SKKN Một số giải pháp rèn nền nếp cho học sinh Lớp 2 thông qua các hoạt động giáo dục nhằm phát triển toàn diện nhân cách học sinh
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp rèn nền nếp cho học sinh Lớp 2 thông qua các hoạt động giáo dục nhằm phát triển toàn diện nhân cách học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp rèn nền nếp cho học sinh Lớp 2 thông qua các hoạt động giáo dục nhằm phát triển toàn diện nhân cách học sinh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do – Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT, CỘNG NHẬN SÁNG KIẾN Năm học: 2021 – 2022 Kính gửi: -Phòng GD &ĐT Quận Lê Chân -Hội đồng thẩm định Sáng kiến Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo - Tên sáng kiến: “Một số giải pháp rèn nền nếp cho học sinh lớp 2 thông qua các hoạt động giáo dục nhằm phát triển toàn diện nhân cách học sinh”. - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy lớp 2 1. Tình trạng giải pháp đã biết: 1.1. Ưu điểm: - Cơ sở vật chất của trường đảm bảo cho việc dạy và học. - Ban giám hiệu luôn quan tâm đến chất lượng dạy và học. - Các ban ngành, đoàn thể luôn tạo điều kiện giúp đỡ hỗ trợ nhiệt tình về mọi mặt. - Đa số học sinh ngoan, lễ phép, có ý thức tự giác và tinh thần tự quản cao. - Ngay từ đầu năm học trường đã tổ chức được cuộc họp với phụ huynh để chấn chỉnh nền nếp học tập của các em. - Nhiều phụ huynh quan tâm sát sao đến việc học của con và ủng hộ nhiệt tình các hoạt động của lớp, của trường. 1.2. Hạn chế: - Học sinh lớp 2 là lứa tuổi đang bước vào tuổi phát triển nên ngoài những thay đổi về thể chất, các em cũng có nhiều thay đổi về tâm lý, dễ bị tác động xấu bởi những vấn nạn của xã hội nếu các em không được giáo dục tốt. - Môi trường sinh hoạt của các em thay đổi hoàn toàn đang từ môi trường vui chơi các em chuyển hẳn sang môi trường học tập nên có ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề nền nếp và ý thức. - Một số học sinh còn ham chơi, ý thức học tập chưa bền vững; chưa tự giác, tự tin để rèn nền nếp và ý thức học tập, còn ỷ lại nhiều vào gia đình. - Một số giáo viên còn lúng túng khi lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ chức để rèn nền nếp cho học sinh lớp 2 - Phụ huynh ít gặp gỡ giáo viên để trao đổi về việc học tập, sinh hoạt của con em mình ở trường cũng như ở nhà. - Nhiều phụ huynh và học sinh chưa thật coi trọng việc học trực tuyến và còn coi đây - Học sinh xây dựng nền nếp tốt khi học trực tuyến. Tự tin, tích cực, tự giác tham gia học trực tuyến hiệu quả. - Các em đã tự giác chuẩn bị bài ở nhà, luôn sẵn sàng tham gia các phong trào của lớp, của trường. - Có tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Ý thức chấp hành tốt nội quy của trường. - Xây dựng được một tập thể đoàn kết, biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. - Góp phần hoàn thiện nhân cách cho học sinh. - Xây dựng được một môi trường học tập thực sự thân thiện để học sinh tích cực tham gia các hoạt động học tập. - Tạo một môi trường gắn bó mật thiết với gia đình, xã hội nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. - Tìm hiểu để biết được một cách toàn diện, sâu sắc về từng học sinh. Hiểu rõ hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tâm lí, tính cách, sở thích, thói quen,...của từng học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp. - Chú trọng xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp, huấn luyện để các em trở thành những “người lãnh đạo nhỏ” tài ba. - Luôn giữ được sự bình tĩnh trước lỗi lầm của học sinh, tìm hiểu cặn kẽ thấu đáo nguyên nhân của mỗi tình huống xảy ra để có cách xử lí đúng đắn, hợp tình, hợp lí; tránh trách nhầm, trách oan học sinh làm các em hoang mang, thiếu niềm tin vào người thầy. - Luôn biết khích lệ biểu dương các em kịp thời. Hãy khen ngợi những ưu điểm sở trường của các em để các em thấy giá trị của mình được nâng cao, có niềm tin và hứng thú học tập hơn. - Luôn thể hiện cho học sinh thấy tình cảm yêu thương của một người thầy đối với học sinh. Hãy nhớ rằng lòng nhân ái, bao dung, đức vị tha của người thầy luôn có một sức mạnh to lớn để giáo dục và cảm hóa học sinh. - Duy trì và sáng tạo trong công tác xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, làm sao để tất cả các em luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. - Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh và các đoàn thể; kiên trì vận động phụ huynh tích cực tham gia vào công tác giáo dục học sinh. - Biết phát huy thế mạnh của lớp; giáo viên luôn phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo; biết phối hợp nhiều hình thức, phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.
File đính kèm:
skkn_mot_so_giai_phap_ren_nen_nep_cho_hoc_sinh_lop_2_thong_q.docx