Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh Lớp 2

doc 17 trang sangkienhay 22/11/2023 1900
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh Lớp 2
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài
 Trường học là nơi trẻ em được hình thành và phát triển nhân cách toàn 
diện. Ở trường các em được đón nhận sự quan tâm dạy bảo của các thầy cô 
giáo, sự tận tình giúp đỡ của bạn bè và được sống trong tập thể lớp, các em có 
điều kiện phát triển trí tuệ và năng khiếu của bản thân. Đến trường các em 
không chỉ học tập các môn học mà còn được rèn luyện, được tham gia nhiều 
hoạt động tập thể phù hợp với lứa tuổi, vui và bổ ích. Hoạt động học tập và 
hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp) là hai mặt quan hệ chặt chẽ với nhau, thúc 
đẩy lẫn nhau cùng phát triển trong toàn bộ quá trình phát triển chung của trẻ 
em. Có thể nói trường học là vườn ươm cho những tài năng tương lai của đất 
nước.
 Ở tiểu học, ngoài giáo viên dạy môn chuyên (Âm nhạc, Mĩ thuật, Ngoại 
ngữ) mỗi giáo viên đều được phân công một lớp. Họ không những phải đảm 
nhiệm việc giảng dạy nhiều môn học mà còn phải làm công tác chủ nhiệm lớp. 
Khác với các bậc học trên, trẻ em tiểu học còn nhỏ tuổi, các kĩ năng hoạt động 
còn hạn chế, ý thức tổ chức kĩ luật và ý thức tự giác của các em chưa cao. Để 
làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và 
công sức. Do đó giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò quyết định trong việc tổ 
chức và triển khai các hoạt động trong suốt năm học. Nếu giáo viên biết làm tốt 
công tác chủ nhiệm lớp, biết xây dựng và triển khai kế hoạch chủ nhiệm lớp 
một cách có hiệu quả sẽ có tác dụng tốt cho việc thực hiện các chỉ tiêu giáo 
dục, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho 
học sinh. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn vấn đề “Đổi mới công tác chủ 
nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh 
Lớp 2” làm đề tài nghiên cứu của mình. 
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 2.1. Mục têu
 Nhận thức tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm, sự cần thiết phải xây 
dựng Bộ máy Hồi động tự quản lớp.
Trường TH Lý Tự Trọng - 1 - Giáo viên: Trương Thị Thành có tính kiên trì, nhẫn nại, tận tình, chịu thương và chịu khó. Sự nhiệt tâm, chu 
đáo của giáo viên là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công 
trong công tác chủ nhiệm lớp. Đổi mới công tác chủ nhiệm, người giáo viên tức 
là người làm công tác trong ngành giáo dục và là người chủ của một lớp học, 
người chỉ đạo mọi hoạt động trong lớp học của mình, nhưng cũng đồng thời 
phải là người chịu bất kì những hậu quả gì mà học sinh trong lớp chủ nhiệm 
của mình mang lại. Chính vì vậy, mà người giáo viên chủ nhiệm lớp ở bậc học 
tiểu học có vai trò vô cùng quan trọng, là nhân tố quyết định chất lượng giáo 
dục toàn diện cho học sinh. 
 Xây dựng Hội đồng tự quản học sinh là một biện pháp giáo dục nhằm:
 - Thúc đẩy sự phát triển về đạo đức, tình cảm và ý thức xã hội của học 
sinh thông qua những kinh nghiệm hoạt động thực tế của các em trong nhà 
trường và mối quan hệ của các em với những người xung quanh.
 - Tạo cơ chế khuyến khích cho các em tham gia một cách toàn diện vào 
các hoạt động của nhà trường và phát triển tính tự chủ, sự tôn trọng, bình đẳng, 
tinh thần hợp tác và đoàn kết của học sinh.
 - Giúp các em phát triển kĩ năng ra quyết định, kĩ năng hợp tác và kĩ 
năng lãnh đạo; đồng thời cũng chuẩn bị cho các em ý thức trách nhiệm khi thực 
hiện những quyền và bổn phận của mình. 
 Hội đồng tự quản là do các em học sinh tự tổ chức và thực hiện; Hội đồng 
tự quản học sinh bao gồm các thành viên là học sinh. Hội đồng tự quản được 
thành lập là vì học sinh, bởi học sinh và để bảo đảm cho các em tham gia một 
cách dân chủ và tích cực vào đời sống học đường; khuyến khích các em tham 
gia một cách toàn diện vào các hoạt động của nhà trường. Hội đồng tự quản 
được thầy giáo, cô giáo quan tâm, hướng dẫn đi vào hoạt động sẽ có tác dụng 
tốt đến hiệu quả học tập và các phong trào thi đua của tập thể lớp và mỗi 
thành viên.
 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
 Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi vừa học vừa chơi, sự nhận thức của 
các em còn non trẻ, sự tư duy chưa đạt tới đỉnh cao, tâm lí đang trên đà phát 
Trường TH Lý Tự Trọng - 3 - Giáo viên: Trương Thị Thành một môi trường học tập, sinh hoạt tốt. Từ đó nâng cao chất lượng toàn diện cho 
học sinh 
 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
 a) Nắm bắt thông tin của học sinh thông qua bản tự thuật: 
 Ngay từ đầu năm, lúc nhận lớp, tôi đã cho các em viết vào bản tự thuật 
để có thời gian nghiên cứu sơ bộ hoàn cảnh, điều kiện sống cũng như về sở 
thích của từng em. Trên cơ sở đó tôi có thể làm căn cứ để viết vào sổ chủ 
nhiệm của mình một số thông tin cần thiết. Và đây là một số minh chứng mà tôi 
đã thực hiện.
 Qua phiếu điều tra này, phần nào tôi đã nắm được thông tin cần thiết 
nhất về học sinh của mình. Điều này có lợi cho tôi trong quá trình xây dựng nề 
nếp lớp học đặc biệt là trong việc bầu chọn Hội đồng tự quản lớp. 
 b) Xây dựng nề nếp lớp học thông qua buổi sinh hoạt tập thể: 
 Đầu năm học tôi cho các em tự xây dựng nội quy dựa trên cơ sở nội quy 
của nhà trường các em đã có ý thức xây dựng nội quy lớp học kết quả như sau:
 Nội quy lớp 2A
 - Đi học đúng giờ.
 - Tự giác, tự học, tự tin, tinh thần hợp tác cao.
 - Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
 - Chăm ngoan, học giỏi.
 - Chấp hành và thực hiện tốt luật giao thông.
 - Luôn nói lời hay, làm việc tốt.
 - Lễ phép với người lớn và thầy cô giáo.
 - Tiết kiệm điện, nước.
 - Đồng phục đúng quy định.
 - Bỏ rác, đi vệ sinh đúng quy định.
 - Tham gia tích cực các hoạt động của lớp.
 - Thương yêu, đoàn kết giúp đỡ bạn. 
 c) Bầu Bộ máy Hội đồng tự quản lớp:
Trường TH Lý Tự Trọng - 5 - Giáo viên: Trương Thị Thành Nhắc nhở các bạn chuẩn bị tốt trang phục, xếp hàng, điều khiển các bạn 
trong giờ chào cờ đầu tuần, trong lúc tập thể dục giữa giờ hay sinh hoạt tập thể.
 Đề xuất với giáo viên chủ nhiệm tuyên dương hay nhắc nhở cá nhân hay 
nhóm hoạt động tích cực.
 Chào hỏi, giới thiệu về mình, cô giáo và lớp học mỗi khi có khách tham 
quan, thăm lớp dự giờ...
 Ngoài ra Chủ tịch Hội đồng tự quản lớp còn phải thực hiện mọi nhiệm vụ 
giống như một giáo viên chủ nhiệm khi cần thiết.
 + Vai trò của 3 Phó chủ tịch hội đồng tự quản lớp (Kiêm trưởng ban học 
tập, ban ngoại giao và ban thể dục thể thao)
 Vạch kế hoạch cụ thể cho từng nhóm, cá nhân trong lĩnh vực học tập. 
Theo dõi việc học tập hằng ngày của các nhóm, cá nhân ghi lại chính xác ngày, 
giờ để từ đó lấy cơ sở đánh giá trong quá trình học tập.
 Ghi nhận những thành tích xuất sắc của nhóm, cá nhân để động viên 
khuyến khích cũng như nhắc nhở và có biện pháp giúp đỡ, khắc phục những vi 
phạm trong học tập và rèn luyện.
 Thay mặt Chủ tịch Hội đồng tự quản lớp khi Chủ tịch Hội đồng tự quản 
lớp vắng mặt.
 Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ như chữa bài tập hay sinh 
hoạt Sao, múa hát tập thể.
 Tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động của lớp mình với giáo viên chủ 
nhiệm.
 + Vai trò của các Trưởng ban (Ban học tập, ban ngoại giao, ban văn 
nghệ, ban thể dục, ban sức khỏe và ban vệ sinh) 
 Theo dõi kế hoạch lao động của nhà trường để phổ biến, có kế hoạch, chỉ 
đạo cho lớp thực hiện.
 Chỉ đạo công việc vệ sinh, trực nhật của lớp.
 Gương mẫu trong việc giữ gìn vệ sinh chung, tuyên truyền đến từng tổ 
nhóm, cá nhân trong công tác vệ sinh chung của nhà trường.
Trường TH Lý Tự Trọng - 7 - Giáo viên: Trương Thị Thành Trong giờ sinh hoạt cuối tuần: Mỗi giờ sinh hoạt cuối tuần là một bài học 
kinh nghiệm cho từng em. Các em vừa nhìn lại được kết quả học tập, hoạt động 
của mình trong một tuần để biết được những mặt mạnh cần phát huy và những 
tồn tại cần khắc phục. Tôi cho các nhóm trưởng nêu các ưu điểm và những hạn 
chế của nhóm mình từ đó đưa ra ưu điểm chung của cả lớp. Những tồn tại của 
tập thể, tôi có biện pháp hỗ trợ còn đối với cá nhân tôi gặp riêng trao đổi chứ 
không phê bình trước lớp. Cách làm đó của tôi hầu như em nào cũng đồng tình 
bởi thấy lớp có sự chuyển biến rõ rệt về học tập, lao động cũng như về các 
hoạt động khác.
 Trong các tiết hoạt động tập thể: Tôi đã phối hợp với giáo viên Tổng phụ 
trách Đội hướng dẫn cho Phó chủ tịch Hội đồng tự quản kiêm trưởng ban văn 
nghệ, ban thể dục tổ chức cho các bạn sinh hoạt ngoài trời, hướng dẫn các bạn 
chơi những trò chơi hấp dẫn, sinh động, giúp các em thoải mái tinh thần. Tôi 
hướng dẫn thành viên trong Hội đồng tự quản lớp tổ chức cho các bạn chơi trò 
chơi: “Hái hoa dân chủ” với các câu hỏi xoay quanh những kiến thức các em đã 
học nhằm giúp các em hứng thú và khắc sâu kiến thức hơn. 
 Trước đợt kiểm tra cuối kỳ 1, tôi thay mặt các thành viên trong Hội đồng 
tự quản lớp tổ chức “Đố vui để học” giữa các nhóm trong lớp để tạo một sân 
chơi bổ ích, giúp các em nắm bắt các kiến thức đã học một cách nhẹ nhàng, 
thoải mái, để các em làm bài kiểm tra được tốt hơn.
 Để xây dựng một tập thể vững mạnh và giúp học sinh học tập tốt, phong 
trào “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp”cũng được tôi quan tâm không kém phần quan 
trọng. Phát động phong trào “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp” vì “Nét chữ, nết 
người”, mà trong môi trường giáo dục, đặc biệt ở các trường tiểu học đã nhận 
thấy đây là một nhiệm vụ cần thiết trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. 
Đầu năm tôi kiểm tra phân loại chữ viết của học sinh, phát hiện những lỗi chữ 
phổ biến để có kế hoạch, biện pháp rèn luyện học sinh qua từng thời gian. 
Chăm lo thường xuyên đến sách vở, chữ viết của học sinh. Hướng dẫn, nhắc 
nhở các em viết đúng độ cao, kiểu chữ, uốn nắn tư thế ngồi viết của các em qua 
từng tiết học ở trường và phối hợp với phụ huynh nhắc nhở các em tư thế ngồi 
Trường TH Lý Tự Trọng - 9 - Giáo viên: Trương Thị Thành Tôi phát động ngay phong trào “Nói lời hay, làm việc tốt” để khắc phục 
tình trạng này. Hằng ngày giao nhiệm vụ cho các nhóm trưởng theo dõi thi đua 
từng cá nhân, Hội đồng tự quản lớp theo dõi chung trong lớp. Đến cuối tuần có 
tiết sinh hoạt tập thể sẽ tổng kết xếp loại thi đua cho từng nhóm. Những em 
biết khắc phục và có chuyển biến, giáo viên kịp thời khen ngợi động viên các 
em. Vì thế muốn khắc phục được tình trạng này giáo viên phải tác động nhiều 
lần và tác động thường xuyên. 
 e) Họp cha mẹ học sinh:
 Tiến hành theo kế hoạch của nhà trường, vào đầu năm học, sau học kì 1 
và cuối năm học nhằm thông báo kế hoạch giáo dục của lớp, của trường, tình 
hình học tập và rèn luyện của học sinh, bàn các biện pháp phối hợp giữa nhà 
trường và gia đình. Đây là một trong những nội dung quan trọng tạo uy tín của 
giáo viên đối với các bậc cha mẹ học sinh nên tôi chuẩn bị thật chu đáo các nội 
dung, có năng lực tổ chức, biết kết hợp với Hội cha mẹ học sinh để thu hút 
đuợc sự nhiệt tình ủng hộ của các bậc cha mẹ cho phong phào của lớp, của 
truờng.
 g) Lập bảng theo dõi từng cá nhân học sinh:
 Sau mỗi giai đoạn của năm học cần có sự đánh giá cơ bản về hành vi thái 
độ của từng học sinh để từ đó có sự điều chỉnh và tác động kịp thời đến từng 
em. Tôi thường xuyên thông báo kết quả học tập và rèn luyện của học sinh cho 
cha mẹ thông qua phiếu liên lạc. Những truờng hợp cần thiết tôi trao đổi trực 
tiếp với cha mẹ học sinh. Duy trì tốt thông tin hai chiều giữa giáo viên và cha 
mẹ học sinh trong công tác giáo dục các em.
 3.3. Mối quan hệ giữa giải pháp, biện pháp
 Các biện pháp, giải pháp được đưa ra khi thực hiện để tài này là: Biện 
pháp xây dựng kế hoạch chủ nhiệm, xây dựng nề nếp, chỉ tiêu của lớp, hướng 
dẫn Hội đồng tự quản học hoạt động. Như vậy để học sinh có một môi trường 
học tập và rèn luyện thuận lợi thì giáo viên phải nhận thức được các giải pháp, 
biện pháp trên có mối quan hệ mật thiết với nhau nói cách khác phải làm tốt 
việc này mới chuyển sang việc khác được.
Trường TH Lý Tự Trọng - 11 - Giáo viên: Trương Thị Thành

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_cong_tac_chu_nhiem_lop_gop_pha.doc