Báo cáo SKKN Một số biện pháp hình thành và phát triển phẩm chất cho học sinh Lớp 2 thông qua các hoạt động giáo dục

docx 21 trang sangkienhay 12/11/2023 3590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo SKKN Một số biện pháp hình thành và phát triển phẩm chất cho học sinh Lớp 2 thông qua các hoạt động giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo SKKN Một số biện pháp hình thành và phát triển phẩm chất cho học sinh Lớp 2 thông qua các hoạt động giáo dục

Báo cáo SKKN Một số biện pháp hình thành và phát triển phẩm chất cho học sinh Lớp 2 thông qua các hoạt động giáo dục
 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:
 “Một số biện pháp hình thành và phát triển phẩm chất cho học sinh 
lớp 2 thông qua các hoạt động giáo dục”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến/ cấp học:
 Lĩnh vực Đạo đức (03)/ Tiểu học
3. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày 05 tháng 9 năm 2019 đến ngày 30 tháng 06 năm 2020
4. Tên tác giả:
Họ và tên: Cao Thị Phương Huệ
Năm sinh: 1995
Nơi thường trú: xã Giao Châu - huyện Giao Thủy - tỉnh Nam Định
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường Tiểu học Giao Châu - Giao Thủy - Nam Định
Điện thoại: 0336305309
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường Tiểu học Giao Châu
Địa chỉ: xã Giao Châu - huyện Giao Thủy - tỉnh Nam Định thì không thể hoàn thành nhiệm vụ cao cả của mình - nhiệm vụ “trồng người”.
 Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Đảng, mục tiêu của cấp học, đặc điểm 
tâm sinh lí của học sinh lớp 2, tôi nhận thức được việc hình thành và phát triển 
phẩm chất cho học sinh là vô cùng cấp thiết. Là một giáo viên chủ nhiệm, mong 
muốn học sinh lớp mình có những phẩm chất tốt, luôn vững vàng trước những khó 
khăn, thử thách của cuộc sống nên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp hình 
thành và phát triển phẩm chất cho học sinh lớp 2 thông qua các hoạt động giáo 
dục”
II. Mô tả giải pháp:
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
1.1. Khảo sát thực trạng:
 Đầu tháng 9 năm 2019, tôi đã tiến hành khảo sát mức độ hình thành các 
phẩm chất của 39 học sinh lớp 2D và thu được kết quả như sau:
 Kết quả khảo sát
 Phẩm chất cần
 STT Tốt Đạt CCG
 khảo sát
 SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ
 1 Chăm học, chăm làm 22 56,41% 17 43,59% 0 0%
 2 Tự tin, trách nhiệm 20 51,28% 19 48,72% 0 0%
 18 46,15% 21 53,85% 0 0%
 3 Trung thực, kỉ luật
 4 Đoàn kết, yêu thương 24 61,54% 15 38,46% 0 0%
1.2. Phân tích thực trạng:
 Nhìn vào bảng khảo sát, tôi thấy nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là:
 - Về phía giáo viên:
 + Quá coi trọng việc dạy kiến thức, quá coi trọng điểm số của các bài kiểm 
tra định kì mà xem nhẹ việc hình thành và phát triển phẩm chất cho học sinh
 + Việc hình thành một số phẩm chất cho học sinh thông qua môn học Đạo 
đức và các môn học khác chưa thường xuyên.
 + Mới chú trọng đổi mới phương pháp dạy học các môn Toán, Tiếng Việt học sinh nào có hoàn cảnh đặc biệt (mồ côi hoặc không có bố) không?
 - Xem học bạ, sổ liên lạc để biết từng học sinh đã có phẩm chất nào xếp loại 
tốt, phẩm chất nào xếp loại đạt, những lưu ý về phẩm chất cần tiếp tục bồi dưỡng 
trong năm học lớp 2 này?
Hai là: Trao đổi với giáo viên chủ nhiệm cũ để biết những học sinh được xếp loại 
đạt ở từng phẩm chất là do lí do gì? Giáo viên đã sử dụng biện pháp giáo dục nào?
Ba là: Gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh thông qua buổi họp phụ huynh hoặc xuống 
nhà để biết hoàn cảnh kinh tế gia đình của từng em, cách giáo dục của các gia đình, 
xem phụ huynh đánh giá thế nào về từng phẩm chất của con cái họ.
Bốn là: Quan sát hoạt động hàng ngày của học sinh trong tất cả các giờ học và các 
hoạt động giáo dục.
 Qua tìm hiểu đặc điểm, tình hình lớp chủ nhiệm tôi thấy được một số tồn tại 
về phẩm chất của học sinh:
- Nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin : 7 em (Ngại giao tiếp, ngại phát biểu ý kiến, trả 
lời ấp úng, trình bày ý kiến trước cô giáo và các bạn còn rụt rè,...)
- Chưa trung thực : 4 em ( Đôi khi còn nói dối cô giáo, nói dối bố mẹ, tự ý lấy đồ 
dùng học tập của bạn,...)
- Ý thức kỷ luật còn hạn chế : 7 em ( Đôi khi còn chưa nghiêm túc trong lễ chào 
cờ, đi học chậm giờ, nói chuyện tự do trong giờ học, chưa thực hiện tốt các nội quy 
của nhà trường,....)
- Mất đoàn kết với các bạn : 4 em ( Đôi khi còn chửi thề, chọc ghẹo, chế giễu bạn 
bè, đánh bạn, đánh em nhỏ,...)
- Học và thực hiện các yêu cầu một cách đối phó, chưa tự giác : 7 em (Ngại học, 
làm bài tập cho xong, chưa hứng thú tự giác học tập, những việc cô giáo, cha mẹ 
yêu cầu, nhắc nhở mới thực hiện, ...)
- Chưa lễ phép với người lớn : 3 em (cãi lại bố mẹ, chưa nghe lời, nói và có hành 
động thiếu lễ phép với người lớn...)
- Vô cảm, ít chia sẻ.... : 3 em ( Thờ ơ khi thấy bạn bị ngã, bỏ chạy khi thấy bạn bị 
nôn ói mà không giúp đỡ, thấy bạn đánh nhau không can ngăn...) đoạn diễn ra tranh cử, cần tiến hành đúng quy trình, dân chủ, tự nguyện và hấp dẫn 
như ngày hội.
 - Hướng dẫn Hội đồng tự quản hoạt động hiệu quả:
 + Bồi dưỡng các kĩ năng hoạt động cần thiết cho Hội đồng tự quản, các kĩ 
năng cần có của Chủ tịch và các trưởng ban trong Hội đồng tự quản.
 + Giáo viên vận dụng kinh nghiệm bản thân và đồng nghiệp để hướng dẫn 
tổ chức các hoạt động cho Hội đồng tự quản học sinh.
 + Thường xuyên rút kinh nghiệm về nội dung hoạt động của Hội đồng tự 
quản với sự tham gia của giáo viên chủ nhiệm, cha mẹ học sinh và học sinh trong 
lớp.
 + Giáo viên thường xuyên giám sát, hỗ trợ Hội đồng tự quản, đồng thời động 
viện khích lệ học sinh mạnh dạn tham gia ứng cử vào hội đồng tự quản. Giáo viện 
chủ động trong các hoạt động ứng dụng để hướng dẫn các em làm quen và dễ dàng 
thực hiện: cần kiên tri, hướng dẫn từng bước, trân trọng từng hoạt động nhỏ của 
học sinh.
 + Luôn làm mới Hội đồng tự quản về nội dung và cơ cấu tổ chức nhân sự, 
mỗi năm học cần kiện toàn tổ chức Hội đồng tự quản ít nhất 2 lần.
Theo dõi, đánh giá học sinh và ghi nhật kí đánh giá. Khen thưởng kịp thời cuối học 
kì, cuối năm học và khen thưởng đột xuất những cá nhân có những đóng góp tích 
cực, hiệu quả tốt cho Hội đồng tự quản.
 Ngay trong tháng 8 năm 2019, học sinh lớp tự bầu ra hội đồng tự quản. Các 
em đã chọn được 1 bạn Chủ tịch Hội đồng tự quản, 2 bạn Phó chủ tịch Hội đồng tự 
quản, và 6 bạn trong các Ban Vệ sinh, Chuyên cần, Học tập, Nề nếp, Thư viện, Văn 
nghệ.
 Khi các em nhận nhiệm vụ giáo viên giao rõ trách nhiệm cho từng em để các 
em nắm bắt, chỉ đạo từng hoạt động mà mình phụ trách. Trong tháng đầu tiên của 
năm học mới giáo viên phải thật sát sao với các em, hướng dẫn các em từng việc 
làm. Kết quả đến thời gian này tự các em trong Hội đồng tự quản chỉ đạo mọi hoạt 
động trong lớp rất tốt, học sinh của lớp mạnh dạn nhiều. Cụ thể: khi có khách vào 
lớp bất kì bạn nào cũng tự giới thiệu với khách về lớp mình một cách tự tin. lí tình huống để các phẩm chất được hình thành một các tự nhiên, không gò ép, 
miễn cưỡng.
2.4. Hình thành và phát triển phẩm chất học sinh thông qua tất cả các môn học:
 Tất cả các môn học ở trường Tiểu học đều có những nội dung mang tính giáo 
dục sâu sắc, từ những nội dung đó, giáo viên linh hoạt ứng dụng vào bài học định 
hướng những chuẩn mực đạo đức cho các em.
VD: Bài “Bím tóc đuôi sam”: Sau phần củng cố nội dung bài, giáo viên khuyến 
khích học sinh nêu những cảm nhận, suy nghĩ của mình về 2 các nhân vật trong bài 
đọc và hướng học sinh liên hệ bản thân :
- Là con trai, em cần rèn luyện cho mình những đức tính gì ? Em cần học tập bạn 
nam trong bài những phẩm chất tốt gì và sửa đổi đức tính gì? Là con gái, em cần 
rèn luyện cho mình những đức tính gì ? Em cần học tập bạn nữ t rong bài những 
phẩm chất tốt gì? (Hình thành phẩm chất tự tin, trách nhiệm)
Môn Tự nhiên và xã hội : Thông qua những bài học định hướng cho học sinh có ý 
thức chăm sóc cho bản thân và gia đình, yêu quý và bảo vệ môi trường xung 
quanh....
2.5. Hình thành và phát triển phẩm chất học sinh thông qua hoạt động giáo dục 
ngoài giờ lên lớp:
 - Phẩm chất học sinh được hình thành qua việc tiếp xúc, giao tiếp, học 
tập các môn học, trải nghiệm trong các hoạt động. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, 
phẩm chất các em được bộc lộ rõ nét trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên 
lớp, các hoạt động gắn với thực tiễn cuộc sống của các em.Tổ chức tốt các tiết giáo 
dục ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm trong năm học gắn với kỷ niệm các ngày lễ lớn 
của dân tộc; thông qua đó giáo dục truyền thống cách mạng, lòng tự hào dân tộc, ý 
chí quật cường và tình yêu quê hương đất nước cho học sinh. Thông thường mỗi 
tháng trong năm học đều có ngày lễ lớn chẳng hạn: Kỷ niệm cách mạng tháng Tám 
và Quốc khánh 2/9 . Ngày 15/10: Bác Hồ gửi lá thư cuối cùng cho ngành giáo dục 
- Đào tạo trước khi Bác ra đi, đồng thời cũng là ngày anh Nguyễn Văn Trỗi hy sinh. 
Ngày 20/10: Thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. 20/11: Ngày nhà giáo Việt 
Nam. 22/12: Ngày thành Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày quốc phòng toàn dân. dạn, tự tin, đoàn kết, yêu thương.
+ Hoạt động đền ơn đáp nghĩa như: Chăm sóc giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, 
viếng và chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, trồng cây nhớ ơn Bác, .đã góp phần hình thành 
phẩm chất: Kính trọng, biết ơn người có công với nước, chăm làm.
+ Hoạt động mang tính giáo dục lòng nhân ái như tham gia các đợt ủng hộ đồng 
bào bị thiên tai, bão lụt, tham gia các chương trình vì người nghèo, phong trào giúp 
bạn vượt khó, .
+ Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
+ Hoạt động tham quan dã ngoại
Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối với học 
sinh. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinh được đi thăm, tìm 
hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, văn hóa, công trình, nhà 
máy.ở xa nơi các em đang sống, học tập, giúp các em có được những kinh nghiệm 
thực tế, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các em.
 Nội dung tham quan, dã ngoại có tính giáo dục tổng hợp đối với học sinh như: 
giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, giáo dục truyền thống cách 
mạng, truyền thống lịch sử, truyền thống của Đảng, của Đoàn, của Đội Thiếu niên 
Tiền phong Hồ Chí Minh.
- Ngoài ra, theo các kế hoạch của nhà trường, của Liên đội, tổ chức các hoạt động 
mang tính giáo dục như : Quyên góp ủng hộ các bạn nghèo trong lớp, ủng hộ các 
bạn là nạn nhân chất độc màu da cam, mua tăm ủng hộ Hội người mù, tổ chức giúp 
bạn gia đình gặp hoạn nạn,...Sau mỗi hoạt động, giáo viên nhận xét, đánh giá cụ 
thể, biểu dương các em. Học sinh hiểu được ý nghĩa của hoạt động, tích cực hào 
hứng tham gia, qua đó giáo dục các em lòng nhân ái, yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ 
mọi người.
 Trong tuần tôi dành riêng một khoảng thời gian cho việc sinh hoạt Sao nhi 
đồng, qua đó tôi dạy cho các em những bài hát, kể những câu chuyện có nội dung 
giáo dục hành vi ứng xử tốt. Đồng thời, trong những lần sinh hoạt Sao tôi yêu cầu 
các em tìm những gương tốt của các bạn về chăm ngoan, lễ phép,... để kể cho nhau hợp giáo dục học sinh.
VD : - Trò chuyện, thuyết phục, phân tích hậu quả của việc nuông chiều đáp ứng 
đầy đủ những đòi hỏi của các em. Cần hướng dẫn và khuyến khích các em làm việc 
nhà vừa sức phù hợp với lứa tuổi; quản lý chặt việc sử dụng máy tính và internet, 
xem chương trình trên ti vi hợp với lứa tuổi. Không cho con tiền để tự ý mua đồ ăn 
hoặc thưởng bằng tiền, vật chất gây tính tham lam, coi trọng tiền của vật chất ở học 
sinh. Hướng dẫn tự học ở nhà...
 - Phân tích tác hại của việc đánh mắng con gây tâm lí trơ lì, hay nói dối, chối cãi 
mỗi khi mắc lỗi.. .Cần gần gũi, động viên, hiểu những suy nghĩ tình cảm của con.
- Tìm cách sắp xếp công việc để quan tâm hơn đến con, hướng dẫn làm việc nhà 
vừa sức như quét nhà, nhặt rau, gấp quần áo, ...., quản lí không để em tự ý đi chơi 
xa, quan tâm xem em chơi với những ai ở nhà để kịp thời khuyên bảo. Bố mẹ và 
những người trong gia đình cần gương mẫu trong cách nói năng...Động viên những 
tiến bộ ở em, khen ngợi nhiều hơn gây hứng thú chăm chỉ làm việc và học tập...
- Tôn trọng những sở trường, năng khiếu ở các em, không quá gây áp lực về học 
tập, về thành tích mà coi nhẹ giáo dục phẩm chất đạo đức, những đức tính căn bản 
của một con người lương thiện, có ích, biết yêu thương chia sẻ...
 - Nếu các em nghỉ học không có lí do, đến lớp chậm giờ, hay có những biểu hiện 
bất thường như mệt mỏi, thờ ơ trong giờ học, buồn bã, hung dữ với bạn bè....giáo 
viên liên lạc ngay với phụ huynh tìm hiểu nguyên nhân và tìm biện pháp khắc 
phục....( VD : Học sinh đi học nhưng không đến lớp mà đi chơi trò chơi điện tử, 
học sinh thức quá khuya để xem phim,...)
 Kết quả là hầu hết các gia đình đã có sự chuyển biến trong cách giáo dục con em, 
các em đã có sự tiến bộ tích cực, vui vẻ tự tin hơn, dám nhận lỗi và tích cực sửa lỗi, 
không chối cãi, chia sẻ nhiều điều với bạn bè và cô giáo, tự giác giúp đỡ bạn...không 
còn hiện tượng học sinh trốn tránh các công việc, tự giác chăm học hơn, không còn 
hiện tượng ham chơi điện tử mà thờ ơ các hoạt động khác.
2.6.2. Phối hợp với giáo viên bộ môn và nhân viên trong nhà trường:
- Với giáo viên bộ môn:
+ Thống nhất hình thức và biện pháp giáo dục phẩm chất cho học sinh.

File đính kèm:

  • docxbao_cao_skkn_mot_so_bien_phap_hinh_thanh_va_phat_trien_pham.docx