SKKN Một số kinh nghiệm nhằm giúp học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động ngoài giờ chính khoá cho học sinh Lớp 2
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm nhằm giúp học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động ngoài giờ chính khoá cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm nhằm giúp học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động ngoài giờ chính khoá cho học sinh Lớp 2

Một số kinh nghiệm nhằm giúp học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động ngoài giờ chính khoá cho học sinh lớp 2 PHẦN I : MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài: 1.Về lí luận: Luật giáo dục năm 2005 (sửa đổi , bổ sung năm 2009) đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.” Với vai trò là cấp học nền tảng, giáo dục Tiểu học phải “nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.” 2. Về thực tiễn: Trong trường Tiểu học, việc giáo dục học sinh được thực hiện thông qua hai con đường: dạy học các môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Mỗi con đường có những ưu thế riêng, song Hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khoá, do đặc trưng của mình và có vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Thời lượng dành cho Hoạt động ngoài giờ chính khoá, đặc biệt của khối lớp 2 lại không được nhiều.Từ suy nghĩ “Làm thế nào để tổ chức cho các em học sinh những giờ hoạt động ngoài giờ chính khóa thật hữu ích, sôi nổi và hấp dẫn?, nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài:“Một số kinh nghiệm nhằm giúp học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động ngoài giờ chính khoá cho học sinh lớp 2” đã được áp dụng vào thực tế lớp 2 do tôi chủ nhiệm. II. Mục đích nghiên cứu: - Đề tài này giúp tôi lôi cuốn học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khoá. - Giúp các em được thực hành, trải nghiệm các kiến thức đã học vào trong thực tiễn cuộc sống, phát triển ở học sinh các kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi. - Tạo cơ hội thuận lợi cho học sinh được tham gia một cách tích cực, trên cơ sở đó giúp các em phát triển các phẩm chất và năng lực cần thiết. Góp phần phát triển toàn diện nhân cách của học sinh. 1/17 Một số kinh nghiệm nhằm giúp học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động ngoài giờ chính khoá cho học sinh lớp 2 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận : Như chúng ta đã biết, bản chất của quá trình giáo dục là tổ chức toàn bộ cuộc sống, học tập, hoạt động của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh phát triển và bộc lộ hết khả năng của mình. Để thực hiện tốt vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp, trước tiên người giáo viên phải xác định đúng vị trí, nhiệm vụ, biết tổ chức giáo dục, phải là người thực hiện tốt những nhiệm vụ của một thầy, cô giáo, phải nắm được đường lối quan điểm lí luận giáo dục đồng thời người giáo viên chủ nhiệm phải tham gia các hoạt động chính trị xã hội tốt hơn, phải rèn luyện ở mức cao hơn. Đó là trách nhiệm, nghĩa vụ và cũng là vinh dự vì học sinh. Mỗi năm một lần được Ban giám Hiệu phân công nhận lớp và lần nào cũng vậy, tôi vừa mừng lại vừa lo. Mừng vì mình được cống hiến một phần công sức phục vụ cho mái trường thân yêu của mình. Lo vì mỗi năm mỗi đối tượng học sinh một khác, làm sao cho các em luôn vui vẻ, tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động của trường của lớp hơn luôn là những trăn trở khi nhận lớp. Năm học 2018-2019 này, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 2. Lớp tôi chủ nhiệm học sinh phần lớn là ngoan, có năng khiếu văn nghệ và khéo tay nhưng chưa mạnh dạn tham gia các hoạt động của trường, của lớp. Vấn đề đặt ra cho tôi bây giờ là từ thực trạng của lớp tôi phải làm sao để chính các em ấy luôn cảm thấy ở các hoạt động sự mới lạ, không nhàm chán, hướng các em đến sự tích cực, chủ động, tự tin tham gia tốt hơn trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khoá hơn trước đây. II. Cơ sở thực tế: Giáo viên Tiểu học không chỉ dạy đủ các môn học theo quy định của Bộ GD&ĐT mà còn phải làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Vì vậy, đòi hỏi người giáo viên Tiểu học không chỉ có trình độ chuyên môn mà còn phải biết tổ chức quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục, đó là việc rất khó khăn đối với giáo viên. Đòi hỏi người giáo viên nhanh nhẹn, hoạt bát và không ngừng học hỏi. Từ thực tế trên, tôi tự hứa với lòng mình phải cố gắng thật nhiều để làm tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khoá hơn nữa. 1. Thuận lợi : - Ban giám hiệu luôn quan tâm đến tập thể lớp. 3/17 Một số kinh nghiệm nhằm giúp học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động ngoài giờ chính khoá cho học sinh lớp 2 Học sinh tham gia thi gói bánh chưng Học sinh lớp 2A tham gia trò chơi trong lễ hội bánh trưng 5/17 Một số kinh nghiệm nhằm giúp học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động ngoài giờ chính khoá cho học sinh lớp 2 Ban phụ huynh tổ chức Trung Thu cho các con. Ban phụ huynh tổ chức Noel cho các con. 7/17 Một số kinh nghiệm nhằm giúp học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động ngoài giờ chính khoá cho học sinh lớp 2 của nhau. Từ đó tình cảm gắn bó, chia sẻ giữa các em được hình thành. Củng cố tinh thần đoàn kết trong tập thể lớp. - Tăng cường nội dung sinh hoạt có liên quan đến những vấn đề gần gũi, thiết thực với học sinh như chủ điểm: phòng tránh tai nạn thương tích, phòng tránh tai nạn giao thông... - Đảm bảo các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khoá được tổ chức với hình thức đối thoại để học sinh cởi mở, thân thiện và đoàn kết hơn, giúp học sinh tin tưởng và có hứng thú hơn khi tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Khi các em mạnh dạn hơn khi đưa ra các quan điểm, chính kiến của mình, chúng ta nên sẵn sàng lắng nghe và tiếp nhận những ý kiến đó một cách tôn trọng. Để thực hiện được những điều trên cần thực hiên các bước sau đây: 2.1. Nắm bắt thông tin: - Ngay từ khi nhận lớp Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) cần nắm rõ tình hình học sinh trong lớp với một số thông tin cần thiết thông qua một bảng câu hỏi ( Phiếu điều tra thông tin cá nhân ) thông qua những thông tin này GVCN nắm biết được tình hình hoàn cảnh, tính cách, năng lực; năng khiếu; sở trường của từng học sinh của từng học sinh trong lớp và cũng biết được mối quan hệ của học sinh trong lớp học. Ngoài ra, đầu năm tôi đã tiến hành nhận bàn giao tình hình học tập và tham khảo ý kiến giáo viên chủ nhiệm năm học trước về tình hình chung của lớp cũng như các trường hợp đặc biệt. Bên cạnh đó, tôi gần gũi với học sinh, trực tiếp hỏi về gia đình, bản thân học sinh. Khi xếp chỗ cho học sinh, tôi chú ý những học sinh có sức khoẻ yếu, học sinh mắc bệnh về tai, mắt, học sinh tăng động, tự kỷ ở vị trí thuận tiện. Những học sinh hoàn thành chưa tốt, hiếu động được xếp vào hàng giữa để tiện theo dõi. Giáo viên cũng xếp xen kẽ học sinh HTT với học sinh HT, chưa HT để các em có điều kiện giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong việc tham gia vào các hoạt động ngoài giờ chính khoá. 2.2 Xây dựng đội ngũ cán bộ + Ngay từ đầu năm học, tôi đã lựa chọn, xây dựng đội ngũ cán bộ cho lớp và huấn luyện phương pháp làm việc cho từng đối tượng. Sau khi đã quen với công việc, để phát huy tính mạnh dạn, tự tin tôi đã tạo cơ hội cho cán bộ lớp thực hành các ý tưởng hoạt động của các em với sự cố vấn, sự giúp đỡ của mình các em tổ chức một vài tiết học hoạt động ngoài giờ chính khoá. 9/17 Một số kinh nghiệm nhằm giúp học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động ngoài giờ chính khoá cho học sinh lớp 2 - GVCN phải lập kế hoạch chủ nhiệm của năm học thật chi tiết theo tháng, tuần. Bên cạnh đó các buổi sinh hoạt theo chủ điểm cần có kế hoạch cụ thể chi tiết cho từng đợt. - Dựa vào thông tin trên, giáo viên chủ nhiệm có hướng sắp xếp các thành viên trong lớp làm các nhiệm vụ phù hợp với khả năng của từng em học sinh: GVCN cần phải xây dựng đội hình cán bộ lớp, cán sự bộ môn vững vàng có thể thu hút, thuyết phục được tập thể. Đồng thời có sự tập dượt cho lực lượng cán bộ lớp phương pháp làm việc, phương pháp theo dõi đánh giá, phương pháp nhận xét trước tập thể như: tuyên dương thì cần làm nổi bật, nhắc nhở thì nhẹ nhàng, thuyết phục. Bên cạnh đó GVCN cũng phải giảng giải cho tập thể lớp hiểu đó là công việc phải làm với mục tiêu xây dựng tập thể, đoàn kết giúp đỡ nhau tiến bộ. 2.3.Tiến hành các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khoá: Để tiến hành một buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp đạt kết quả tốt thì công chuẩn bị của giáo viên chủ nhiệm là rất quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm cần có kế hoạch cụ thể chuẩn bị tư liệu cho buổi sinh hoạt, phân công học sinh làm các công việc theo kế hoạch thật chi tiết và tỉ mỉ. Tôi xin trình bày cụ thể như sau: * Một số con đường thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - Hoạt động trong giờ sinh hoạt Lớp, Sao. - Hoạt động trong buổi sinh hoạt dưới cờ. - Hoạt động giáo dục theo chủ điểm. - Hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh. 2.3.1. Sinh hoạt lớp, đội theo chủ điểm tháng: Trong kế hoạch hoạt động chủ nhiệm tôi đã cụ thể các đợt sinh hoạt chủ đề theo từng tháng, ở đây tôi xin minh hoạ tiết sinh hoạt chủ điểm tháng 11 (tuần 12) : “Biết ơn thầy cô giáo” a.Công tác chuẩn bị: - Giáo viên chuẩn bị kế hoạch chi tiết có sự phân công rõ ràng, tìm kiếm tại liệu liên quan đến chủ điểm cần thực hiện. - Học sinh tìm hiểu trước các vấn đề cần tham gia tìm hiểu về lịch sử, nguồn gốc và ý nghĩa to lớn của ngày Nhà giáo Việt Nam. Các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Cán bộ lớp chuẩn bị sổ tổ, sổ lớp để sơ kết thi đua. b.Cách tiến hành: Gồm 3 phần Phần1: Sơ kết thi đua, bình bầu thi đua. 11/17 Một số kinh nghiệm nhằm giúp học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động ngoài giờ chính khoá cho học sinh lớp 2 (Các bạn ơi, nhớ tắt đèn khi không dùng nhé! , giáo dục môi trường; giáo dục an toàn giao thông, giáo dục phòng chống tai nạn thương tích; Em phòng chống bị xâm hại,...) - Giáo viên chủ nhiệm lên kế hoạch cụ thể cho buổi sinh hoạt trước hai tuần: Kế hoạch chi tiết có sự phân công rõ ràng, kế hoạch sinh hoạt phù hợp với nội dung của chủ điểm. Giáo viên cần thiết kế các hoạt động trong buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp thật cụ thể, chi tiết. Giáo viên cần giúp các em vận dụng được hiểu biết vốn có của các em vào tiết sinh hoạt. Đồng thời, xen lẫn hoạt động “động” và hoạt động “ tĩnh” để các em không bị nhàm chán. Các trò chơi để tăng thêm tính hấp dẫn của hoạt động, giáo viên có thể dùng máy tính để làm công cụ thiết kế các hoạt động. Nhưng mục đích cuối cùng của các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là giúp các em tăng thêm vốn hiểu biết, hình thành các kĩ năng sống cơ bản, vui chơi các trò chơi bổ ích, giúp các em thấy vui vẻ, thoải mái sau những gìờ học căng thẳng và mệt mỏi. * Ví dụ chủ điểm: Em phòng chống bị xâm hại . - Học sinh tìm hiểu trước về vấn đề nạn xâm hại trẻ em. Các tiết mục văn nghệ, tiểu phẩm về phòng chống bị xâm hại. Cán bộ lớp phân công học sinh chuẩn bị các tiết mục văn nghệ. + Gồm có 3 hoạt động: Hoạt động 1: Khám phá ( Thông tin sưu tầm về nạn xâm hại trẻ em) - 1 học sinh dẫn - Giáo viên đưa yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 5 hoặc nhóm 6. + nhóm 1: Tìm hiểu thông tin + nhóm 2: Xâm hại tình dục trẻ em + nhóm 3: Tuyên truyền quyền trẻ em. - Giáo viên gọi đại diện nhóm trình bày và bổ sung. - Giáo viên đưa bức tranh và chốt: Những vùng không được phép động chạm trên cơ thể : miệng, khu vực mặc đồ bơi. (Liên hệ thực tế và giáo viên cho học sinh xem quy tắc 5 ngón tay . Đó là: 13/17
File đính kèm:
skkn_mot_so_kinh_nghiem_nham_giup_hoc_sinh_tich_cuc_tham_gia.doc