
 + Khả năng đọc của học sinh.
 Vì thế cần có ba mức độ trong việc tổ chức dạy học giải toán:
 + Mức độ 1: Hoạt động chuẩn bị cho giải toán.
 + Mức độ 2: Hoạt động làm quen với giải toán.
 + Mức độ 3: Hoạt động hình thành kĩ năng giải toán.
 a, Các hoạt động chuẩn bị cho giải toán: 
 - Trong nhiều trường hợp học sinh cần được rèn luyện làm quen với hoạt 
động giải toán thông qua hoạt động với nhóm đồ vật, tranh ảnh, hình vẽ.
 - Các bài toán liên quan đến các đại lượng là một phần quan trọng trong 
giải toán tiểu học. Vì thế học sinh cần được rèn luyện kĩ năng thao tác đo đại 
lượng, tính toán trên các số đo đại lượng.
 Việc giải bài toán hợp thực chất là giải các bài toán đơn. Vì vậy việc dạy 
kỹ các bài toán đơn là một công việc chuẩn bị tốt cho việc giải các bài toán hợp.
 b, Hoạt động làm quen với giải toán:
 Trong việc dạy giải toán ở tiểu học, giáo viên cần giải quyết 2 vấn đề sau:
 - Làm cho học sinh nắm được các bước cần thiết của quá trình giải toán và 
rèn luyện kĩ năng thực hiện các bước đó một cách thành thạo, được tiến hành theo 
4 bước sau:
 Bước 1: Tìm hiểu kỹ đề bài 
 Bước 2: Lập kế hoạch giải 
 Bước 3: Thực hiện kế hoạch giải 
 Bước 4: Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải.
 - Làm cho học sinh nắm được và có kỹ năng vận dụng các phương pháp 
chung cũng như thủ thuật giải toán vào việc giải các bài toán một cách có hiệu 
quả.
 c, Hình thành và rèn kĩ năng giải toán:
 Để hình thành năng lực khái quát hoá và kỹ năng giải toán, rèn luyện năng 
lực sáng tạo trong học tập, cần tiến hành các hoạt động sau:
 3 II.3. GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP:
 a. Mục tiêu của giải pháp:
 Mục tiêu của giải pháp này là sử dụng một số phương pháp giải toán tiểu 
học để hướng dẫn học sinh dân tộc giải toán giúp các em hiểu bài hơn, nâng cao 
chất lượng học sinh giỏi môn toán hơn trước. Xây dựng cho học sinh một hình 
thức học tập vui tươi, thân thiện trong học tập nhằm phát huy tính độc lập sáng 
tạo của học sinh. Phát huy tốt những kỹ năng tiềm tàng sẵn có trong mỗi cá nhân 
các em.
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
 * Sử dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng:
 Trong giải toán ở lớp 2, phương pháp sơ đồ đoạn thẳng có vai trò đặc biệt 
quan trọng. Nhờ sử dụng sơ đồ đoạn thẳng một cách hợp lý, các khái niệm và 
quan hệ trừu tượng được biểu thị trực quan hơn. Ngoài chức năng tóm tắt bài 
toán, sơ đồ đoạn thẳng còn giúp trực quan hoá các suy luận, làm cơ sở tìm ra lời 
giải toán. 
 Đặc biệt với các em học sinh dân tộc dùng đoạn thẳng thì dễ hiểu hơn, các 
em dễ định hình cách giải hơn thông qua sơ đồ mà giáo viên hướng dẫn.
 Ví dụ :
 Ngăn trên có 32 quyển sách, ngăn dưới có ít hơn ngăn trên 4 quyển sách. 
Hỏi cả hai ngăn có bao nhiêu quyển sách?
 Ở bài này, giáo viên cần tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng vừa diễn 
giải cách thiết lập sơ đồ từng bước cho các em. dựa trên biểu tượng sơ đồ, các em 
sẽ định hình tưng bước để giải:
 Tóm tắt: 32 q
 Số sách của ngăn trên: 
 ?q
 Số sách của ngăn dưới:
 4 q
 Khi hướng dẫn cho học sinh giỏi, giáo viên chỉ cần hướng dẫn sơ đồ trên 
và cho các em tự tìm phương án giải (Có thể các em giải bằng hai phép tính hoặc 
giải bằng phép tính gộp).
 Nhưng với các em học sinh dân tộc, giáo viên phải hướng dẫn thêm một 
bước nữa, đó là hình thành tìm ngăn sách dưới qua cách vẽ sơ đồ:
 Tóm tắt: 32 q
 Số sách của ngăn trên: 
 ?q
 Số sách của ngăn dưới:
 4 q
 ?q
 5 kiểm tra mức độ thuộc và nhớ sâu những bảng cửu chương hoặc đánh giá kiến 
thức của từng em.
 Ví dụ : khi dạy bảng nhân 5. Sau khi cho học sinh học thuộc, giáo viên dùng 
phương pháp nối số để kiểm tra mức độ thuộc bài của học sinh như sau :
 6 x 4 4 x 6 5 x 6
 24 30 35
 10 x 3 5 x 7 7 x 5
 Có thể khẳng định rằng đối với học sinh dân tộc thì đây được xem là một 
trong những phương pháp khá hiệu quả trong việc nhận xét đánh giá chất lượng 
hiểu bài của học sinh. Chính vì thế ở các dạng bài toán về bản cửu chương giáo 
viên có thể áp dụng.
 Hoặc ở dạng toán “Xem đồng hồ” giáo viên cũng có thể áp dụng phương 
pháp này vào các bài tập xem giờ:
 Đề bài: em hãy quan sát và nối các câu chỉ giờ với mỗi đồng hồ để có giờ 
đúng nhất
 12 giờ 10 giờ 10 phút 4 giờ 40 phút 11 giờ 5 phút
 * Phương pháp ghép hình để xác định hình:
 Lớp 2, việc dạy học sinh nhận biết về hình và các đặc điểm của hình được 
sách giáo khoa dùng các ô vuông nhỏ để hình thành kiến thức cho các em. Đây có 
thể nói là phương pháp cơ bản nhất giúp xác em nhận biết về một loại hình nào 
đó như hình vuông, hình chữ nhật, thông qua các ô vuông nhỏ, các em có thể 
đếm, đo để xác định độ dài các cạnh rồi kết luận đó là hình gì.
 Ví dụ khi dạy bài hình vuông, giáo viên chỉ cần sử dụng bảng có ô vuông 
để hình thành khái niệm về hình vuông cho học sinh. Nhưng với học sinh dân tộc 
thì việc hình thành qua các ô vuông như thế là chưa đủ mà người giáo viên cần 
 7 thuyết giảm xuống còn khoảng 15-20 phút. Điều này chứng tỏ những phương 
pháp trên là có hiệu quả hơn trước.
 - Tính thần học tập của cả lớp phấn chấn hơn, đồng đều hơn, nhìn nét mặt 
của các em sau tiết toán có phần rạng rỡ, vui tươi hơn. Không còn tình trạng buồn 
hoặc im lặng như trước. Một số em có biểu hiện chăm chỉ hơn, cùng với bạn trao 
đổi rất nhiệt tình những bài toán lỡ làm sai trong giờ học để rút kinh nghiệm.
 Những kết quả trên tuy chưa phải là nhiều hoặc nâng cao toàn diện được 
chất lượng học tập của ác em. Nhưng đây là những tín hiệu vui, đáng quan tâm để 
thúc đẩy tôi tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu để sau này đưa ra những biện pháp mới 
hơn, khả thi hơn giúp cho các em học sinh dân tộc nắm được bài tốt như những 
em học sinh khác.
 Kết quả khảo sát đầu năm:
TSHS Giỏi Khá TB Yếu
 18 1 10 6 2
 Kết quả sau khi khảo nghiệm:
 TSHS Giỏi Khá TB Yếu
 18 6 10 2
 9 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 1. Sách giáo khoa môn Toán lớp 2– Nhà xuất bản giáo dục 2011
 2. Đào Tam, Thực hành phương pháp dạy học toán ở tiểu học – Nhà xuất 
bản Đà Nẵng 2006.
 3. Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học (tài liệu bồi dưỡng giáo viên 
nhà xuất bản giáo dục 2005 ).
 5. GS.TS Đào Tam, Phạm Thanh Thông, Hoàng Bá Thịnh - thực hành 
phương pháp dạy học toán ở tiểu học – Nhà xuất bản Đà Nẵng.
 6. Một số thông tin, tài liệu trên Internet.
 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_h.docx