Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực Lớp 2 ở vùng nông thôn

doc 14 trang sangkienhay 19/10/2023 2360
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực Lớp 2 ở vùng nông thôn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực Lớp 2 ở vùng nông thôn

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực Lớp 2 ở vùng nông thôn
 X©y dùng líp häc th©n thiÖn,häc sinh tÝch cùc 
 XÂY DỰNG LỚP HỌC THÂN THIỆN
 HỌC SINH TÍCH CỰC Ở TIỂU HỌC
 PHẦN MỘT : PHẦN MỞ ĐẦU
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
- Lời Bác dạy: “ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây
 Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
 Vâng theo lời Bác, ngành giáo dục luôn phấn đấu đổi mới, nâng cao chất lượng ,giáo dục và đào 
tạo,thi đua dạy tốt,học tốt,đào tạo nguồn nhân tài có đủ phẩm chất, năng lực phục vụ,xây dựng đất 
nước.
 - Nước ta trong thời kì mở cửa,hội nhập và phát triển, công cuộc đổi mới kinh tế xã hội đang diễn 
ra từng ngày, từng giờ trên khắp đất nước. Đòi hỏi phải có những lớp người lao động mới, có bản 
lĩnh, có năng lực, chủ động sáng tạo. Dám nghĩ dám làm thích ứng được với thực tiễn xã hội luôn 
thay đổi và phát triển. Nhu cầu này đòi hỏi ngành giáo dục phải có sự thay đổi cho phù hợp với 
tình hình đất nước. 
 - Nhà trường không những cung cấp cho học sinh(HS) những tri thức khoa học một cách có hệ 
thống, mà còn rèn cho hs những kĩ năng,kĩ xảo,kĩ năng sống cần thiết để hình thành và phát triển 
những phẩm chất tốt đẹp cho mỗi học sinh.Giáo dục Tiểu học là nền móng để đạt được mục tiêu 
trên.
 - Hiện nay, trong khi các nhà trường đang tích cực nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ,thì 
đa số giáo viên(GV) thường gặp những khó khăn vì tình trạng bỏ học ,trốn học, hs không thuộc bài 
,không chuẩn bị bài trước ở nhà,nhút nhát,không tích cực phát biểuTình trạng này ảnh hưởng 
không ít đến kết quả giảng dạy và học tập của GV và HS,phổ biến nhất là ở các vùng nông 
thôn.Nhiều giáo viên vát vả chuẩn bị bài giảng ở nhà,lên kế hoạch phụ đạo HS yếu hẳn hoi,vậy mà 
HS không đến lớp.Còn các em đến lớp thì không chuẩn bị bài ở nhà ,không thuộc bài ,không tích 
cực phát biểu. Giáo viên phải độc thoại suốt buổi.Hết giờ,còn phải đi tìm Hs trốn học,Gv lại không 
được dùng hình phạt quá mức với hs.Một số giáo viên chán nản,mệt mỏi có thái độ “buông xuôi” 
giáo dục.
 - Tôi cứ băn khoăn mãi: “ Làm thế nào để HS không trốn học?” “Làm thế nào để các em 
hứng thú học tập hơn?” “ Làm sao không dùng hình phạt mà Hs có kết quả học tập tốt hơn?” “ 
Làm sao các em có cảm giác,mỗi ngày đến trường là một niềm vui?” “ Làm sao giáo viên dạy ít 
mà học sinh hiểu nhiều hơn ?”
 - Năm học 2008 – 2009 ngành giáo dục phát động một số văn bản quan trọng phát động 
phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở Tiểu học”.Đây là tính 
hiệu đáng mừng cho những ai quan tâm đến giáo dục,là bước tiến vượt bật của ngành .Tạo điều 
kiện cho giáo viên làm việc trong bầu không khí tích cực đi vào thực chất của chuyên môn,học sinh 
nhận thấy mình được tôn trọng,tìm được niềm vui ,sự tin tưởng ,đoàn kết,tình bạn trong sáng,tình 
thầy trò cảm động,giáo dục tình cảm gia đình,tình yêu quê hương đất nước. Giáo dục lành mạnh 
,an toàn thân thiện,giúp HS chủ động thân thiện hơn.tích cực hoạt động trong học tập ,bước đầu rèn 
luyện kĩ năng sống đó là: Học để biết. Học để làm.Học để tự khẳng định mình.Học để cùng chung 
sống.
 - Là một giáo viên dạy lớp,tôi nhận thấy : “ Để xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích 
cực” là phải bắt đầu từ việc“xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” .Vì mỗi lớp học thân 
 Nguyeãn Ngoïc Thuøy Huyeân
 1 
 X©y dùng líp häc th©n thiÖn,häc sinh tÝch cùc 
 2 B Giỏi Khá Trung bình Yếu Đạt Chưa đạt
 25 SL % SL % SL % SL % SL % SL %
 HS
 Toán 5 20 7 28 12 48 1 4
 25 100 0 0
 Tiếng 7 28 5 20 11 44 2 8
 Việt
 II.Nguyên nhân:
 ❖ Khách quan:
 - Trường học được xây dựng kiên cố ,nhưng chưa được trang bị đầy đủ như các thiết bị đồ 
 dùng dạy học cho tất các tiết học,phòng ngoại ngữ,phòng nghe nhìn,phòng âm nhạc.
 - Trường học ở xa nhà học sinh ,học sinh còn nhỏ,đi lại còn khó khăn ,nhất là lúc trời mưa,và 
 những khi mưa lũ. 
 - Địa phương còn nhiều khó khăn.
 - Phần lớn cho mẹ các em đi làm xa nhà,học ít,có phụ huynh không biết chữ nên gia đình các 
 em chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con cái.
 - Các em học sinh tiểu học còn nhỏ,còn ham chơi,chưa ý thức hết được tầm quan trọng của 
 việc học tập,chưa tự giác học tập.
- Vì điểm chính của trường gần đình Thần Mỹ Luông,điểm phụ gần nhà thờ Cồn Phước nên 
 học sinh thường nghỉ học,trốn học thường xuyên nhất là những ngày trước và sau tết, rằm tháng 
 ba(Lễ cúng Đình thần Mỹ Luông),lễ Giáng Sinh. Tình trạng này còn xảy ra nhiều nhất vào các 
 vụ mùa vì học sinh theo ba mẹ gặt lúa, giũ rơmVì thế ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập 
 của các em.
 ❖ Chủ quan :
 - Để đảm bảo các chỉ tiêu của trường ,của ngành đề ra, các áp lực công việc về thời lượng tiết 
 dạy,mục tiêu bài học, kết hợp giáo dục lồng ghép,phân hóa đối tượng học sinh,hồ sơ giáo 
 viên.Không ít giáo viên đôi khi quá nóng vội trong việc giáo dục học sinh để đảm bảo 
 những chỉ tiêu và hoàn tất các công việc đó.
 - Chính vì lí do trên ,giáo viên dễ rơi vào tình trạng áp đặt ,nhồi nhét kiến thức,răn đe,hình 
 phạt,roi vọt,gò bó học sinh,chưa lắng nghe tâm tư nguyện vọng tình cảm của Hs . Việc đánh 
 giá sửa sai còn khắt khe,chưa dân chủ. Làm Hs cảm thấy mệt mỏi, chán nản ,sợ học ,triệt 
 tiêu sự ngây thơ,ham học hỏi, tính tích cực, sôi nổi của các em.
 - Một số giáo viên chưa thường xuyên tự bồi dưỡng thêm những kiến thức và kĩ năng sư 
 phạm cũng như các kiến thức tâm sinh lí trẻ thường xuyên,nên đôi khi thấy lúng túng trong 
 các tình huống sư phạm.
 - Giáo viên không chuẩn bị đồ dùng dạy học cho một tiết dạy, dạy chay,dạy một chiều tiết học 
 không sinh động,cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu kém,chán học, bỏ học của học 
 sinh.
 Qua nhiều năm được phân công dạy lớp, ,theo chỉ đạo hướng dẫn của Ban giám hiệu nhà 
 trường, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp cùng với việc tự tìm tòi học tập,nghiên cứu tài 
 Nguyeãn Ngoïc Thuøy Huyeân
 3 
 X©y dùng líp häc th©n thiÖn,häc sinh tÝch cùc 
 An Giang mến yêu! 
 Chúng mình Góc ôn luyện
 cần nhớ ! Ai tài thế ?
 Ca dao,tục ngữ 
 Người tốt Văn hay, Điều em
 việc tốt chữ đẹp muốn nói!
 + Chúng mình cần nhớ!( tranh những việc tốt,nên làm)
 + Chuyên mục: “Người tốt việc tốt”( tên các bạn làm được những việc tốt trong tuần),tạo động 
 lực Hs làm nhiều điều tốt hơn,lớp ngày càng thân thiện hơn.
 + Ai tài thế ?(Góc sản phẩm đẹp môn thủ công,mĩ thuật của HS). Kích thích khả năng sáng tạo 
 của HS.
 + Văn hay chữ đẹp( lưu lại các bài văn hay,chữ viết đẹp của học sinh). Tạo động lực các em có 
 gắng viết chữ đẹp hơn,làm văn hay hơn.
 + Góc ôn luyện nè! ( Bảng cộng ,trừ ,nhân, chia các qui tắc môn toán)..Rèn các em có ý thức 
 chủ động trong học tập, ôn tập kiến thức (lúc đầu giờ,giờ ra chơi)
 + Chuyên mục “ Ca dao,tục ngữ” Do học sinh sưu tầm, GV trình bày lại theo các chủ điểm 
 của tháng). mở rộng vốn từ,vốn hiểu biết. 
 + “ An Giang mến yêu”(Bức ảnh do HS sưu tầm về các danh nhân ,cảnh đẹp,di tích lịch sử,làng 
 nghề An Giang )Giúp hs hiểu thêm về quê hương con người quê mình,đồng thời các em cũng 
 giúp các em tự tin vào bản thân,yêu lao động,yêu quê mình hơn.
 + Chuyên mục: “Điều em muốn nói !”( Dán một bao thư to để HS viết ý kiến của mình để vào 
 đó) .Tạo điều kiện cho các em mạnh dạn nói lên những suy nghĩ của mình về thầy cô,bạn bè,các 
 mối quan hệ hằng ngày ,góp phần thực hiện tốt quyền trẻ em ,GV hiểu HS của mình hơn,giúp 
 giải quyết những khó khăn trong suy nghĩ của các em.Cải thiện tốt mối quan hệ thầy - trò,trò - 
 thầy. 
 - Tùy theo từng khối lớp, GV có thể biến đổi bản tin này phù hợp lứa tuổi Hs lớp mình.
 2 . Đầu tư cao công tác giảng dạy kết hợp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh:
 - Tập trung đầu tư cao cho công tác giảng dạy vừa nhằm tích cực hóa hoạt động dạy học,khuyến 
 khích GV chủ động,sáng tạo,dạy học tập trung vào HS. Dần dần chuyển hướng từ chủ yếu cung 
 cấp những kiến thức sang trang bị những năng lục cần thiết cho các em.Tạo điều kiện cho HS 
 phát huy mọi năng lực,phát hiện khả năng của mình giúp các em tích cực,chủ động,tự giác,tự 
 Nguyeãn Ngoïc Thuøy Huyeân
 5 
 X©y dùng líp häc th©n thiÖn,häc sinh tÝch cùc 
 Ví dụ : Kể chuyện: “ Chuyện bốn mùa”(Lớp 2)nhân vật là bốn nàng tiên,bà Đất,nếu không có 
 dụng cụ sắm vai,các em sẽ khó phân biệt được bạn nào đóng vai nào? Hoạt động sắm vai 
 khuyến khích HS mở rộng vốn từ, phát huy khả năng sáng tạo của HS.
 Nếu dụng cụ sắm vai đẹp,phù hợp,thì hoạt động này không chỉ dành riêng cho các bạn khá,giỏi 
 mà cho cả HS trung bình yếu nữa.Vì HS trung bình yếu cũng muốn được thành những nàng tiên 
 xinh đẹp nên các em cố gắng nhớ lời thoại của nhân vật qua việc đọc tập đọc nhiều lần. Giúp 
 Hs tự tin vào bản thân mình, Hs ngày càng thân thiện hơn.
 Ví dụ : Môn mỹ thuật ,thủ công,GV nên chuẩn bị qui trình,vật mẫu,bài mẫu của Gv và HS cho 
 Hs quan sát,để HS tìm hiểu,khơi nguồn cho những ý tưởng sáng tạo mới .
 . Chuẩn bị phiếu giao việc:
- Dùng phiếu giao việc trong các tiết dạy nhằm hướng tới mục tiêu : “ GV nói ít,học sinh hiếu 
 được nhiều”.Giảm bớt bệnh nói nhiều,giảng nhiều của GV,tăng thời gian tư duy luyện tập của 
 HS.Phối hợp nhịp nhàng giữa thầy và trò,trò và trò,tìm ra kiến thức mới,tinh thần đoàn kết,tự 
 phân công và điều khiển công việc, giải quyết vấn đề, xử lí tình huống, ra quyết định, đảm nhận 
 trách nhiệm, hợp tác
- Nội dung phiếu giao việc phải phù hợp với trình độ HS, đi vào trọng tâm của bài.
 ▪ Chọn hình thức và phương pháp dạy học đặt trưng của môn học :
 - Gv chính là người hiểu rõ nhất mãnh vườn của mình với các loại cây khác nhau,các kĩ thuật 
 chăm sóc khác nhau và biết cách áp dụng những kĩ thuật đó để làm cho cây ra hoa kết quả.Lựa 
 chọn hình thức và phương pháp giảng dạy cũng như thế tùy thuộc vào nội dung và mục đích cụ 
 thể của bài mà có phương pháp dạy học phù hợp,sao cho tiết dạy không quá nặng nề nhưng lại 
 sôi nổi,thân thiện và đạt được hiệu quả cao nhất.
 Ví dụ : Nếu mục đích bài dạy chủ yếu để rèn luyện kĩ năng hoặc kiểm tra thì phải coi trọng dạy 
 học các nhân(Đặt tính rồi tính)(tập đọc nối tiếp từng câu).
 - Nếu đối tượng còn quá mới mẽ với HS cần có sự chỉ đạo, dẫn dắt của HS thì dạy học theo 
 lớp.
 - Những kiến thức mà các em có ích nhiều kinh nghiệm hoặc chứa đựng các hiểu biết khác 
 nhau,dễ phân hóa thành các nhóm ý kiến. Chúng ta tổ chức Hs học nhóm để rèn luyện khả năng 
 trình bày,biện luận của từng em, đi đến thống nhất ý kiến. Nhờ đó kiến thức các em lướt phần 
 chủ quan,phiếm diện,tăng them phần khách quan,khoa học. Qua đó HS dễ nhớ kiến thức,nhớ 
 sâu sắc và bền vững hơn. Thường xuyên thay đổi nhóm trưởng để mỗi em có cơ hội phát huy 
 bản lĩnh,năng lực tự tin hơn.GV nhận xét sửa sai nhẹ nhàng,đừng quá khắc khe,kịp thời động 
 viên ,tuyên dương các em HS nhút nhát,chậm tiến.
 - Trò chơi học tập :
 Là dịp để GV và HS thân thiện nhau hơn,giảm bớt căng thẳng mệt mỏi,tăng khả năng tiếp thu 
 bài,khắc sâu kiến thức,giáo dục kĩ năng sống. 
 + Trò chơi khởi động : Tùy thuộc vào nội dung bài mà Hs lựa chọn trò 
 chơi hoặc bài hát liên hệ bài mới nhẹ nhàng,h ấp dẫn.
 Ví dụ : Tự nhiên và xã hội (Lớp 2)bài:”Cơ quan tiêu hóa”,trò chơi :“Chế biến thức ăn”.Giúp Hs 
 bước đầu hình dung sơ bộ đường đi của thức ăn.Kích thích sự tò mò,ham học hỏi,tham gia hoạt 
 động học tập tích cực hơn.
 + Thư giản : Những trò chơi áp dụng được cho các lớp tiểu học như:
 Nguyeãn Ngoïc Thuøy Huyeân
 7 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_lop_hoc_than_thien_hoc_sinh_t.doc