SKKN Một số biện pháp xây dựng Lớp học hạnh phúc theo hướng tích cực học tập trực tuyến đối với học sinh Lớp 2

docx 28 trang sangkienhay 19/10/2023 1260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng Lớp học hạnh phúc theo hướng tích cực học tập trực tuyến đối với học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp xây dựng Lớp học hạnh phúc theo hướng tích cực học tập trực tuyến đối với học sinh Lớp 2

SKKN Một số biện pháp xây dựng Lớp học hạnh phúc theo hướng tích cực học tập trực tuyến đối với học sinh Lớp 2
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ 
 TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH LIỆT
 *************************
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC
HẠNH PHÚC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HỌC TẬP
 TRỰC TUYẾN ĐỐI VỚI HỌC SINH LỚP 2
 Lĩnh vực/ Môn : Chủ nhiệm
 Cấp học : Tiếu học
 Tên Tác giả : Phạm Thị Lụa
 Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Thanh Liệt
 Chức vụ : Giáo viên
 NĂM HỌC 2021-2022 4. Xây dựng nội quy lớp học...................................................................................10
4.1 Xây dựng nề nếp................................................................................................11
4.2 Xây dựng “lớp học hạnh phúc” .........................................................................12
5. Tạo mối quan hệ tích cực trong lớp.....................................................................12
5.1 Mối quan hệ giữa thầy - trò ...............................................................................12
5.2 Tạo cơ hội cho học sinh được vẽ.......................................................................14
5.3 Mối quan hệ bạn bè ...........................................................................................15
6. Tổ chức các hoạt động và các trò chơi vui tươi...................................................16
7. Động viên các em học sinh..................................................................................17
8. Phối kết hợp thường xuyên với phụ huynh học sinh ...........................................18
8.1 Kết hợp với phụ huynh nâng cao ý thức tự học, tự phục vụ..............................18
8.2 Chia sẻ cho phụ huynh học sinh những kiến thức về tâm lý, giáo dục con.......19
8.3 Giao thêm nhiệm vụ mới ...................................................................................19
9. Phát huy nguồn lực trong nhà trường ..................................................................20
9.1 ............................................................................................................................. Sự 
giúp đỡ, chỉ đạo của tổ chuyên môn và Ban giám hiệu............................................20
9.2 Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.............................20
IV. KẾT QUẢ..........................................................................................................20
C. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ...........................................................................23
1. Kết luận................................................................................................................23
2. Khuyến nghị ........................................................................................................23
2.1 Về phía gia đình.................................................................................................23
2.2 Đối với nhà trường ............................................................................................24
2.3 Đối với giáo viên...............................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO những thời điểm tưởng chừng như việc dạy và học sẽ trở nên rất khó khăn khi số 
lượng các con học sinh, phụ huynh học sinh bị F0 tăng lên đến chóng mặt.
 - Từ chủ chương triển khai kế hoạch xây dựng Lớp học hạnh phúc của nhà 
trường, ngay từ đầu năm học, dù là dạy học qua màn ảnh nhỏ, nhưng mỗi giáo viên 
chúng tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm của lớp, sao cho phù 
hợp với thực tế dạy học. Song không hề đơn giản, có rất nhiều khó khăn đã nảy 
sinh sau mỗi tiết học. Đặc biệt là hiện tượng một số các con học sinh không tương 
tác tích cực trong quá trình học tập, thụ động, mất tập trung khiến cho giờ học 
không có hiệu quả. Cô và trò chúng tôi đều cảm thấy hụt hẫng, buồn tẻ và bế tắc 
trong việc gắn kết tình cảm với nhau. Nhận thấy tình hình đó, tôi đã thật sự trăn 
trở và suy nghĩ: “Làm thế nào để học sinh hứng thú, tích cực hơn trong mỗi giờ 
học trực tuyến? Làm sao để hoàn thành kế hoạch xây dựng một Lớp học hạnh 
phúc trong hoàn cảnh dịch bệnh bùng phát như thế này? ”. Tôi thiết nghĩ, chỉ khi 
các con học sinh luôn tích cực học tập, vui vẻ với việc học, có sự quý trọng với 
thầy cô và yêu thương bạn bè thì lớp học đó mới thật sự có niềm hạnh phúc.
 - Tôi đã tiến hành nghiên cứu lí luận cũng như thực trạng về những vấn đề 
liên quan đến tâm lý học tập trực tuyến của học sinh lớp 2 và mạnh dạn trao đổi 
những khó khăn thực tế còn vướng mắc với đồng nghiệp của mình, để tìm ra giải 
pháp thật phù hợp với lớp học của mình.
 - Từ những lí do khách quan và chủ quan trên, tôi đã tiến hành thực nghiệm 
đề tài “Một số biện pháp xây dựng Lớp học hạnh phúc theo hướng tích cực học 
tập trực tuyến đối với học sinh lớp 2.
 II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
 1. Mục đích nghiên cứu
 - Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân học sinh còn hạn chế về các nề nếp 
trong khi đi học, việc thực hiện nhiệm vụ của người học sinh, phẩm chất đạo đức 
chuẩn mực và các kĩ năng sống.
 - Đề xuất một số biện pháp về làm tốt công tác chủ nhiệm để giúp các em 
học sinh trở thành một người có năng lực, có phẩm chất đạo đức, lối sống chuẩn 
mực, nhân cách tốt trong xã hội. - Học sinh tiểu học khả năng tập trung chưa bền vững, chóng mệt, trẻ không 
 thể ngồi nghe hàng giờ, khi học trẻ chỉ có thể ngồi nghe giảng đến 20 phút, nếu 
 ngồi nghe lâu sẽ không có hiệu quả vì vậy giáo viên phải tổ chức các hình thức 
 học tập phong phú để tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học chính và ngoại khoá.
 - Tình cảm của học sinh tiểu học mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn liền 
 với các sự vật hiện tượng sinh động, rực rỡ, .. .Lúc này khả năng kiềm chế cảm 
 xúc của trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện cụ thể là 
 trẻ dễ khóc mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vô tư...
 2. Vai trò và nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm
 2.1 Vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp
 - Giáo viên chủ nhiệm lớp là linh hồn của lớp, bằng các biện pháp tổ chức, 
 giáo dục, bằng sự gương mẫu và quan hệ tình cảm, giáo viên chủ nhiệm xây dựng 
 khối đoàn kết trong tập thể, dìu dắt các em nhỏ như con em của mình trưởng thành 
 theo từng năm tháng. Giaó viên chủ nhiệm lớp có vai trò quản lí lớp học thể hiện 
 trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch giáo dục, đôn đốc, kiểm tra 
 và đánh giá kết quả học tập và tu dưỡng của học sinh trong lớp. Giữ vai trò chủ 
 đạo trong việc phối hợp với các lực lượng giáo dục.
 2.2 Nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm lớp
 - Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế 
hoạch dạy học, soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh; quản lí học 
sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động 
chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục.Trau dồi 
đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà 
giáo; gương mẫu trước học sinh, thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách 
của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ 
đồng nghiệp. Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên 
môn,nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy. Thực hiện nghĩa vụ công dân, các 
quy định của pháp luật và của ngành, các quyết định của Hiệu trưởng;...Phối hợp với 
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội liên 
quan để tổ chức hoạt động giáo dục. một cá tính khác nhau.
 *về học tập: Lớp có một số em lực học giỏi nhưng có những học sinh gặp khó 
khăn trong việc nghe - viết bài.
 - Chính vì vậy, tôi luôn quan niệm rằng thực chất của việc dạy học là quá trình 
truyền cảm hứng, đánh thức khả năng tự học của người học và người học chủ động 
tiếp nhận tri thức Trong bối cảnh hiện nay, do tình hình dịch bệnh Covid -19 còn rất 
nhiều diễn biến phức tạp, kéo dài. Chính vì thế hình thức dạy học trực tuyến là một 
lựa chọn phù hợp và được quan tâm nhất của đội ngũ nhà giáo ngành giáo dục.
 - Ngay từ đầu năm học mới, sau khi nhận lớp với sĩ số là 47 học sinh, tôi khảo 
sát, tìm hiểu về tình hình và chất lượng học tập.
 3. Kết quả khảo sát đầu năm học như sau:
 STT Nội dung tìm hiểu SLHS Tỉ lệ %
 1. Học sinh chưa tự giác học bài 20 42,5%
 2. Học sinh gặp khó khăn khi viết số, chữ 15 31,9%
 3. Học sinh chưa tập trung, tiếp thu bài còn 15 31,9%
 chậm
 4. Học sinh nhút nhát, rụt rè, chưa dám giơ tay 10 21,2%
 phát biểu
 5. Học sinh có vốn kĩ năng sống còn hạn chê 10 21,2%
 Từ nhu câu thực tê đặt ra, tôi nhận thây với cương vị là một giáo viên của các 
 con, tôi cân làm tốt công tác chủ nhiệm, xây dựng tốt nề nêp lớp học, rèn luyện cho 
 học sinh phương pháp tự học và nhiều kĩ năng sống cơ bản khác.
 Trao đổi với các đồng chí giáo viên chủ nhiệm khối lớp 2, lây ý kiên khảo sát 
 thêm về thực trạng việc học tập trực tuyên của các lớp và tiên hành dự giờ học trực 
 tuyên của một số lớp 2, tôi thu được kêt quả như sau: biện pháp sau:
 *Bước 1: Điều tra lí lịch của các em học sinh vào tuần đầu tiên nhận lớp.
 - Tuần đầu tiên khi các em vào học, tôi đã phố biến rất rõ và yêu câù các bậc 
phụ huynh học sinh cập nhật thật chính xác nội dung của bản sơ yếu lí lịch thông qua 
hệ thống câu hỏi trên phần mềm goodform.
 - Qua điều tra thông tin, tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học 
sinh để cập nhật đầy đủ vào Sổ Chủ nhiệm lớp 2A4. Và quan trọng hơn cả là tôi đã 
nắm được gia cảnh và hoàn cảnh học sinh của mình để có những biện pháp giáo dục 
sao cho phù hợp.
 *Bước 2: Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm:
 - Dựa vào việc trao đổi tình hình học tập cũng như nắm bắt một số đặc điểm của 
học sinh thông qua giáo viên chủ nhiệm năm học trước và tổng hợp sơ yếu lí lịch của 
các em, tôi lập kế hoạch chủ nhiệm cho một năm học. Kế hoạch là sự kết hợp giữa các 
phong trào chung của nhà trường, kế hoạch chuyên môn của tổ khối và đặc điểm tình 
hình của học sinh lớp tôi chủ nhiệm trong đó ghi lại kết quả học tập, đặc điểm tình 
hình, chỉ tiêu phấn đấu, phương hướng kế hoạch công tác của từng tháng.
 2. Thiết lập các hình thức thi đua trong lớp
 Để tạo cho các em có thêm động lực trong học tập, tôi thường xuyên duy trì các 
hình thức thi đua trong lớp học. Đầu năm học, tôi tạo một lớp học mang tên “ Tim 
2A4 hạnh phúc!” bằng phần mềm Classdojo. Trong Classdojo, tôi cùng các con thống 
nhất các tiêu chí cộng, trừ điểm. Trong lớp học, tôi sẽ cộng điểm nếu các em làm tốt 
các kĩ năng tích cực, ngược lại sẽ bị trừ điểm nếu các em bị mắc lỗi. Số điểm đạt được 
trong classdojo dành tặng cho các em tham gia học tập tích cực, chơi trò chơi chiến 
thắng, làm phiếu đúng... phục vụ trong tất cả các môn học trên lớp, các hoạt động... 
Cuối mỗi tháng, tôi sẽ tổng kết lớp học và chọn ra 5 bạn điểm cao nhất lớp để tặng 
phần thưởng, phụ huynh có thể theo dõi điểm và nhận xét của giáo viên về con của 
mình và có thể phản hồi với giáo viên về kết quả đó.Việc làm này khiến các em vừa 
hứng thú trong quá trình học tập môn học, tích cực khi làm bài, vừa giúp các em có 
động lực phấn đấu đạt được phần thưởng mình yêu thích.
 *Lưu ý khi thiết lập các hình thức thi đua - Phối hợp với lớp trưởng, lớp phó học tập giữ trật tự lớp học.
 - Nhắc nhở các bạn không làm việc riêng trong lớp, không đi lại tự do trong 
giờ học, không tắt cam trong lớp.
 - Mỗi bạn sẽ làm đúng các nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, lớp trưởng và hai lớp 
phó phải đoàn kết và hợp tác chặt chẽ với nhau trong công việc chung.
 - Cuối mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt lớp ngày thứ sáu, lớp trưởng, lớp phó báo 
cáo các mặt hoạt động của lớp. Căn cứ vào báo cáo của từng em, tôi nắm được khả 
năng quản lí lớp của từng em.
 4. Xây dựng nội quy lớp học
 - Mỗi lớp học để đảm bảo nề nếp cần có nội quy riêng mà giáo viên chủ nhiệm 
đề ra và yêu cầu học sinh thực hiện. Bên cạnh đưa ra nội quy lớp học riêng, tôi sẽ 
khuyến khích, tạo môi trường cho các con học tập tốt nhất, đặc biệt tôi không tạo 
những áp lực cho các em. Thay vào đó tôi sẽ xây dựng phong trào “Xây dựng trường 
học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ giáo dục và Đào tạo phát động năm 2008 - 
2009 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân 
cách và kĩ năng sống cho học sinh. Qua nhiều năm thực hiện, phong trào đã có sức lan 
tỏa mạnh mẽ cả chiều sâu lẫn chiều rộng, mang lại hiệu quả thiết thực cho ngành giáo 
dục và cho xã hội. Muốn phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích 
cực” ở mỗi trường đạt hiệu quả thì mỗi giáo viên chủ nhiệm phải tích cực “xây dựng 
lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. Có nhiều “lớp học thân thiện, học sinh tích cực” 
thì mới có “trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
 - Công việc xây dựng nội quy, quy định của lớp học được tôi tiến hành từng bước 
như sau:
 4.1 Xây dựng nề nếp:
Đầu năm tôi đưa ra nội quy lớp học cho cả lớp cùng nắm được và thực hiện: NỘI 
 QUY LỚP HỌC TRỰC TUYẾN LỚP 2A4
 A. Kỉ luật, nề nếp:
 1. Vào học đúng giờ.
 2. Nghỉ học phải xin phép giáo viên chủ nhiệm.
 3. Duy trì nề nếp học tập.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh_phuc_theo_huong.docx