Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chủ nhiệm Lớp 2

doc 6 trang sangkienhay 12/11/2023 1510
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chủ nhiệm Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chủ nhiệm Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chủ nhiệm Lớp 2
 CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
A.ĐẶT VẤN ĐỀ
 Công tác chủ nhiệm lớp là một nội dung về chuyên môn nghiệp vụ của giáo 
viên tiểu học. Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của giáo viên và 
học sinh. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc 
giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Đặc biệt 
trong nhà trường tiểu học, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. 
Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư 
tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh: là cầu nối giữa ba môi trường giáo 
dục NHÀ TRƯỜNG – GIA ĐÌNH – XÃ HỘI.
 Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày 
công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển, bởi 
tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh, bởi sự khó 
khăn của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục cho nhà trường.
 Như chúng ta đã biết hầu hết các giáo viên tiểu học đều làm công tác chủ nhiệm 
lớp. Công tác chủ nhiệm lớp bao gồm những kế hoạch, những biện pháp mà người 
giáo viên đã đưa ra nhằm tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện tốt những nhiệm vụ 
của mình do nhà trường, Đoàn, Đội, Hội đưa ra.
 Về bản thân tôi nhận thấy muốn giáo dục học sinh có hiệu quả thì việc đầu tiên 
phải làm tốt là công tác chủ nhiệm lớp. Bởi vì còn có những học sinh xem thường, vô 
lễ, thậm chí chống đối lại thầy cô đang dạy mình mà nhiều khi phụ huynh là những 
người bao che cho những việc làm đó của con mình. Vấn đề này luôn là rào cản, gây 
khó khăn cho những người làm công tác chủ nhiệm lớp. Do đó, chủ nhiệm lớp là một 
công việc khó khăn nhưng vô cùng nghiêm túc.
 Vì vậy, điều cần thiết đối với những giáo viên chủ nhiệm như chúng tôi là được 
tham gia bàn bạc kỹ về công tác này để tìm ra phương pháp hay nhằm nâng cao hiệu 
quả giáo dục trong nhà trường.
B. NỘI DUNG
I. Thực trạng
 Năm học 2019-2020 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 2A3 với tổng số học 
sinh: 36/15 nữ.
 Học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn, gia đình ít quan tâm: 6 em chiếm 16.66%.
 Học sinh tiếp thu chậm: 16 em chiếm 44.44%.
 1. Thuận lợi
 Ban giám hiệu luôn quan tâm đến chất lượng dạy và học.
 Các ban ngành, đoàn thể luôn tạo điều kiện giúp đỡ và tạo điều kiện về mọi 
mặt.
 Cơ sở vật chất của nhà trường đảm bảo cho việc dạy và học.
 Đa số học sinh có đủ dụng cụ học tập, sách giáo khoa,...
 Trang 1 Tóm lại, dù với đối tượng nào bản thân giáo viên phải lưu ý dùng phương pháp 
tác động tình cảm, động viên khích lệ kịp thời, phối hợp với phụ huynh để giáo dục và 
đặc biệt xác định vấn đề giáo dục đạo đức là then chốt.
 d.Nội dung giáo dục
 Giáo dục cho học sinh mọi lúc, mọi nơi theo tiêu chuẩn 5 điều Bác Hồ dạy.
 Chú ý đổi mới hình thức giáo dục qua việc đổi phương pháp dạy học. Cụ thể: 
Khi thấy những hiện tượng sai trái hoặc những việc làm tốt của học sinh mặc dù 
không phải là học sinh mình phụ trách, chúng ta cũng kịp thời động viên, uốn nắn.
 Tổ chức các hoạt động dưới nhiều hình thức: khen ngợi các em trước lớp dù 
cho các em có một tiến bộ nhỏ; Khen ngợi các em trong tiết chào cờ và tiết sinh hoạt 
lớp cuối tuần; Giáo viên gần gũi động viên tinh thần cho các em; giáo dục các bạn học 
sinh cùng lớp yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, không cười nhạo, xa lánh bạn,...
 e.Xây dựng chương trình kế hoạch hoạt động giáo dục (xây dựng nền nếp)
 Để lớp có được nền nếp tự quản tốt thì ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng và 
hình thành cho các em thói quen như sau:
 - Mỗi học sinh đến lớp đều phải thực hiện nói lời hay, làm việc tốt, không nói 
tục chửi bậy, biết cảm ơn khi được giúp đỡ, biết xin lỗi khi mắc lỗi và có thái độ sai.
 - Lễ phép với thầy cô, cha mẹ, ông bà,... đoàn kết hòa nhã với bạn bè, không 
gian dối trong học tập.
 - Tạo thói quen ra vào lớp đúng giờ, trật tự. Có ý thức giữ vệ sinh cá nhân và 
giữ vệ sinh chung, biết giữ gìn dụng cụ học tập và sắp xếp gọn gàng.
 - Giáo viên đưa ra chỉ tiêu và phân công trách nhiệm cho ban cán sự lớp.
 - Xây dựng nội quy lớp học qua ý kiến của mỗi học sinh đề đạt.
 - Thống kê lại để có nội quy chung. Ví dụ: nền nếp ra vào lớp, chuyên cần, kỷ 
luật học tập như học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 - Lấy ý kiến của học sinh để bầu ban cán sự lớp có đủ năng lực lãnh đạo. Tập 
huấn cách làm cho ban cán sự lớp. Giáo viên phối hợp với ban cán sự lớp điều hành 
mọi hoạt động trong sinh hoạt 15 phút đầu giờ hoặc sinh hoạt cuối tuần. Xây dựng 
nhóm học tập, tổ học tập, đôi bạn cùng tiến để học sinh có đủ điều kiện giúp đỡ lẫn 
nhau. Giáo viên tổ chức các buổi sinh hoạt cần cho chủ đề phù hợp sở thích nhằm gây 
hứng thú cho học sinh. Hướng dẫn các em cách tổ chức ban đầu, khi học sinh quen 
dần giáo viên chỉ đóng vai trò cố vấn.
 Giáo viên chủ nhiệm tập trung xây dựng cho các em nhận thức về tinh thần đoàn 
kết tương trợ lẫn nhau, nhắc nhở nhau giữ gìn và có ý thức kỷ luật cao. Học sinh phải 
hiểu được một cá nhân chỉ có thể tiến bộ trong một tập thể tiến bộ.
 g. Đánh giá học sinh
 Cuối tuần, cuối tháng, cuối kỳ cần dành thời gian thỏa đáng để đánh giá lại mọi 
hoạt động của học sinh nhằm biểu dương kịp thời những học sinh có những việc làm 
tốt để học sinh học tập đồng thời ngăn chặn kịp thời những tác động xấu đến các em.
 Trang 3 - Luôn giữ bình tĩnh trước lỗi lầm của học sinh, tìm hiểu cặn kẽ thấu đáo 
nguyên nhân của mỗi tình huống xảy ra để có cách xử lí đúng đắn, hợp tình hợp lí. 
Tránh trách nhầm, trách oan học sinh làm các em hoang mang thiếu niềm tin vào cô.
 - Duy trì và sáng tạo trong công tác xây dựng “Lớp học thân thiện, học sinh tích 
cực.” Làm sao để cho các em cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.
 - Có kế hoạch giáo dục cụ thể và phù hợp với từng đối tượng. Xây dựng nền 
nếp tự quản tốt nhưng không giao phó cho học sinh mà phải luôn thường xuyên bám 
sát chỉ đạo. Biết cách phối hợp với các lực lượng khác ngoài xã hội để cùng nhau làm 
công tác giáo dục đạt kết quả cao.
 - Qua đây tôi thấy rằng công tác chủ nhiệm đóng một vai trò rất quan trọng đối 
với sự nghiệp giáo dục, vì cấp tiểu học là cấp học nền tảng. Có làm tốt công tác chủ 
nhiệm thì mới nâng cao được chất lượng giáo dục.
C. KẾT LUẬN
 Bản thân phải thực sự yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình và tận tâm với công việc. 
Phải gần gũi yêu thương tôn trọng học sinh, phải có năng lực chuyên môn, có uy tín 
với phụ huynh và học sinh. Phải thực sự là một tấm gương cho học sinh noi theo thể 
hiện qua tư tưởng, tác phong ngôn ngữ, cách làm việc và ứng xử hàng ngày.
 Cần đi sâu, đi sát từng đối tượng học sinh, tiến hành các giờ dạy có hiệu quả, 
đánh giá học sinh công bằng khách quan để tạo niềm tin của các em đối với cô.
 *Những đề xuất kiến nghị
 - Phụ huynh không coi việc giáo dục con em là việc riêng của nhà trường, tham 
gia đóng góp các khoản qui định đầy đủ.
 - Các cấp lãnh đạo thường xuyên tổ chức các hội thảo về công tác chủ nhiệm để 
giáo viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
 - Có sự quan tâm sâu sát hơn đối với giáo viên dạy các lớp cuối.
 - Có hình thức khen thưởng các giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm nhằm 
động viên khuyến khích họ. 
 Hộ Phòng, ngày 9 tháng 7 năm 2020
 XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT NGƯỜI VIẾT
 DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP 
 TRƯỜNG 
 Bùi Kim Loan
 Trang 5

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cong_tac_chu_nhiem_lop_2.doc