Sáng kiến kinh nghiệm Kĩ năng tổ chức trò chơi học tập để dạy các môn học ở bậc Tiểu học

doc 17 trang sangkienhay 22/11/2023 2870
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kĩ năng tổ chức trò chơi học tập để dạy các môn học ở bậc Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kĩ năng tổ chức trò chơi học tập để dạy các môn học ở bậc Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Kĩ năng tổ chức trò chơi học tập để dạy các môn học ở bậc Tiểu học
 I - PHẦN MỞ ĐẦU
I. 1. Lý do chon đề tài:
a. Xuất phát từ yêu cầu đạt ra trong quá trình triển khai thực hiện chuẩn kiến 
thức kĩ năng các môn học và giáo dục kĩ năng sống ở một số môn học hiện 
nay.
 Mục tiêu giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự 
phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng 
cơ bản để học sinh tiếp tục học lên Trung học cơ sở. Giáo dục Tiểu học nhằm đảm 
bảo cho học sinh có những hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con 
người, có kĩ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn 
luyện thân thể, những hiểu biết ban đầu về múa, hát, âm nhạc và mĩ thuật. Giáo 
dục Tiểu học trước hết phải làm cho học sinh thích đi học, thích đến trường, yêu 
trường, yêu lớp, yêu thầy cô giáo, yêu quý bạn bè và cảm thấy mỗi ngày đến 
trường là một ngày vui.
 Mục tiêu của giáo dục hiện nay là giúp học sinh học để biết, học để làm, học để tự 
khẳng định mình và học để cùng chung sống. Trang bị cho học sinh những kiến 
thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp trên cơ sở đó hình thành cho học sinh 
những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu 
cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày. Từ những hành 
vi cố định, chuẩn mực trong các bài học học sinh xây dựng và hình thành những kĩ 
năng sống cho mình phù hợp trong đời sống hàng ngày, giúp các em phát triển hài 
hoà về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
b. Xuất phát từ nhu cầu đặt ra trong việc đào tạo lớp người mới phục vụ công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
 Giáo dục phải nhằm đào tạo nhưng con người Việt Nam có lý tưởng độc lập dân 
tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức tốt đẹp của dân tộc, có năng lực, bản lĩnh để 
thích ứng với những biến đổi của xã hội trong nền kinh tế thị trường, những yêu 
cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Toàn bộ hệ thống giáo dục 
phải hướng vào mục tiêu đào tạo những con người có kiến thức, văn hóa, khoa 
học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo, có kỹ thuật, giầu lòng yêu 
nước yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất 
nước.
 Để đạt được mục tiêu này giáo dục nhà trường đóng vai trò rất quan trọng, bên 
cạnh đó là giáo dục của xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong 
nhà trường được tốt hơn.
 Đất nước ta với nền kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập với thế giới. Do đó đòi 
hỏi những chủ nhân tương lai của đất nước phải đặt được những chuẩn mực đào 
tạo tiên tiến của thế giới phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước. Để thực hiện 
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập nền kinh tế thế giới, đòi
 hỏi phải có những con người mới có nhận thức tiên tiến, năng động, có hiểu biết, 
có trình độ khoa học kỹ thuật, có lòng yêu nước nồng nàn. Do đó giáo dục phải đào 
tạo ra những con người phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khỏe, thẩm 
 Trang 1
 chơi học tập” cho phép các cá nhân trong lớp cùng thảo luận, nghiên cứu, chia sẻ 
những băn khoăn, suy nghĩ, kinh nghiệm của mình, cùng nhau xây dựng nhận thức 
mới về các nội dung môn học. Khi hoạt động trò chơi, mỗi cá nhân có thể hiểu rõ 
trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy được điều mình cần phải học hỏi 
thêm về các nội dung của bài học. Việc tiếp thu kiến thức trở thành quá trình học 
hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên. Từ xưa bên 
cạnh câu: “Không thầy đố mày làm nên” cha ông ta đã có câu: “Học thầy không 
tày học bạn”. Thoát nhìn tưởng như học tập hợp tác mâu thuẫn với học tập cá thể 
hạn chế mức độ tích cực của mỗi cá nhân. Thực ra trong học tập hợp tác, mục tiêu 
hoạt động là chung của toàn nhóm nhưng mỗi cá nhân được phân công một nhiệm 
vụ cụ thể, trong nhóm mỗi cá nhân đều phải nỗ lực không ỷ lại. Kết quả làm việc 
của từng nhóm được trình bày thảo luận trước lớp sẽ tạo một không khí thi đua 
giữa các nhòm, đóng góp tích cực vào kết quả chung của bài học. Mô hình hợp tác 
trong xã hội đưa vào đời sống học đường có tác dụng chuẩn bị cho học sinh thích 
ứng với đời sống xã hội trong đó mỗi người sống và làm việc theo sự phân công 
hợp tác với tập thể cộng đồng. Trong xu hướng toàn cầu hóa xuất hiện nhu cầu hợp 
tác xuyên quốc gia, liên quốc gia thì năng lực hợp tác thực sự trở thành một mục 
tiêu đào tạo giáo dục nhà trường. Việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học là 
một yêu cầu bức thiết đặt ra đối với quá trình đổi mới phương pháp dạy học hiện 
nay ở tiểu học, nó phụ thuộc rất lớn vào sự đầu tư công sức, trí tuệ của người giáo 
viên trong việc chuẩn bị các điều kiện, phương tiện dạy học cũng như sử dụng và 
khai thác chúng. Trò chơi học tập là một hoạt động vừa nhẹ nhàng lại hiệu quả vì 
các em vừa được chơi vừa là học bài.
e. Xuất phát từ thực trạng việc sử dụng trò chơi học tập ở trường Tiểu học 
................. hiện nay.
 Do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc khai thác và sử dụng trò chơi học tập của 
nhiều giáo viên mà thực tế bản thân cho thấy còn nhiều hạn chế, chưa thể hiện tính 
ưu việt của nó, do chưa đổi mới phương pháp dạy học một cách triệt để; chưa coi 
trọng hoạt động học tập của học sinh là trung tâm của quá trình dạy học cho nên 
việc sửa dụng trò chơi học tập chưa phát huy hết tác dụng. Nhiều giáo viên tổ chức 
trò chơi trong học tập chưa khoa học, nên nhiều học sinh chưa thực sự làm việc chỉ 
dựa vào thành quả hoạt động của bạn khác. Việc tổ chức của giáo viên còn mang 
nặng tính hình thức nên nhiều nhóm học sinh làm việc sai mục đích dẫn đến không 
hoàn thành nhiệm vụ được giao; các thành viên trong đội 
chơi, trong lớp do tâm lý và thiếu tính tích cực nên dẫn đến mất đoàn kết. Nhiều 
học sinh còn bỡ ngỡ với hoạt động này, chưa mạnh giạn còn nể nang, tự ái cá 
nhân, chưa có ý thức tôn trọng ý kiến của bạn trong việc tham gia cho nên kết quả 
chưa đặt được yêu cầu đề ra. Một số trò chơi do giáo viên chuẩn bị chưa chu đáo 
nên tính chất của nó chỉ là vui mà nội dung học tập chưa cung cấp được là bao.
 Xuất phát từ những lý do trên tôi đưa ra sáng kiến: 
 “Kĩ năng tổ chức trò chơi học tập để dạy các môn học ở bậc Tiểu học”
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
a. Mục tiêu:
 Trang 3
 II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
II.1.Cơ sở lý luận:
 a. Cơ sở về tâm lý, sinh lý của việc dạy học.
 Đặc điểm sinh lí của trẻ em lứa tuổi từ 6 đến 11 tuổi là đi từ tư duy cụ thể tiến đến 
hình thành và phát triển tư duy trừu tượng, cho nên trong dạy học “trò chơi học 
tập” giúp các em chú ý đến trực quan, việc làm cụ thể. Đặc điểm tâm lý của học 
sinh ở lứa tuổi này là ham hiểu biết, ưa thích hoạt động, giàu trí tưởng tượng cho 
nên cách dạy học phải khêu gợi tính tò mò, phải tránh đơn điệu về hình thức hoạt 
động, phải gợi mở được vấn đề, các em được tham gia, trải nghiệm, tuy chơi 
nhưng mà học.
 Khi học tập học sinh sẽ sử dụng hết các giác quan như mắt, tai và các hoạt động 
của tay, miệng để tham gia vào việc học, do đó hình thức tổ chức dạy học mà hiệu 
quả nhất là thầy tổ chức-trò hoạt động. Học sinh ở lứa tuổi này thường hay có tính 
so sánh giữa bạn với mình, do đó cần tổ chức cho các em có cơ hội để khẳng định 
mình trong lớp bằng những việc làm cụ thể, để các em tự đánh giá cho mình cho 
bạn từ đó phấn đấu để bằng bạn, phấn đấu để giữ danh hiệu trong nhóm- trong lớp, 
vì thế phương pháp dạy học phải linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng học sinh, 
chính các em sẽ đánh giá kết quả học tập của mình thông qua hoạt động nhận xét 
cho bạn sau mỗi hoạt động học tập.
b. Cơ sở về quan hệ hợp tác trong xã hội. 
 Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường có tác dụng chuẩn bị 
cho học sinh thích ứng với đời sống xã hội trong đó mỗi người sống và làm việc 
theo sự phân công hợp tác với tập thể cộng đồng. Việc tổ chức dạy học trò chơi 
học tập nó rèn luyện tính tự chủ và sáng tạo của học sinh có những hoạt động học 
sinh tự làm giáo viên không cần can thiệp trực tiếp vào. Tạo ra cơ hội để học sinh 
hoà nhập với cộng đồng: Học sinh tập lắng nghe ý kiến của người khác, tập thể 
hiện quan điểm của chính mình. Tạo điều kiện để học sinh phát huy hết khả năng 
của mình theo hướng phân hoá trong dạy học, có những nhiệm vụ lại nhiều nhiệm 
vụ nhỏ cần phân chia mỗi người làm một việc nhỏ theo một dây truyền hoàn hảo 
để rồi hoàn thành một nhiệm vụ chung. Giúp các em biết được có những nhiệm vụ 
cần có sự hợp tác của nhiều người, đó là tinh thần đoàn kết, đó là sự cần thiết phải 
có sự giúp đỡ của những người xung quanh, từ đó tạo vốn kĩ năng sống cho các em 
là trong gia đình cũng như trong xã hội đôi lúc cần có sự đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ 
lẫn nhau trong công việc. Đất nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập quốc tế 
vì vậy hợp tác quốc tế là vấn đề tất yếu để thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường; 
các em là những chủ nhân của nước nhà trong tương lai, vì thế trong trường học 
cần tạo và hình thành cho các em thói quen, kĩ năng trong việc “quan hệ hợp tác” 
với đối tác để hoàn thành nhiệm vụ chung. Từ các hoạt động tưởng chừng là vui 
chơi nhưng nó lại mang lại những thông điệp về tri thức, giá trị nghệ thuật cao, 
chơi chỉ là phương tiện để đạt được mục đích khác. 
c. Cơ sở về đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học.
 Trong định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, việc coi trọng và 
khuyến khích dạy học trên cơ sở phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, độc lập 
của học sinh để giúp cho học sinh tự phát hiện, tự giải quyết các vấn đề của bài 
 Trang 5
 tượng học sinh và hoàn cảnh địa phương nhằm đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng 
đã quy định. 
-Công văn 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 “V/v Hướng dẫn điều 
chỉnh nội dung dạy học GDPT” có nêu điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng 
cắt giảm các nội dung quá khó, trùng lặp để giáo viên và học sinh dành thời gian 
cho các nội dung khác, tạo thêm điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy 
học theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông.
a.2. Khó khăn:
 Học sinh trường Tiểu học ................. chủ yếu là con em dân tộc thiểu số chiếm 
86,8%, hầu hết gia đình các em đều làm nông nghiệp, ngoài việc học ở trường các 
em còn giúp gia đình làm việc nhà; mặt bằng dân trí thấp, học sinh con gia đình 
thuộc hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao, trường có nhiều phân hiệu cách xa nhau, cơ sở vật 
chất trường học còn yếu và thiếu, học sinh hiện nay mới học 2 buổi trên ngày. 
Nhiều cha mẹ học sinh chưa quan tâm đến việc học của con cái mà phó mặc cho 
nhà trường, ở nhà còn bắt các em làm việc nên không có thời gian học bài ở nhà.
 Học sinh trường tiểu hoc ................., các em còn học thiên về các môn chính, học 
lực khá giỏi trong trường còn rất ít. Nhiều học sinh có hoàn cảnh gia đình khó 
khăn, kinh tế eo hẹp, ở nhà chưa có góc học tập nên việc học bài ở nhà rất ít. Độ 
tuổi học sinh trong một lớp không đồng đều. Nhiều học sinh chưa ham học, thiếu 
tập trung học tập, một số học sinh tiếp thu bài chậm. Nhiều em chưa mạnh dạn và 
chưa tự tin trong học tập. Trang thiết bị như máy chiếu, tivi, đầu đĩa, trang bị 
cho các lớp học là chưa có.
II.3. Giải pháp, biện pháp :
a.Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
 Giúp cho các giáo viên có kĩ năng tốt nhất trong việc tổ chức hoạt động dạy học 
có tổ chức trò chơi học tập để dạy học sinh trong các môn học và trong các bài học 
như bài cung cấp kiến thức mới, bài tập, luyện tập thực hành. 
 Giúp học sinh qua hoạt động học tập dạng trò chơi để tiếp thu và hiểu bài tốt nhất 
đồng thời cũng hình thành cho các em về: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hoạt động 
tương tác giữa các cá nhân trong lớp. Kỹ năng trao đổi thông tin, trình bày và tiếp 
nhận thông tin, tìm kiếm thông tin. Kỹ năng làm việc có trách nhiệm trong môi 
trường hợp tác. Khả năng phối hợp với người khác để cùng hoàn thành công việc. 
Giúp các em học sinh thấy vui trong học tập, rèn tính nhanh nhẹn, cởi mở, tiếp thu 
bài một cách tự giác, củng cố kiến thức một cách có hệ thống, tăng cường sự giao 
tiếp trong lớp. Có thái độ về ý thức hợp tác trong công việc, tự chịu trách nhiệm 
trong mỗi trò chơi, tôn trọng thành quả lao động của người khác, cùng người khác 
hướng tới một mục đích hoạt động chung, niềm vui cũng là niềm vui chung, thất 
bại cũng là của chung để từ đó biết đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân.
 Giúp cho Ban giám hiệu và các giáo viên trong trường nhận thấy được giá trị thực 
sự của việc cần có kĩ năng trong việc tổ chức trò chơi học tập để dạy các môn học, 
bài học; đồng thời làm cho các em học sinh thấy hoạt động học tập dạng trò chơi là 
hoạt động mà ở đó các em phát huy được hết tính tích cực, chủ động sáng tạo, độc 
lập của mình, học tập thích hơn, hiểu bài sâu hơn, nhớ lâu hơn và vui hơn.
 Trang 7

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ki_nang_to_chuc_tro_choi_hoc_tap_de_da.doc