SKKN Một số biện pháp giúp học sinh viết tốt đoạn văn trong phân môn Tập làm văn Lớp 2
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh viết tốt đoạn văn trong phân môn Tập làm văn Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp học sinh viết tốt đoạn văn trong phân môn Tập làm văn Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh viết tốt đoạn văn trong phân môn Tập làm văn lớp 2 Tiếng mẹ đẻ có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống con người. Đó là phương tiện giao tiếp và tư duy. Đối với trẻ em, tiếng mẹ đẻ càng có vai trò quan trọng. K.A.U – sin – Xki chỉ rõ “ Trẻ em đi vào đời sống tinh thần của mọi người xung quanh nó duy nhất thông qua phương tiện tiếng mẹ đẻ và ngược lại, thế giới bao quanh đứa trẻ được phản ánh qua nó chỉ thông qua công cụ này”. Do đó trẻ em cần được học tiếng mẹ đẻ một cách khoa học trong các giờ học Tiếng Việt đặc biệt là trong phân môn Tập làm văn.Phân môn này đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kiến thức, kĩ năng tổng hợp từ nhiều phân môn khác nhau như: Học vần, Tập viết, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu... để làm được một bài văn học sinh phải sử dụng cả bốn kĩ năng: “ Nghe, nói, đọc, viết”. Phải vận dụng những kiến thức về Tiếng Việt, về cuộc sống thực tiễn. Phân môn Tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng tạo lập văn bản, trong quá trình lĩnh hội các kiến thức khoa học, góp phần dạy học sinh sử dụng Tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, Tập làm văn được coi là phân môn có tính tổng hợp, toàn diện, sáng tạo có liên quan quan mật thiết đến các môn học khác. PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài: Trong chương trình Tiểu hoc, môn Tiếng Việt có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết để giúp các em học tập và giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Thông qua việc học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện tư duy, cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, góp phần hình thành con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tập làm văn là một phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học. Tập làm văn dạy các kiến thức và kĩ năng giúp học sinh tạo lập, sản sinh ra ngôn bản. Phân môn Tập làm văn có vai trò, vị trí quan trọng trong việc hình thành, xây dựng các phân môn khác. Nhờ quá trình vận dụng các kĩ năng để tạo lập, sản sinh văn bản trong dạy học Tập làm văn, tiếng Việt trở thành một công cụ sinh động trong quá trình học tập và giao tiếp của học sinh tiểu học. Nhiệm vụ cơ bản của phân môn Tập làm văn là giúp học sinh tạo được ra ngôn bản nói và viết theo các phong cách chức năng ngôn ngữ, hình thành và phát triển năng lực tạo lập ngôn bản – một năng lực được tổng hợp từ các kĩ năng bộ phận như: dạng nói, viết bằng câu, đoạn, bài. Lớp Hai học sinh tiểu học bắt đầu làm quen với phân môn Tập làm văn. Các con được làm quen với đoạn văn và được rèn kĩ năng viết đoạn văn. Trong khi giảng dạy qua bài làm của học sinh, tôi nhận thấy các con viết đoạn văn còn lúng túng, chưa đạt yêu cầu. Các con thường viết bị lặp mẫu câu, dùng sai từ, sắp xếp câu chưa hợp lí, viết câu không rõ ý, viết không đúng yêu cầu đề bài. Bản thân là một giáo viên dạy lớp 2, tôi có nhiều trăn trở không biết làm thế nào để giúp các con viết tốt đoạn văn theo yêu cầu. Vì vậy mà tôi luôn suy nghĩ và cố gắng tìm cách nâng cao chật 6. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động dạy Tập làm văn ở lớp 2 trong năm học 2018 – 2019. PHẦN 2 : NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận: Tập làm văn là một trong những phân môn có vị trí quan trọng của môn Tiếng Việt. Phân môn này đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kiến thức, kĩ năng tổng hợp từ nhiều phân môn khác nhau như: Học vần, Tập viết, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu để làm được một bài văn học sinh phải sử dụng cả bốn kĩ năng: “Nghe, nói, đọc, viết”. Phải vận dụng những kiến thức về Tiếng Việt, về cuộc sống thực tiễn. Phân môn Tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng tạo lập văn bản, trong quá trình lĩnh hội các kiến thức khoa học, góp phần dạy học sinh sử dụng Tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, Tập làm văn được coi là phân môn có tính tổng hợp, toàn diện, sáng tạo có liên quan quan mật thiết đến các môn học khác. Dạy Tập làm văn để làm sao cho môn học trở nên hấp dẫn và cập nhật, khuyến khích và huấn luyện con người khả năng cảm thụ, tự do bộc lộ suy nghĩ, biểu cảm, kĩ năng sống, biết yêu thương, có trách nhiệm và gắn kết cộng đồng. Trong quá trình dạy học phân môn Tập làm văn, người giáo viên cần dạy cho học sinh viết đúng yêu cầu, viết đủ số lượng câu, viết gọn, rõ ràng, tính kỉ luật, tính cẩn thận, thận trọng trong công việc, lòng tự tin của bản thân. Học Tập làm văn chính là cơ sở, là nền tảng để học tốt các môn học khác nhằm thực hiện đúng mục tiêu mà Đảng ta đã đề ra nhằm đào tạo cong người mới. 2. Thực trạng: Qua thực tế giảng dạy trong thời gian qua ở khối lớp 2, tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn là phân môn khó đối với học sinh. Tập làm văn đòi hỏi tính sáng tạo của học sinh. Vì vậy để có bài văn hoàn thiện về cả nội dung lẫn hình thức quả là một điều khó với học sinh. Nhiều em không biết bắt đầu từ đâu, phải nói và viết những gì, viết như thế nào. Chính vì vậy mà trong các tiết học phân môn này các em thường rất lúng túng, viết lan man không đúng trọng tâm đề, ý văn nghèo nàn, dùng từ không chính xác, sắp xếp câu lộn xộn. Một số học sinh có thói quen nói như thế nào viết như thế ấy. Học sinh tuy có sự hiểu biết nhưng chưa diễn đạt được ý mình muốn nói. Bài viết chỉ mang tính liệt kê khô khan, không biết liên kết câu và lồng cảm xúc của người viết vào. Một số em viết câu còn sai ngữ pháp, ít khi sử dụng câu giàu hình ảnh, cảm xúc. Thế nguyên nhân do dâu? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này, giúp các em tự tin học tốt và yêu thích phân môn Tập làm văn? Đấy chính là lí do khiến tôi trăn trở và chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh viết tốt đoạn văn trong phân môn Tập làm văn lớp 2”. Khi đã có hệ thống bài như vậy tôi thấy việc dạy và chuẩn bị bài của giáo viên sẽ tốt hơn. Đầu tiên là dạng học sinh được nói nhiều. Ví dụ 1: Bài: Tự giới thiệu. Câu và bài ( tr 12) – SGK Tiếng Việt 2 ( tập 1) Bài 3: Kể lại nội dung mỗi tranh dưới đây bằng 1, 2 câu để tạo thành một câu chuyện. Với dạng bài này thông thường thì giáo viên yêu cầu học sinh đọc đầu bài và giúp các em hiểu nội dung đầu bài. Bài có 4 bức tranh, tranh 1, 2 là hai tranh các em đã kể và viết ở tiết Luyện từ và câu. Đầu bài yêu cầu kể mỗi tranh bằng 1, 2 câu. Sau đó gộp các câu thành một câu chuyện. Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cá nhân. Sau đó, giáo viên chiếu từng tranh và gọi học sinh nói phù hợp với nội dung tranh. Nhưng đối với bài tập này để phát huy được tính tích cực và phát huy trí lực của học sinh thì tôi sẽ cho các con thảo luận nhóm bốn. Các em cùng quan sát tranh và mỗi bạn sẽ nói một câu về bức tranh đó. Học sinh có thể cùng nghe và sửa câu cho nhau sao cho câu hoàn chỉnh mà trong khi làm việc cá nhân sẽ khó thực hiện được. Sau đó, 4 bạn sẽ kể lại câu chuyện, mỗi bạn 1 tranh cùng nhau kể lại nội dung tranh. Thảo luận xong, tôi mời các nhóm lên kể lại 4 bức tranh để tạo thành một câu chuyện. Bạn khá giỏi có thể kể cả 4 bức tranh. Với cách làm này tôi thấy học sinh làm việc tích cực, sôi nổi không bạn nhàm chán theo cách đọc đề và làm buồn tẻ như trước. Một điều thấy rõ hơn là các con đã giúp nhau nói được những câu văn hay, câu đủ ý và diễn đạt rõ ý. Với dạng bài này theo cách dạy cũ là giáo viên sẽ hỏi: Tranh vẽ gì? Và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi dưới mỗi tranh. Với cách dạy mới tôi sẽ làm mẫu bức tranh 1 và tôi cũng hỏi: Tranh vẽ gì? Bạn trai đang vẽ ở đâu? Sau đó tôi gọi vài học sinh trả lời và khuyến khích học sinh có những cách trả lời khác nhau nhưng vẫn đúng nội dung tranh. Tiếp theo tôi sẽ cho học sinh thảo luận nhóm 4 để cùng nhau quan sát tranh và trả lời cả 4 câu hỏi ở dưới mỗi bức tranh. Tôi nhận thấy tiết học sôi nổi hơn. Các em nhút nhát đã tích cực làm việc hơn nhờ sự hỗ trợ của các bạn. Câu trả lời của các con cũng hay hơn, đầy đủ ý và câu văn đủ thành phần. Đó là điều tôi thấy mừng sau mỗi tiết dạy bởi lẽ các con có nói tốt thì viết mới tốt được. Tương tự với cách làm như vậy tôi đã áp dụng để dạy các bài như: Bài1 – tiết Tập làm văn Kể ngắn theo tranh. Luyện tập về thời gian biểu haybài 2 – tiết Tập làm văn Đáp lời chia vui. Nghe – trả lời câu hỏi, bài 1 – tiết Tập làm văn Nghe – trả lời câu hỏi. Dạng bài tiếp theo là cung cấp thêm hình ảnh trực quan. Với học sinh lớp 2 thì khả năng tưởng tượng còn kém thì có những bài tôi đã sử dụng thêm hình ảnh trực quan như hình ảnh, tranh ảnh, video hay vật thật để giúp các con có cảm nhận tốt hơn khi viết văn. Đối với bài tập này dạy theo cách cũ là giáo viên sẽ cho học sinh quan sát tranh rồi trả lời lần lượt câu hỏi. Bức tranh thì khô cứng và học sinh nói được câu giàu hình ảnh. Vì vậy, tôi đã thay đổi phương pháp dạy như sau: Đây là bài tập trả lời câu hỏi. Thông thường giáo viên sẽ đọc câu hỏi và học sinh trả lời nhưng với cách làm này học sinh sẽ không thoát khỏi hình thức trả lời câu hỏi thụ động, câu trả lời ngắn gọn, khô khăn và không có ý văn hay mà trong tiết tập làm văn hướng tới. Vì vậy, tôi đã giao cho các con một phiếu bài tập trước khi học bài này. Phiếu bài tập Cô giáo lớp Tình cảm Em nhớ Tìnhcảm Hình 1 của em tên Mái tóc Nước daGiọng nói của cô đối nhất điều gì của em đối dáng gì? với em ở cô với cô giáo. ........... ........... ............ ............. ............ ............... ............... ............... Khi được giao phiếu việc như thế này các con sẽ đi tìm hiểu các thông tin về cô giáo lớp Một và nhớ lại những kỉ niệm khi học lớp Một, tình cảm chân thật của em dành cho cô. Đến tiết học tôi sẽ hỏi xem những bạn nào học cô Nga, còn ai học cô Ngọc... tôi sẽ chia các em về một nhóm để các em cùng trao đổi về các nội dung trong phiếu bài tập về cô giáo lớp Một đã dạy các em. Ngoài ra, tôi cũng sẽ kết hợp trình chiếu một số hình ảnh về cô giáo lớp Một của các em để giúp các em có thêm hình ảnh của cô giáo của dạy lớp Một và các hoạt động dạy học trên lớp của cô trên lớp. Tôi tin rằng, học sinh làm việc tốt ở bài tập 2 thì khi viết ở bài tập 3 sẽ không còn gì là khó khăn nữa. Học sinh sẽ không viết đoạn văn dưới dạng câu trả lời thụ động và mà câu trả lời đã linh hoạt hơn. Câu văn sẽ giàu hình ảnh và phong phú hơn. Tôi thấy khi đổi mới phương pháp dạy học và chịu đầu tư thời gian thì chất lượng bài dạy và bài làm của các em đã cao hơn trước rất nhiều. Với cách dạy cũ bài tôi thu được là: Bài 1: Cô giáo lớp Một của em tên là Lê Thị Nga. Tình cảm của cô đối em là rất yêu em. Em nhớ nhất điều gì là cô cầm tay em viết chữ. Tình cảm của em đối với cô là rất yêu cô. Với cách dạy mới này tôi thấy câu văn của học sinh đã linh hoạt hơn và giàu hình ảnh hơn. Có phiếu giao việc như vậy cũng chính là cách giúp con thu thập thông tin về người thân một cách chính xác và đầy đủ để khi viết các con có vốn mà viết. Vì đã được chuẩn bị kĩ các thông tin nên các con tự tin trao đổi với nhau về người thân mình định viết. Không còn sự lúng túng hay cái gãi đầu, gãi tai vì không biết nói gì về nghề nghiệp của người thân của mình. Phiếu giao việc ở những dạng bài như thế này có tác dụng rất tốt đối với tiết dạy của giáo viên vì học sinh chuẩn bị bài kĩ nên tiết dạy không bị trì trệ và tích cực, sôi nổi hơn. Biện pháp 2: Tăng cường vốn từ cho học sinh. Mục tiêu:Giúp các em có thêm vốn từ để viết văn. Nội dung: Cung cấp vốn từ cho học sinh bằng cách phối hợp với phụ huynh học sinh, cho học sinh đọc thêm sách báo, qua các tiết học, cho học sinh quan sát cuộc sống hàng ngày bằng nhiều giác quan ( mắt nhìn, tai nghe, mũi ngửi,...) và có thể do chính giáo viên cung cấp. Cách tiến hành: * Phối hợp với phụ huynh học sinh Muốn học sinh có vốn từ tốt thì người giáo viên phải biết phối hợp với phụ huynh học sinh để giúp các con có không gian sống giao lưu với thiên nhiên và con người như cho các con đi công viên, đi dã ngoại, múa hát để các em có nhiều trải nghiệm cũng là cách giúp các con nhìn nhận thế giới, thay đổi nhận thức cũng như khả năng quan sát. Từ đó mà các con có thêm vốn sống thì vốn từ sẽ phong phú hơn khi kể và tả. Tư vấn cho phụ huynh cùng con đọc sách và cùng đi nhà sách để mua những cuốn truyện hay như truyện cổ tích, truyện văn học, ... để con đọc và học được cái hay trong các cuốn truyện từ cách viết câu, từ ngữ phong phú. Đọc nhiều các con sẽ có nhiều hơn vốn từ cho bản thân. Hoặc trước khi đi ngủ , bố mẹ có thể đọc cho con nghe một câu chuyện cổ tích, vừa giúp các con ngủ ngon lại tăng khả năng học hỏi của các con. * Phối hợp với cô thư viện. Thư viện là nơi có rất nhiều đầu sách hay và bổ ích cho các con. Giáo viên nên kết hợp với cô nhân viên thư viện lựa chọn cho các con những đầu sách hay có liên quan đến tiết Tập làm văn. Bằng nhiều hình thức dần các con sẽ thu thập cho mình một vốn từ kha khá và bằng chính cảm nhận cuộc sống cũng giúp vốn từ của các con trở nên phong phú hơn.
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_viet_tot_doan_van_trong.docx