Sáng kiến kinh nghiệm Tự làm đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh Tiểu học

doc 30 trang sangkienhay 19/03/2024 1300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tự làm đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tự làm đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Tự làm đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh Tiểu học
 PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO NGHĨA HƯNG
 TRƯỜNG TIỂU HỌC NGHĨA LỢI
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TỰ LÀM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO 
 DỤC HỌC SINH TIỂU HỌC.
 Tác giả: HOÀNG THỊ LAN 
 Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Tiểu học
 Chức vụ: Phó hiệu trưởng
 Nơi công tác: Trường Tiểu học Nghĩa Lợi
 Nam Định, tháng 6 năm 2017
 1 I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
 Tiểu học là cấp học vô cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục của nước ta 
hiện nay. Hệ thống kiến thức ở Tiểu học đơn giản, chưa quá khó, vấn đề cốt lõi ở 
đây là người GV phải biết khơi gợi ở các em niềm đam mê tìm hiểu kiến thức, có 
hứng thú học tập. Chính vì thế đòi hỏi người GV phải biết đổi mới PPDH từ đó 
giúp HS thay đổi nếp nghĩ, nếp làm ham học hỏi kiến thức.
 Thực trạng giáo dục hiện nay, đâu đó vẫn còn tình trạng học nhồi nhét kiến 
thức theo PP dạy truyền thống, nặng nề về kiến thức, chưa coi trọng việc dạy kỹ 
năng sống cho học sinh, chưa quan tâm đến việc phát triển năng lực và phẩm chất 
cho học sinh, học sinh lĩnh hội kiến thức một cách thụ động. Hiện nay, việc đổi 
mới PPDH Đã giúp các em chủ động hơn trong suốt quá trình lĩnh hội kiến thức. 
Các em tiếp cận kiến thức mới từ việc tự học tự chiếm lĩnh. Có thể khẳng định 
rằng đổi mới PPDH chính là đổi mới cách học của học sinh ( tự hoc) và cách dạy 
của GV.
 Nhận thức của HS tiểu học đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu 
tượng. Các em chỉ tập trung sự chú ý khi có hứng thú, hấp dẫn được các em. Tri 
giác của các em sẽ phản ánh những thuộc tính trực quan, cụ thể của sự vật, hiện 
tượng và xảy ra khi chúng trực tiếp tác động lên giác quan. Tri giác giúp cho các 
em định hướng nhanh chóng và chính xác hơn.
 Đối với học sinh tiểu học đồ dùng dạy học vô cùng quan trọng bởi nó phù 
hợp với tư duy từ trực quan sinh động đến khái quát trừu tượng của học sinh. Lứa 
tuổi này học sinh dễ thích nghi và tiếp cận cái mới song sự tập trung thì rất hạn 
chế, các em nhớ kiến thức rất nhanh nhưng lại chóng quên. Chính vì vậy, đồ dùng 
dạy học sẽ giúp các em tập trung sự chú ý, nhanh nhớ kiến thức và nhớ kiến thức 
lâu hơn.
 Dạy học là một nghề sáng tạo. Người giáo viên khi đứng trên bục giảng luôn 
gặp những vấn đề và tình huống thật phong phú, đa dạng, đòi hỏi phải có cách sử 
lý, giải quyết sáng tạo.Trong khi sử dụng đồ dùng dạy học nhiều câu hỏi về nội 
dung kiến thức, và phương pháp dạy học được đặt ra từ thực tế trên lớp, đòi hỏi 
mỗi giáo viên phải tìm lời giải đáp nhằm phục vụ cho yêu cầu nâng cao chất 
lượng giảng dạy. Là một giáo viên, tôi thấy được việc làm và sử dụng đồ dùng 
dạy học trong các tiết học là cần thiết đối với sự tiếp thu của học sinh Tiểu học nó 
phát huy hiệu quả các phương pháp dạy học tạo ra sự lôi cuốn hấp dẫn cho học 
sinh giúp các em chủ động lĩnh hội kiến thức . Nhất là với vấn đề đổi mới phương 
pháp dạy học theo mô hình trường học mới VNEN hiện nay, trong tôi nảy sinh ý 
tưởng nâng cao chất lượng dạy và học bằng cách: “Tự làm đồ dùng dạy học 
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh tiểu học”. Đó là một giải pháp 
bước đầu, nhằm tháo gỡ những vướng mắc về việc làm và sử dụng đồ dùng dạy 
học trong các giờ học ở trường tôi hiện nay. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn viết 
 3 1.2 Thực trạng của việc dạy học trước đây:
 - Một số giáo viên chưa nhạn thức được đầy đủ vai trò và tác dụng củ đồ 
dùng dạy học, giáo viên lên lớp thường dạy chay, ngại sử dụng đồ dùng dạy học 
vì sợ mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ của tiết học nên hạn chế việc 
làm và sử dụng đồ dùng dạy học. Nhưng thực chất nếu học sinh được hoạt động 
với đồ dùng thường xuyên sẽ tạo thành thói quen, có kĩ năng thao tác sẽ không 
mất nhiều thời gian giờ học.
 - GV là người thuyết trình, diễn giảng, là kho tri thức sống, HS là người 
nghe, nhớ, ghi, chép và sao chụp lại kiến thức. Chính vì thế trong một thời gian 
ngắn, GV có thể cung cấp lượng lớn thông tin, kiến thức cho cả lớp. Học sinh ít 
được vận dụng, thực hành, thao tác trải nghiệm trên đồ dùng dẫn đến việc học 
sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, giờ dạy trở nên đơn điệu buồn tẻ, kiến 
thức mang tính trừu tượng, HS khó khăn trong việc thực hành, vận dụng kiến 
thức vào thực tiễn. Học sinh buồn chán khi phải ngồi nghe mà không được chủ 
động tham gia vào bài học.
 + Việc phối kết hợp với GV bộ môn, học sinh, PHHS để làm đồ dùng dạy 
học chưa cao và chưa thường xuyên. Không có sáng tạo trong việc làm đồ dùng, 
việc sưu tầm đồ dùng chưa phong phú và chưa kịp thời thay đổi để phục vụ theo 
các chủ đề của môn học. Gv, Hs chưa có thói quen thường xuyên tương tác với 
các góc hỗ trợ học tập.
 Như vậy có thể khẳng định rằng việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học là 
hết sức cần thiết. Đồ dùng dạy học phù hợp với nhận thức của học sinh sẽ nâng 
cao chất lượng học tâp, hình thành cho học sinh phương pháp học tiên tiến, hiệu 
quả của giờ dạy tăng lên rất nhiều. sử dụng đồ dùng dạy học sẽ làm giảm sự phụ 
thuộc của học sinh vào bài giảng của GV góp phần đổi mới phương pháp dạy học 
một cách có hiệu quả, học sinh cũng chủ động tiếp nhận kiến thức, nhớ kiến thức 
lâu hơn. Làm được điều này đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư suy nghĩ nhiều 
đến nội dung bài dạy, kết hợp với sự hoạt động đều tay của tổ chuyên môn để 
việc sử dụng đồ dùng dạy học trong các giờ lên lớp phục vụ đổi mới phương pháp 
học tập ngày càng có hiệu quả.
2. Mô tả giải pháp kĩ thuật sau khi tạo ra sáng kiến: 
 Qua thực tiễn nhiều năm dạy học tôi nhận thấy với những tiết học có sử 
dụng đồ dùng dạy học hợp lí các em học sinh rất thích thú và hào hứng trong học 
tập, giúp các em chủ động trong việc tiếp thu kiến thức, tiết học nhẹ nhàng đạt 
hiệu quả cao. Giúp GV sáng tạo hơn trong việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học. 
Sử dụng đồ dùng dạy học hợp lí sẽ tiết kiệm được thời gian, các hoạt động dạy và 
học đạt hiệu quả cao hơn.
 Hơn nữa, sự tham gia vào cuộc của PHHS làm đồ dùng dạy học sẽ giúp họ 
quan tâm hơn đến việc học tập của con em mình. Không những thế các bậc 
 5 STT MÔN TÊN ĐỒ DÙNG MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG BẢO 
 QUẢN
1. Tiếng Thẻ từ : màu sắc, -Môn Tiếng Anh : Học - Tủ đồ 
 Anh ngày, giờ, tháng sinh ghi nhớ và hiếu nghĩa dùng học 
 năm, hình học, môn của từ. tập( góc học 
 học -Các môn học khác : Sử tập)
 - Bảng : màu sắc, dụng các thẻ từ đó để tạo 
 môn học, thời thiết, thành cuốn lịch, Thời khóa 
 thời khóa biểu, số, biểu, đồng hồ giúp học 
 chữ cái, các loại sinh học về ngày, tháng, 
 hình học, một số loại năm, xem đồng hồ nhận 
 cây biết hình học
2. Âm Khuông nhạc, nhạc -Âm nhạc : Nhận biết, ghi - Tủ đồ 
 nhạc cụ : đàn, sáo, nhị nhớ kiến thức. dùng học 
 Bộ gõ, hình nốt nhạc -Các môn học khác : Biểu tập( góc học 
 Trang phục biểu diễn nghệ thuật, Hiểu tập)
 diễn( áo dài, áo tứ nghĩa của từ, Trang phục 
 thân, váy..) của các dân tộc
3. Mĩ Con rối, cây cối, nhà -Mĩ thuật : Hiểu, ghi nhớ - Tủ đồ 
 Thuật cửa, hoa quả, con kiến thức dùng học 
 vật, chữ cái( chữ -Các môn học khác : Vận tập(góc học 
 hoa) dụng làm thành các mô tập)
 hình : đấu vật, nông thôn, 
 thành phố
 Trò chơi dân gian, kể 
 chuyện
b. Phối kết hợp với PHHS để làm các loại đồ dùng như sau :
STT MÔN TÊN ĐỒ DÙNG MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG BẢO 
 QUẢN
1. Tiếng Thẻ từ -Môn TV : Hiểu, ghi nhớ kiến - Tủ đồ 
 Việt Sơ đồ tư duy thức. dùng học 
 Sách vải - Các môn học khác : nhận biết tập(góc 
 Hoa các bộ phận của cây, sân khấu học tập)
 Bộ rối tay hóa sách, Con vật sống trên 
 Mô hình kể chuyện cạn, con vật sống dưới nước, 
 Bộ thẻ chữ Phân số, Kĩ năng sống,
 Con vật
 Cây
 7 Thẻ : Nên-Không Hệ thống kiến thức học 
 nên Ứng dụng- Trải nghiệm. tập(góc 
 Mặt cười-Mặt mếu học tập)
 Hình : các loại
 Thẻ trống.
 Rối
 Nhân vật trong 
 truyện
 Tranh
 Mô hình 
 Thẻ từ
 Thẻ số
2.4 Cải tạo không gian lớp học. : Phối kết hợp cùng HS và PHHS Trang trí, sắp 
xếp các góc hỗ trợ giáo dục hợp lý, khoa học. Đảm bảo không gian học tập cho 
học sinh.
- Góc học tập : sắp xếp đồ dùng theo môn học, theo thứ tự bài học. Có tủ lưu đồ 
dùng, chỉ trưng bày đồ dùng học tập trong ngày học, đồ dùng học tập mang tính 
chủ điểm,
- Góc thư viện : Là nơi cung cấp các tài liệu tham khảo bổ sung nguồn thông tin 
của các môn học, sách, báo, truyện, được sắp xếp theo danh mục, thể loại, kích 
thướcgiúp học sinh thuận tiện trong việc tìm hiểu thông tin cũng như giải trí
- Góc cộng đồng : Trưng bày những sản phẩm thủ công của làng nghề tại địa 
phươnggiúp học sinh hiểu về truyền thống địa phương, có trách nhiệm với 
cộng đồng.
- Góc môi trường : Qua góc này HS tìm hiểu về hình dáng, cấu tạo của câyCác 
em có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh. Biết vai trò và ý nghĩa của các loại 
cây.
2.5 Sắp xếp lại đồ dùng dạy học được cấp : Sắp xếp, thống kê, sửa chữa.
 Tận dụng những đồ dùng được cấp, sắp xếp lại cho hợp lí. Thống kê theo môn 
học, bài học. Sửa chữa lại những đồ dùng bị hư hỏng.
2.6 Dự kiến nguyên liệu- lập kế hoạch làm và sử dụng đồ dùng dạy học :
- Nguyên liệu : Dễ kiếm, rẻ tiền, đẹp, đảm bảo vệ sinh, phù hợp với HS tiểu học.
- Cách làm : Dễ làm, hiệu quả sử dụng cao.
- Cách sử dụng : dễ sử dụng, sử dụng cho nhiều môn học, nhiều khối lớp.
- Thời gian làm : Giờ ngoại khóa, ở nhà
- Người làm : GV, HS, PHHS
 9 - Phần đáy hộp được chúng tôi thiết kế thành một hồ nước, có các loại tôm, cua, 
cá bằng vải nỉ được hs và PHHS thiết kế vẽ, khâu thành các con vật sống dưới 
nước. Hs, PHHS mang về nhà để hoàn thiện theo ý tưởng đã thống nhất chung 
giữa GVCN, HS, PHHS . Sử dụng giúp học sinh biết được các con vật sống dưới 
nước, cách chăm sóc ( dạy TNXH 1,2,3, Kỹ năng sống cho tất cả các lớp) Sử 
dụng trong phần HĐKĐ, HĐTH, HĐ Trải nghiệm ứng dụng . Ngoài ra mô 
hình này có thể kết hợp cho học sinh quan sát nêu các hoạt động, đặc điểm ,của 
các con vật dạy bài luyện từ và câu lớp 2,3 ( Từ chỉ hoạt động). Dạy về “ Động 
từ’’ lớp 4.
 -Tiếp theo ta đặt một tấm alu lên miệng chiếc hộp khi ấy chúng tôi thiết kế được 
rất nhiều các mô hình khác nhau. Giúp học sinh quan sát, nhận biết, trải nghiệm 
thực tế để học tập với các môn học ( Tiếng việt, Toán, TNXH, Khoa học, Thể 
dục Các mô hình như : Mô hình “ nhà ở”; “ Trận thi đấu cầu lông”; “ Trận thi 
đấu bi-a”; “ Sân khấu”- Kể lại buổi biểu diễn văn nghệ, Buổi giao lưu ở lớp 3, 
Văn tả cảnh lớp 5, Ca sĩ đang biểu diễn- lớp 5, kể về nông thôn – lớp 3, kể 
chuyện lớp 4,Từ chỉ hoạt động ( động từ) lớp 4
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tu_lam_do_dung_day_hoc_nham_nang_cao_c.doc