Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm cho HS Lớp 2 trường TH Phú Cát
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm cho HS Lớp 2 trường TH Phú Cát", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm cho HS Lớp 2 trường TH Phú Cát

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm cho học sinh lớp 2 Lĩnh vực: Lĩnh vực khác Cấp học: Tiểu học Tên tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phú Cát Chức vụ: Tổ trưởng tổ 2 4. Thời gian thực hiện và phạm vi áp dụng đề tài. - Thời gian thực hiện: Đề tài này tôi được thực hiện từ tháng 09 năm 2020 đến tháng 05 năm 2021 - Áp dụng rộng rãi đối học sinh Trường Tiểu học Phú Cát. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Tên đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm cho học sinh lớp 2” 1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu Trong quá trình giảng dạy nhiều năm ở khối 2, tôi nhận thấy các em học sinh được bố mẹ quan tâm, tạo điều kiện học tập. Các em có trí thông minh nhanh nhạy, có óc tưởng tượng phong phú đó là tiền đề cho việc đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học. Ngoài ra, việc quan tâm bồi dưỡng thay đổi phương pháp dạy học, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học cũng đã góp phần làm cho cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh hứng thú hơn. Tuy nhiên, qua tìm hiểu kết quả cuối năm lớp 2, tôi thấy có một số học sinh sức học khá tốt nhưng kết quả chưa cao. Ngoài ra, tư duy của một số học sinh còn hạn chế, thiếu linh hoạt. Trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều, có em tiếp thu chậm, tiếp thu bài một cách máy móc, học bài một cách thụ động. Nhiều em chưa tự tin, mạnh dạn trong việc hợp tác nhóm hay trình bày ý kiến cá nhân, các em cũng ngại đưa ra lời nhận xét bạn. Khả năng tự học của các em còn hạn chế. Bên cạnh đó, việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa mang lại kết quả cao, các hình thức dạy học còn đơn điệu, sự đầu tư vào bài giảng của giáo viên đôi lúc còn chưa thực sự tâm huyết, chưa tạo được hứng thú cho học sinh hay nói cách khác là chưa làm sao để cho các em học sinh thích thú khi học. Hình thức tổ chức dạy học của giáo viên chưa phong phú. Có thể nói cách dạy và học như trên đã gây ảnh hưởng không nhỏ đối với chất lượng dạy và học, đồng thời hạn chế việc phát triển trí tuệ của học sinh khi học. Điều này khiến tôi trăn trở làm thế nào để kích thích, gây hứng thú cho học sinh lớp 2. Xuất phát từ những lí do trên tôi đã khảo sát và tìm giải pháp để nâng cao chất lượng trong dạy học theo nhóm ở lớp 2. Khảo sát mức độ hứng thú của học sinh đầu năm Mức độ hứng thú Năm học Sĩ số Rất hứng thú Chưa hứng thú Hứng thú Bình thường 2020-2021 33 7 HS = 21,2% 8 HS=24,2% 10HS =30,3% 10HS = 30.3,% + Trong quá trình thảo luận nhóm thường có rất nhiều ý kiến khác nhau. Vấn đề khó ở đây là phải thống nhất được các ý kiến đó lại để đi đến kết luận chung cho tình huống đặt ra. Vì vậy, tình huống đặt ra nếu không rõ ràng dễ dẫn đến các ý kiến lan man, lạc chủ đề và kết quả là không rút ra được kết luận cuối cùng. - Việc lựa chọn nội dung rất quan trọng. Nội dung quá khó hoặc quá dễ đối với học sinh đều ảnh hưởng đến hoạt động thảo luận của học sinh. Lựa chọn vấn đề thảo luận phải phù hợp, có tính chất kích thích tính tích cực chủ động làm việc của học sinh. Nội dung thảo luận phải là vấn đề chính của bài học, vấn đề có thể có nhiều hướng khai thác khác nhau, nhiều cấp độ nhận thức khác nhau. Thường là loại cấp độ phát hiện và suy luận. - Giáo viên phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi , bài tập và đồ dùng đầy đủ trước khi giao nhiệm vụ. - Nêu và giải thích mục tiêu làm việc, giao nhiệm vụ cho từng nhóm làm việc để mỗi thành viên trong nhóm hiểu được công việc cần phải làm và mô tả một cách cụ thể cách thực hiện các nhiệm vụ đó. Cần lưu ý là nếu không đề ra nhiệm vụ rõ ràng thì không có được kết quả thuyết phục. Những mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung làm việc theo nhóm có thể được viết ra giấy và phát cho mỗi nhóm. Lựa chọn cách chia nhóm phù hợp với nội dung thảo luận. + Nếu việc tổ chức nhóm không tốt, việc phân công công việc trong nhóm không rõ ràng, cụ thể . Do đó học sinh này thường học tốt và nhanh nhẹn hơn các thành viên khác trong nhóm. Như vậy sẽ dẫn đến sự phát triển đồng đều trong quá trình học tập. - Việc xác định số lượng người của mỗi nhóm phù hợp với từng nhiệm vụ. Thực hiện việc chia nhóm theo những cách: ngẫu nhiên (phát bìa, thẻ, điểm số...), theo sự chỉ định của giáo viên hoặc theo sở thích của người học. + Nhóm nhỏ: 2 - 3 học sinh + Nhóm vừa: 4 - 6 học sinh - Tùy thuộc vào mục đích sư phạm và yêu cầu của vấn đề học tập mà ta có nhiều cách chia nhóm. Khi thành lập nhóm cần lưu ý khả năng làm việc của các thành viên, trình độ học lực của các cá nhân trong nhóm và mối quan hệ giữa các thành viên. - Tùy vào tình hình mà giáo viên có thể hoặc không cần chọn nhóm trưởng. Nhóm trưởng phải là người có kết quả học tập tốt, có ý thức giúp đỡ các thành viên trong nhóm. - Cần rèn luyện cho học sinh kỹ năng hợp tác nhóm bao gồm: kỹ năng hiểu Biện pháp 2:. Quy định thời gian hoạt động nhóm. + Sự hạn chế về thời gian, trong 35- 40 phút của một tiết học, người giáo viên có nhiệm vụ chuyển tải nhiều nội dung khác nhau của bài học. Nếu thì giờ dành cho việc thảo luận nhiều, giáo viên sẽ không dạy hết bài, nếu thảo luận với thời gian quá ngắn, sẽ không có kết quả như mong muốn.Thông thường nhóm cần được duy trì sao cho đủ thời gian để các thành viên hiểu nhau, có được các kỹ năng cần thiết để cùng khám phá và đi đến thống nhất kết luận chung. Không nên duy trì quá lâu dễ gây ra sự nhàm chán, dẫn đến tình trạng trì trệ, thiếu năng động, dựa dẫm vào nhau, cong vẹo cột sống, Biện pháp 3: Tổ chức quản lí nhóm. Rất nhiều trường hợp tổ chức thảo luận nhóm không thành công, trong đó nguyên nhân chính thường do giao nhiệm vụ cho các thành viên không rõ ràng, phân công không hợp lí. Nhiệm vụ được giao thì quá nhiều trong khi thời gian để làm thì quá ít. Trong những lần như thế, thảo luận nhóm đa phần chỉ mang hình thức đối ph ó, không có giá trị thiết thực. Vì thế, khi tổ chức chia nhóm, cần chú ý giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong nhóm. Mỗi nhóm phải có thư kí để tổng hợp ý kiến của các thành viên trong nhóm. Học sinh được giao nhiệm vụ này phải là những học sinh xuất sắc, tích cực, năng động, có khả năng tổng hợp và trình bày vấn đề trước tập thể. Đây là kỹ năng quan trọng cần được rèn luyện thường xuyên. Kỹ năng này rất có ích cho các em sau này khi bước vào đời. Vì thế, giáo viên cũng nên tạo cơ hội cho tất cả được thử sức, không nên quá tập trung vào một em duy nhất. Nhóm phải quy định rõ trách nhiệm cụ thể của từng vị trí trong nhóm, xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa các thành viên trong nhóm. * Lưu ý nhóm trưởng và các thành viên trong nhóm cần thay đổi thường xuyên tạo nên sự tự tin trong khi làm việc nhóm. Biện pháp 5: Trình bày kết quả thảo luận Khi kết thúc quá trình thảo luận, mỗi nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận của nhóm. Thường, công việc này do thư kí nhóm trình bày. Tùy vào điều kiện, giáo viên có thể cho các nhóm tham gia phản biện. Khi ấy, giáo viên chính là trọng tài có nhiệm vụ dẫn dắt, định hướng vào đề tài, tránh lệch hướng. Giáo viên cần có nhũng nhận định đánh giá như khen hoặc chê đứng mực để động viên, khuyến khích các nhóm cũng như cả lớp. Tôi luôn tạo tạo ra không khí vui vẻ, cởi mở khi đánh giá kết quả thảo luận nhóm. Nếu có nhóm chưa làm việc đạt yêu cầu tôi thường nhắc nhở, tạo cơ hội cho các em vươn lên trong hoạt động sau. Biện pháp 6: Tổng kết đánh giá Tổng kết đánh giá là khâu cuối cùng của hoạt động thảo luận. Vấn đề cốt lõi của khâu này là phải tìm ra được vấn đề , có thể xem như chân lý mà mỗi nhóm đã đạt được hoặc chưa đạt được. Ngoài ra cũng cần đánh giá khả làm việc của nhóm: Các nhóm làm việc có khoa học hay không? Những ai tích cực, những ai lười biếng, hay làm chuyện riêng, cần rút kinh nghiệm gì?... Giáo viên nên nhận xét cụ thể, khách quan và tốt nhất nên cho điểm để khích lệ tinh thần học tập của các em. * Một số chú ý khi tổ chức hoạt động nhóm +. Thành phần nhóm - Tùy thuộc vào mục đích sư phạm và yêu cầu của vấn đề học tập mà ta có nhiều cách chia nhóm. Khi thành lập nhóm cần lưu ý khả năng làm việc của các thành viên, trình độ học lực của các cá nhân trong nhóm và mối quan hệ giữa các thành viên. hỏi để giúp học sinh phát hiện vấn đề và tăng hứng thú thảo luận. + Đánh giá hoạt động nhóm Việc đánh giá quá trình và kết quả hoạt động nhóm là một nhiệm vụ quan trọng giúp mang lại hiệu quả cho hoạt động dạy học theo nhóm. Giáo viên cần phải: - Quan sát thái độ học tập và làm việc trong các nhóm. - Đánh giá sự tiến bộ của nhóm trên cơ sở thu thập những thông tin về sự tiến bộ của mỗi thành viên trong nhóm (đặc biệt là chỉ số tiến bộ hay chỉ số cố gắng của nhóm). - Có điểm thưởng hợp lí cho sự tiến bộ của các thành viên trong nhóm. - Khen ngợi những thành viên đã đóng góp giúp cho nhóm tiến bộ. + Rút kinh nghiệm tương tác nhóm Dạy học theo phương thức hợp tác nhóm là giáo viên tổ chức cho học sinh đối diện nhau trong nhóm học tập cùng trao đổi, chia sẻ, tìm tòi những kinh nghiệm, những kiến thức hay giải quyết nhiệm vụ học tập được giao. Trong khi đó, giáo viên bao quát, theo dõi hoạt động của học sinh và sẵn sàng làm cố vấn, trọng tài hay hỗ trợ các nhóm khi cần thiết. 2. 3 Một số ví dụ minh hoạ : Ví dụ : Dạy bài: Mở rộng vốn từ : Từ ngữ về Bác Hồ. Dấu chấm,dấu phẩy Bài tập 1: Tôi cho HS thảo luận theo nhóm đôi trong trời gian 2 phút , sau đó chọn 2 đội chơi tiếp sức ( mỗi đội 4 em). Thi đua lên điền các từ ngữ vào ô trống . Các HS dưới lắng nghe một bài nhạc đó cũng là thời gian thi. Bài tập 2: Tôi cho HS làm việc theo nhóm 4. Bài tập 3: HS làm việc cá nhân. Tôi chia nhóm cố đinh: bàn trên quay xuống bàn dưới. Trước khi chia nhóm, tôi gọi 1 em đọc yêu cầu bài tập trong SGK. Các nhóm ổn định xong, như thường lệ các em bầu các thành viên trong nhóm, nhóm nào bầu xong thì vỗ tay để GV biết là nhóm đó đã chuẩn bị xong. Tôi giao thời gian làm việc trong 5 phút -> Các nhóm làm bài -> Giáo viên quan sát, nếu thấy các nhóm còn lúng túng thì gợi ý. Các nhóm trình bày, vì cùng nhiệm vụ nên tôi chỉ cho đại diện 2 nhóm lên trình bày -> Các nhóm khác nhận xét, Giáo viên chốt lời giải đúng. Tuyên dương. người giám sát. Gọi đại diện một nhóm đọc yêu cầu: Quan sát tranh và cho biết nhân vật trong các bức tranh đang làm gì? Chỉ và nói tên những thứ có thể gây ngộ độc cho mọi người trong gia đình( đặc biệt là em bé) Quy đinh thời gian: các nhóm làm việc trong thời gian 5 phút. Các nhóm thảo luận xong, gọi đại diện các nhóm lên trình bày, mỗi nhóm nói một tranh. Để các em chủ động trong khi báo cáo, tôi có thể gọi thư kí lên báo cáo.Trong khi các nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét và bổ sung, nếu trùng thì các nhóm vỗ tay. Giáo viên kết luận và tuyên dương nhóm làm tốt. Tóm lại: Ngoài những kinh nghiệm như trình bày ở trên, khi vận dụng giáo viên cần nghiên cứu, lựa chọn và phối hợp nhịp nhàng với các phương pháp khác sao cho phát huy được khả năng học tập cao nhất của học sinh và giờ học nhẹ nhàng nhưng hiệu quả để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui 3. Điều kiện để thực hiện giải pháp. - Các thành viên phải nắm vững nhiệm vụ trong làm việc theo nhóm và tiến trình, lịch làm việc.Việc giao nhiệm vụ của giáo viên phải rõ ràng, cụ thể, chặt chẽ và cần có sự chuẩn bị chu đáo về đề tài làm việc. - Các thành viên tham gia làm việc theo nhóm cần có thái độ làm việc nghiêm túc, tích cực.Thái độ làm việc thiếu tích cực của một vài thành viên, coi thời gian làm việc theo nhóm như là một khoảng thời gian xả hơi, làm việc khác mà không tập trung vào đề tài sẽ làm ảnh hưởng xấu đến kết quả làm việc. Trong trường hợp này giáo viên cần uốn nắn và đưa ra những yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể hơn. - Nhiệm vụ cần giao cho học sinh phải rõ ràng, xác định rõ thời gian thảo luận cho học sinh biết. - Trong khi học sinh làm việc, giáo viên phải theo dõi, điều chỉnh kịp thời khi nhóm chưa hiểu rõ vấn đề. - Chuẩn bị kĩ lưỡng kế hoạch dạy học, lựa chọn những nội dung thực sự phù hợp với hoạt động nhóm. - Tạo thói quen hoạt động nhóm cho từng học sinh và học sinh phải biết được vai trò của mình đối với nhóm.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm cho HS Lớp 2 trường TH.pdf