SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng dạy Tập làm văn Lớp 2-3 theo hướng phát triển năng lực học sinh
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng dạy Tập làm văn Lớp 2-3 theo hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng dạy Tập làm văn Lớp 2-3 theo hướng phát triển năng lực học sinh
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN SÔNG LÔ TRƯỜNG TIỂU HỌC LÃNG CÔNG ====***===== Mã lĩnh vực: 06/2023 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: “Biện pháp nâng cao chất lượng dạy Tập làm văn lớp 2-3 theo hướng phát triển năng lực học sinh”. Các tác giả sáng kiến: Trịnh Thị Thư. Chức vụ: Giáo viên Lê Thị Thu Thuỷ Chức vụ: Giáo viên Địa chỉ: Trường Tiểu học Lãng Công - Sông Lô - Vĩnh Phúc. Hồ sơ bao gồm: 1. Đơn đề nghị. 2. Bản cam kết, Tóm tắt SKKN. 3. Biên bản triển khai SKKN. 4. Biên bản đánh giá SKKN của HĐ cấp trường. 5. Báo cáo SKKN. Lãng Công, năm 2023 3 - Địa chỉ: Trường Tiểu học Lãng Công - Địa chỉ: Trường Tiểu học Lãng Công - Số điện thoại: 0969.448.469 - Số điện thoại: 0983.972.646 - Email: trinhthu8691@gmail.com - Email: dieukhongmongmuon@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến Trịnh Thị Thư - Trường Tiểu học Lãng Công - Sông Lô - Vĩnh Phúc. Lê Thị Thu Thuỷ - Trường Tiểu học Lãng Công - Sông Lô - Vĩnh Phúc. 5. Lĩnh vực áp dụng - Áp dụng trong môn Tiếng Việt, khi dạy học phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 2 - 3 trường Tiểu học Lãng Công theo định hướng phát triển năng lực học sinh. - Nâng cao hiệu quả dạy học phát triển năng lực học sinh, giúp học sinh phát triển năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, yêu thích môn Tiếng Việt. 6. Ngày biện pháp được áp dụng lần đầu: 05/09/2021 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 7.1. Thực trạng việc dạy Tập làm văn ở trường TH Lãng Công. Trường Tiểu học Lãng Công là một ngôi trường có chất lượng giáo dục khá tốt. Các hoạt động giáo dục của nhà trường được quan tâm và có chiều hướng phát triển trong những năm gần đây. Chất lượng môn Tiếng Việt tiếp tục được duy trì với tỷ lệ học sinh hoàn thành môn học trở lên ở mức cao. 7.1.1. Thuận lợi: Đội ngũ giáo viên ổn định, có trình độ chuyên môn, nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc. Giáo viên được phân công giảng dạy đúng chuyên môn, phù hợp với khả năng của cá nhân nên cơ bản đã phát huy được năng lực của bản thân. Việc đổi mới phương pháp dạy học được nhà trường, giáo viên quan tâm và từng bước có sự thay đổi. Giáo viên có cơ hội được tiếp cận với đổi mới phương pháp dạy học thông qua các hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ như: sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, nghiên cứu và ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm, chuyên đề các môn học. Giáo viên được tiếp cận với các chương trình, mô hình dạy học dạy học khác nhau như chương trình GDPT 2018, dạy Mỹ thuật theo phương pháp của Đan Mạch, dạy Tiếng Việt 1- Công nghệ giáo dục. Mỗi mô hình, chương trình dạy học đều có những mặt mạnh, qua đó giáo viên có thể tích lũy thêm nhiều 5 đạt của các em còn nhiều hạn chế. Nhiều em còn mắc lỗi diễn đạt: lặp từ, không rõ ý, săp xếp lộn xộn, thiếu tính logic, mắc lỗi chính tả... Có thể thấy một tình trạng đang khá phổ biến hiện nay trong việc dạy và học phân môn Tập làm văn lớp 2, 3 đó là học sinh chưa chủ động, sáng tạo, khả năng diễn đạt, năng lực diễn thuyết, khả năng biểu cảm chưa tốt. 7.2. Biện pháp thực hiện Để giải quyết được những vấn đề khó khăn trong thực tế và nâng cao chất lượng dạy Tập làm văn lớp 2-3 theo hướng phát triển năng lực học sinh, chúng tôi tập trung vào những biện pháp sau: 7.2.1. Trang bị kiến thức cho học sinh, luôn chú trọng tích hợp, lồng ghép kiến thức giữa các phân môn Tiếng Việt. Môn Tiếng Việt lớp 2-3 chia theo chủ đề, chủ điểm, các tuần học xoay quanh một chủ điểm ở tất cả các phân môn. Chính vì vậy, khi dạy phân môn Tập làm văn, tôi chú trọng lồng ghép giữa các phân môn như: Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập viết. Khả năng quan sát, trí tưởng tượng của các em còn hạn chế nên khi trình bày đoạn văn nội dung thường sơ sài. Học sinh chưa biết cách khai thác những nội dung gợi ý trong sách giáo khoa để hoàn thành yêu cầu của bài tập. Từ đó, bài văn nghèo nàn về ý, gò ép, thiếu sự hồn nhiên. Học sinh còn sử dụng nhiều từ ngữ giao tiếp trong viết văn khiến câu văn thiếu đi sự tinh tế. Để khắc phục những hạn chế trên, chúng tôi thường lồng ghép, tích hợp kiến thức giữa các phân môn Tiếng Việt, cụ thể: a. Phân môn Kể chuyện: Kể chuyện đối với lớp 2,3 có 3 hình thức: kể theo tranh; kể theo dàn ý cho sẵn; kể phân vai, diễn lại một đoạn hoặc cả câu chuyện. Cả 3 hình thức này đều gắn bó chặt chẽ với phân môn Tập làm văn. + Kể theo tranh, học sinh biết áp dụng cách quan sát, cách sắp xếp ý theo câu chuyện để vận dụng vào kiểu bài: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi. + Kể theo dàn ý cho sẵn: Đây là loại bài tập phát triển trí tưởng tượng của học sinh, cho học sinh sắp xếp ý, nắm ý chính của truyện dựa vào dàn ý để nhớ, kể lại câu chuyện. + Kể phân vai: Học sinh tiểu học rất thích đóng kịch, sử dụng hình thức này để rèn cho học sinh kĩ năng nói, kĩ năng kể đồng thời giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn tình cảm, tính cách của nhân vật, tình cảm mà các tác giả muốn thể hiện, muốn gửi gắm trong câu chuyện. Đồng thời bằng cách này, học sinh cũng thể hiện được cảm xúc của mình thông qua thái độ, lời kể. Ví dụ: Khi hướng dẫn kể chuyện “Chuyện bốn mùa” Lớp 2, tuần 19, chúng tôi đã thực hiện như sau: Đầu tiên, chúng tôi hướng dẫn các em kể lại 7 Vốn từ của học sinh còn hạn chế nên tôi cung cấp vốn từ cho các em thông qua tiết Luyện từ và câu nội dung mở rộng vốn từ (Mỗi chủ điểm sẽ có 1 tiết Mở rộng vốn từ). Chúng tôi chú ý tới việc làm giàu vốn từ cho học sinh bằng cách yêu cầu các em tìm càng nhiều từ theo chủ điểm càng tốt, yêu cầu học sinh đặt câu với các từ tìm được, nhất là những từ chỉ hoạt động, trạng thái, từ ngữ về tình cảm, từ chỉ đặc điểm, tính chất. Ngoài ra, chúng tôi hướng dẫn học sinh khai thác từ ngữ trong dân gian theo từng chủ đề nhỏ, điều này sẽ làm tăng khá nhanh vốn từ của các em. Ví dụ -Tuần 19: Mở rộng vốn từ lớp 2: Từ ngữ về các mùa. Qua giờ luyện từ và câu, học sinh nắm được một vốn từ phong phú hơn về các mùa trong năm. Đó chính là những kiến thức cần thiết giúp các em học tốt giờ Tập làm văn: Tả ngắn về bốn mùa. Bên cạnh đó, chúng tôi quan tâm rèn việc sử dụng đúng dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm; viết câu đúng theo các kiểu câu đã học: Câu giới thiệu, câu nêu hoạt động, câu nêu đặc điểm. Chúng tôi hướng dẫn học sinh mở rộng nòng cốt câu để biểu đạt cảm xúc, hình ảnh. Chẳng hạn, khi yêu cầu học sinh đặt một “câu giới thiệu” giáo viên gợi mở để học sinh có thể viết được các câu dài, nội dung phong phú: - Khi giới thiệu về mẹ: Mẹ em là một giáo viên giỏi và đầy trách nhiệm trong công việc; Mẹ là người đã sinh thành, nuôi dưỡng chúng em nên người;. - Khi giới thiệu về một đồ vật, cảnh vật: Quê hương là triền đê xanh mướt với những cánh diều vi vút trên không; Quê hương là cánh đồng vàng rượi thoảng mùi hương lúa mới; Cún con, mèo mun là những người bạn thân thiết luôn quấn quýt bên nhau Từ đó học sinh vận dụng viết văn bản, có kỹ năng giao tiếp tốt hơn. Chúng tôi nhận thấy, học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu có lợi thế rất lớn trong việc học Tập làm văn. d. Phân môn Chính tả, Tập viết. Một bài văn hay không thể là bài văn viết chữ xấu, mắc nhiều lỗi chính tả. Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy Tập làm văn, chúng tôi chú ý dạy tốt phân môn Chính tả và Tập viết. Các bài tập chính tả dạng phân biệt âm, vần, chúng tôi dạy kĩ để học sinh hiểu rõ các nguyên tắc kết hợp và viết chữ nhằm giúp học sinh không mắc lỗi chính tả khi viết văn. Để tiết chính tả, tập viết đạt kết quả cao theo mục tiêu bài học, chúng tôi đã thực hiện nghiêm túc các bước theo tiến trình lên lớp. Ngoài ra, chúng tôi còn lưu ý thực hiện tốt các nội dung sau: - Đọc cho học sinh viết cần đọc rõ ràng, tốc độ đọc vừa phải; 9 Bên cạnh việc rèn luyện kỹ năng nghe - nói, tôi chú trọng rèn cho học sinh kỹ năng viết. Mỗi bài văn của học sinh không đơn thuần là kể, tả ngắn về con người, sự vật, sự việc mà thông qua đó thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm với người đó. Khi học tiết Tập làm văn kể về người thân, với cách rèn kĩ năng nghe - nói - viết, học sinh có thể viết được bài văn như sau: (Ảnh bài làm học sinh lớp 2A1 trường Tiểu học Lãng Công) Vậy dạy học theo quan điểm giao tiếp, giáo viên cần chú trọng khơi dậy ở các em những cảm xúc, đánh thức tiềm năng cảm thụ văn học và có nhu cầu thể hiện, bày tỏ quan điểm cá nhân của mình. Mỗi bài nói, bài viết sẽ thể hiện tâm tư, tình cảm của các em, giúp các em thêm yêu cuộc sống, yêu quê hương, đất nước. 7.2.3. Tạo niềm say mê khám phá kiến thức, tạo không khí vui vẻ, sôi động, hào hứng trong tiết học. Trong các tiết Tập làm văn, rất nhiều giáo viên lựa chọn hình thức cá nhân, truyền thụ là chính, do đó học sinh cũng ngại trao đổi, nêu ý kiến. Để tạo không khí vui vẻ, sôi động, hào hứng trong tiết học, chúng tôi chú trọng đến hình thức tổ chức và kĩ thuật dạy học. Mỗi hình thức, kĩ thuật dạy học, ở một khía cạnh nào đó đều có tác dụng tích cực để phát triển học sinh. Vì vậy, chúng tôi kết hợp nhiều hình thức, kĩ thuật tổ chức như cá nhân, nhóm, đóng vai, thuyết trình, đóng kịch, động não, để phát huy thế mạnh của từng học sinh. Song song với việc sử dụng phương pháp dạy học mới, đòi hỏi giáo viên phải có hình thức, kĩ thuật dạy học phù hợp tạo cơ hội cho học sinh suy nghĩ làm việc, trao đổi thảo luận với nhau nhiều hơn nhằm phát huy năng lực của các em. Ví dụ: Khi dạy bài Tập làm văn (tuần 4) nghe - kể lớp 3: Dại gì mà đổi, chúng tôi kích thích động não học sinh bằng câu hỏi: + Trẻ em có đáng yêu không? 11 Để các em thực hiện tốt hoạt động này, trước hết, chúng tôi chú ý cho học sinh sử dụng gợi ý trong sách giáo khoa, lắng nghe cô kể, bạn kể để nhớ được các ý chính. Ví dụ: Bài văn viết về Buổi đầu tiên em đi học - lớp 3. Đây là bài văn kể đầu tiên của học sinh thuộc dạng văn kể về một hoạt động đã được chứng kiến, tham gia. Toàn bài không có câu hỏi gợi ý. Để hoàn thành đúng yêu cầu, học sinh phải viết được một đoạn văn có đầy đủ các ý cơ bản. Chúng tôi hướng dẫn các em viết theo hệ thống câu hỏi gợi ý. Cụ thể: + Điều gì gợi cho em nhớ về buổi đầu đi học? + Em đi học vào buổi nào trong ngày? + Để chuẩn bị cho buổi đầu tiên đến trường đó, em đã làm gì? + Hôm ấy, em đi đến trường với ai? Cảm xúc khi đi học ra sao? + Thời tiết khi em đến trường thế nào? Trên đường đi học, em thấy điều gì làm em nhớ nhất? + Ngôi trường mới của em hôm đó có quang cảnh ra sao? Có gì khác ngày thường? + Em nhớ nhất hành động, lời nói, suy nghĩ, cảm xúc, dáng vẻ nào của thầy cô, bạn bè? + Ở trường, điều gì làm em ấn tượng nhất? + Cảm giác của em lần đầu đi học ra sao? + Suy nghĩ của em khi nhớ về buổi đầu tiên đi học là gì? Việc ghi nhớ, tưởng tượng lại hoạt động, sự việc, cảm xúc, tình cảm rất quan trọng trong bài văn kể chuyện, miêu tả. Chúng tôi gợi ý để các em biết cách lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu và lựa chọn cách diễn đạt sao cho dễ hiểu và sinh động nhất. Từ đó, người đọc, người nghe có thể hình dung, tưởng tượng được các sự việc mà các em muốn truyền đạt và hiểu được suy nghĩ, tình cảm mà các em muốn thể hiện qua bài viết, bài kể của mình. 7.2.5. Dạy học Tập làm văn phối kết hợp các hoạt động trải nghiệm Các hoạt động trải nghiệm giúp học sinh có những hiểu biết thực tế ngoài kiến thức được học trong chương trình chính khoá. Do đó việc phối kết hợp với các hoạt động trải nghiệm là rất quan trọng. Qua các hoạt động trải nghiệm, học sinh được trải nghiệm nội dung liên quan đến bài học của các em. Chúng tôi luôn phối hợp chặt chẽ với các giáo viên bộ môn, Tổng phụ trách đội tổ chức cho các em tham gia các hoạt động thông qua các buổi hoạt động tập thể, chuyên đề, hội thi, phong trào thi đua noi gương người tốt việc tốt, nói chuyện truyền thống vào ngày 22/12; hoạt động ngoại khóa Tết Trung thu; Tết Nguyên Đán; thực hiện kế hoạch nhỏ, ủng hộ học
File đính kèm:
- skkn_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_tap_lam_van_lop_2_3_t.doc