Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học buổi hai ở trường Tiểu học

doc 36 trang sangkienhay 21/03/2024 2750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học buổi hai ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học buổi hai ở trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học buổi hai ở trường Tiểu học
 MỤC LỤC
 Nội dung Trang
MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến 1
2. Thực trạng của việc dạy học buổi hai ở trường tiểu học 2
2.1. Thuận lợi 3
2.2. Khó khăn 4
3. Nguyên nhân của thực trạng 4
3.1. Về phía giáo viên 4
3.2. Về phía học sinh 5
3.3. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học 5
4. Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học buổi hai ở trường 6
tiểu học
4.1. Tích cực tuyên truyền vận động để nâng cao nhận thức về ý 6
nghĩa, tầm quan trọng của việc dạy học hai buổi/ngày
4.2. Chỉ đạo xây dựng thời khoá biểu phù hợp và định hướng 6
chương trình, nội dung giảng dạy số tiết tăng thêm
4.2.1. Xây dựng thời khoá biểu 7
4.2.2. Định hướng chương trình, nội dung giảng dạy các tiết tăng 7
thêm
4.3. Dạy học buổi hai theo hướng phân hóa đối tượng học sinh 9
4.3.1. Tìm hiểu, khảo sát, phân loại đối tượng học sinh 9
4.3.2. Lựa chọn nội dung dạy học phù hợp từng nhóm đối tượng học 10
sinh
4.4. Đa dạng hóa các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học 13
buổi hai
4.5. Tăng cường dạy học tích hợp kiến thức cho học sinh qua các 19
sân chơi trí tuệ, qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
4.6. Đổi mới cách kiểm tra đánh giá theo chuẩn và năng lực của học 24
sinh
4.7. Đổi mới công tác quản lí, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá 25
4.8. Tích cực bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và 26
lựa chọn, phân công, bố trí giáo viên một cách hợp lí
4.9. Tăng cường quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học 27
5. Hiệu quả của sáng kiến 27
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 30
1. Kết luận 30
2. Khuyến nghị 30
2.1. Đối với giáo viên 30
2.2. Đối với nhà trường 31
2.3. Đối với các cấp lãnh đạo 31
2.4. Đối với phụ huynh học sinh 31
 1 TÓM TẮT SÁNG KIẾN
 Dạy học 2 buổi/ngày ở trường tiểu học là tổ chức cho học sinh học tập và 
vui chơi ở trường. Buổi học thứ nhất thực hiện chương trình chính khóa, buổi 
thứ hai là dành để bổ sung chương trình và tổ chức ôn luyện kiến thức đã học; 
tăng cường nội dung các môn nghệ thuật, thể dục nhằm phát triển năng khiếu 
cho học sinh; tổ chức dạy học các môn tự chọn và các hoạt động tập thể. Mục 
đích chính của mô hình học 2 buổi/ngày là nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục 
toàn diện, đảm bảo chất lượng của bậc tiểu học; đáp ứng nhu cầu chăm sóc và 
giáo dục trẻ em; góp phần giải quyết vấn đề “quá tải” về chương trình - sách 
giáo khoa.
 Ở buổi thứ hai, giáo viên có cơ hội tốt nhất để thực hiện việc dạy học 
phân hoá đối tượng học sinh, có thời gian bù đắp lỗ hổng kiến thức cho học 
sinh tiếp thu chậm, có điều kiện tốt nhất để phát triển năng lực tư duy cho học 
sinh nhận thức nhanh. Ngoài ra, ở buổi thứ hai, giáo viên có thể tạo những sân 
chơi thật bổ ích cho việc phát triển toàn diện nhân cách học sinh. 
Lâu nay, trong dạy học giáo viên đã thực sự đổi mới từ việc chọn nội dung, 
hình thức, thời lượng, đồ dùng dạy học, cách đánh giá, cho phù hợp với đối 
tượng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Song hầu như giáo viên đã dành hết 
thời gian và tâm huyết cho dạy học buổi thứ nhất (buổi dạy học các nội dung 
chương trình theo quy định). Vấn đề dạy học buổi hai còn không ít giáo viên 
xem nhẹ, nhiều giáo viên xem buổi hai như là giờ tự học, tự làm bài tập, tự 
kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học sinh. Có không ít những tiết dạy ở buổi hai 
giáo viên chỉ giao cho học sinh một số bài tập, đồng loạt học sinh giải quyết hết 
các bài tập đó là hết nhiệm vụ của tiết học. Còn trong tiết học đó, bao nhiêu học 
sinh cần phải rèn kiến thức, kỹ năng? Rèn những kiến thức, kỹ năng gì? Cần 
rèn đến đâu? Các em có hứng thú học không? thì giáo viên ít chú ý đến nên 
phần nào chất lượng dạy học buổi hai hiệu quả chưa cao. Chính vì lẽ đó tôi đã 
đầu tư thời gian nghiên cứu sáng kiến: “Chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học 
buổi hai ở trường tiểu học”
 Sáng kiến này đã được áp dụng từ đầu năm học 2019 - 2020. Để áp dụng 
 3 MÔ TẢ SÁNG KIẾN
 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
 Bậc tiểu học là bậc học nền tảng, mục tiêu giáo dục tiểu học nhằm giúp 
học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài 
về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục 
học tốt ở bậc Trung học cơ sở. Để thực hiện mục tiêu đó và nâng cao hiệu quả 
thực hiện chương trình thì việc tổ chức dạy 2 buổi/ngày ở các trường tiểu học là 
một yêu cầu cần thiết. Tuy nhiên cần phải làm thế nào để nâng cao chất lượng 
giảng dạy và hoạt động 2 buổi/ngày mà vẫn đảm bảo được phương châm của 
giáo dục Tiểu học là "Học nhẹ nhàng - tự nhiên - hứng thú - hiệu quả"? là một 
vấn đề đòi hỏi những người làm công tác giáo dục cần phải dày công nghiên 
cứu.
 Như chúng ta đã biết, chương trình học 2 buổi/ngày là chương trình mở, 
điều đó cho phép người dạy linh hoạt, sáng tạo trong việc lựa chọn nội dung, 
phương pháp, hình thức dạy học để cung cấp, củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ 
năng phù hợp với trình độ, khả năng, sở trường của học sinh giúp các em phát 
triển toàn diện. Dạy học buổi hai nhằm tăng thời lượng học tập cho học sinh 
trên một đơn vị kiến thức. Điều đó đồng nghĩa với việc giảm áp lực về việc học 
tập cho học sinh. Thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không những các em có năng 
khiếu môn Toán, Tiếng Việt, Nghệ thuật được phát triển mà các em còn được 
tiếp xúc với các môn tự chọn (Ngoại ngữ, Tin học). Ưu điểm nổi bật của dạy 2 
buổi/ngày là giáo viên có nhiều thời gian nên sâu sát và nắm được điểm mạnh, 
điểm yếu của từng học sinh, là cơ hội tốt nhất để thực hiện việc dạy học sinh 
theo nhóm đối tượng, có thời gian bù đắp lỗ hổng kiến thức cho học sinh thiếp 
thu chậm, có điều kiện tốt nhất để phát triển năng lực tư duy cho học sinh có 
năng khiếu và là sân chơi thật bổ ích cho việc phát triển toàn diện nhân cách 
học sinh.
 Hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng 
giáo dục được đặt lên hàng đầu và cũng đã phần nào thấm nhuần trong mỗi 
 5 chán học thậm chí cảm thấy sợ và ngại học. Chính vì vậy chất lượng đại trà các 
 môn học cũng như chất lượng học sinh mũi nhọn của nhà trường chưa cao. Cụ 
 thể kết quả các đợt khảo sát chất lượng môn Toán, Tiếng Việt của nhà trường 
 năm học 2018-2019 :
 * Bảng thống kê số 1:
Các ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT ĐIỂM MÔN TOÁN
đợt 9-10 7-8 5-6 Dưới 5 9-10 7-8 5-6 Dưới 5
 Số 
khảo 
 HS SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %
sát
Cuối 
 663 557 84,0 100 15,1 6 0,9 554 83,6 96 14,5 13 2.0
kì 1
Cuối 
 663 561 84,6 100 15,1 2 0,3 558 84,2 95 14,3 10 1,5
năm
 Qua trao đổi với một số giáo viên trực tiếp dạy buổi hai cùng với việc 
 theo dõi kết quả khảo sát chất lượng của học sinh ở các đợt chúng tôi nhận thấy 
 việc dạy buổi hai ở trường tiểu học còn một số thuận lợi, khó khăn sau: 
 2.1. Thuận lợi
 Nhà trường được các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương luôn quan 
 tâm và đầu tư lớn cho sự nghiệp giáo dục, nhân dân có truyền thống hiếu học. 
 Đặc biệt là phần đông phụ huynh học sinh đã đầu tư đúng mức về tinh thần lẫn 
 vật chất cho con em đi học. Họ sẵn sàng tạo mọi điều kiện cho con em học tập. 
 Về đội ngũ giáo viên: Trường có tỉ lệ giáo viên 1,54 giáo viên/lớp, đủ các 
 loại hình giáo viên dạy chuyên; 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên 
 chuẩn. Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên nhà trường nhiệt tình, có 
 trách nhiệm trong công tác, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng.
 Học sinh: Phần lớn các em chăm ngoan, thích đến trường, ham học hỏi, 
 thích tìm tòi, khám phá, thích hoạt động, vui chơi  nhiều em có năng khiếu 
 về Toán, Tiếng Việt, Tin học, hát, vẽ
 Cơ sở vật chất của nhà trường được xây dựng kiên cố, hệ thống công 
 trình vệ sinh, nước sạch đầy đủ, cảnh quan môi trường sư phạm đảm bảo xanh - 
 7 mà chủ yếu khai thác kiến thức đã có trong SGK, củng cố và rèn luyện các kỹ 
năng đã học. Do đó, chưa mạnh dạn trong việc đưa các loại bài phù hợp với 
từng đối tượng học sinh, chưa mạnh dạn trong việc nâng cao kiến thức theo nhu 
cầu học của học sinh.
 Cường độ lao động của giáo viên Tiểu học cao, thời gian hạn chế (giáo 
viên ở trường có thể đến 8-9 buổi/tuần, sinh hoạt chuyên môn, hoạt động công 
tác đoàn thể, lao động cùng học sinh, phụ đạo, bồi dưỡng học sinh,...) nên việc 
tiếp cận thông tin mới, việc nghiên cứu các tài liệu, soạn giáo án có phần hạn 
chế. Mặt khác, việc dạy học buổi hai không có thiết kế bài soạn sẵn cho từng 
tiết để giáo viên tham khảo nên việc thiết kế được những giáo án dạy buổi hai 
thực sự phù hợp với các đối tượng và phương pháp, hình thức dạy học phong 
phú đòi hỏi giáo viên phải thực sự dày công và mất khá nhiều thời gian. 
 Có giáo viên dạy buổi hai nhưng không dạy buổi một ở lớp đó nên học 
sinh nắm kiến thức kỹ năng ở mức độ nào? Cần rèn cho em đó kiến thức, kĩ 
năng gì? chưa thực sự sát bằng giáo viên chủ nhiệm.
 Một số giáo viên rất tâm huyết với nghề, rất yêu trẻ nhưng do kĩ năng sư 
phạm hạn chế nên chưa thực sự gần gũi, thân thiện, chưa biết cách thuyết phục 
học sinh bằng tình cảm; chưa tạo được niềm tin và chưa gây hứng thú cũng như 
nhu cầu học cho học sinh nhất là học sinh cá biệt, học sinh chậm nên dẫn đến 
tiết học buồn tẻ, học sinh chán học.
 3.2. Về phía học sinh
 Vì liên quan đến việc bàn giao chất lượng cuối năm nên khi chia lớp có 
đủ các đối tượng học sinh như: học sinh năng khiếu, học sinh trung bình, học 
sinh chậm, cá biệt do vậy khi thiết kế bài dạy và lên lớp gặp nhiều khó khăn.
 Còn một bộ phận học sinh cá biệt, học chậm lười học, gia đình thiếu sự 
quan tâm nên các em rất lười, ngại học, trong lớp không tập trung, chóng chán, 
ỷ lại, nhiều em làm ảnh hưởng đến nề nếp và không khí lớp học. 
 3.3. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
 9 dân hiểu rõ, tránh gây áp lực cho công tác này ở trường Tiểu học.
 4.2. Chỉ đạo xây dựng thời khoá biểu phù hợp và định hướng chương 
trình, nội dung giảng dạy số tiết tăng thêm.
 4.2.1. Xây dựng thời khoá biểu 
 Dựa trên các tiêu chí cần chỉ đạo và thực hiện trong năm học 2019 - 
2020, căn cứ vào nhiệm vụ năm học và đặc điểm tình hình của nhà trường, 
ngay từ đầu năm học, tôi đã xây dựng thời khoá biểu cụ thể đến từng giáo viên 
và từng lớp. Trên cơ sở thời khoá biểu đó, các tổ trưởng, khối trưởng xây dựng 
kế hoạch giảng dạy của tổ, khối và giáo viên căn cứ vào kế hoạch của tổ, khối 
xây dựng kế hoạch dạy học cá nhân hàng tuần phù hợp với tình hình và đối 
tượng học sinh lớp mình.
 Thời khoá biểu chính gồm phần cứng cho toàn bộ các lớp, đây là thời 
khoá biểu được định lượng hoá cho các tiết học chính khoá và một số tiết tăng 
buổi tự chọn cố định.
 Thời khoá biểu được mềm hoá, đây là thời khoá biểu được sắp xếp luân 
chuyển theo từng tháng. VD: 1 tuần có 1 tiết Tiếng Việt(T) và 1 tiết Toán(T) có 
thể thay thế luân chuyển cho nhau tuỳ theo lượng kiến thức bài học cần rèn 
luyện bổ sung trong tuần.
 4.2.2. Định hướng chương trình, nội dung giảng dạy các tiết tăng thêm
 Để đáp ứng nguyện vọng của phụ huynh học sinh đồng thời nhằm nâng 
cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Năm học 2019 - 2020, nhà 
trường đã họp chỉ đạo và thống nhất tổ chức bồi dưỡng, phụ đạo học sinh theo 
các nhóm đối tượng : các em được học Toán (T), Tiếng Việt (T) 2 tiết/tuần. 
Ngoài ra ở khối 1,2 đều có các nhóm năng khiếu sở trường (học vẽ, học hát, 
học Võ cổ truyền) 1 tiết/tuần
 Trên cơ sở định lượng số tiết tăng chúng tôi đã chỉ đạo các tổ khối chủ 
động lập kế hoạch vừa đảm bảo nội dung cần rèn luyện, vừa đảm bảo lượng 
thời gian quy định.
 Mặt khác, chương trình chính khoá được dạy phân bố thành bài, đan xen 
trong suốt chương trình, không tường minh thành dạng cụ thể. Vì thế, chúng tôi 
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_chi_dao_nang_cao_chat_luong_day_hoc_bu.doc