Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác duy trì sĩ số học sinh Lớp 2

doc 8 trang sangkienhay 08/02/2024 2210
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác duy trì sĩ số học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác duy trì sĩ số học sinh Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác duy trì sĩ số học sinh Lớp 2
 SKKN/Đề tài: Công tác duy trì sĩ số HS
 MỤC LỤC
 Nội dung Trang
 Mục lục 1
 I- ĐẶT VẤN ĐỀ : 2
 1. Cơ sở khoa học 2
 2. Căn cứ thực tiễn ở địa phương 2
 II- THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: 3
 III- CÁC BIỆN PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC 4
 - Nắm hoàn cảnh và đặc điểm gia đình từng HS 4
 - Nắm chất lượng học tập và hạnh kiểm năm trước 5
 - Liên lạc với Chi hội CMHS của lớp 5
 - Giúp đỡ HS có hoàn cảnh khó khăn 5
 - Thành lập đôi bạn học tập 6
 - Phổ biến nội quy. Gặp gỡ những gia đình HS tự ý bỏ học 7
 - Tổ chức tốt tiết sinh hoạt lớp 7
 - Biện pháp tinh thần 7
 IV- KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 8
Đinh Thị Diệu Linh-GVCN lớp 2-TH Phong Phú B Trang 1 SKKN/Đề tài: Công tác duy trì sĩ số HS
học sinh để chia sẻ cùng quý thầy cô và đồng nghiệp. Đề tài này tập trung giải 
quyết một số vấn đề có tính chất giải pháp như: - Nắm rõ đối tượng học sinh 
của mình. – Thông tin liên lạc với Cha mẹ học sinh. – Giúp đỡ điều kiện học tập 
cho học sinh. – Các hoạt động nâng chất lượng học tập và các hoạt động thu hút 
học sinh đến trường.
 - Giải quyết được công tác duy trì sĩ số sẽ giúp chúng ta hạn chế tình trạng 
học sinh bỏ học và thực hiện đúng mục tiêu PCGD tiểu học đúng độ tuổi, góp 
phần xây dựng một xã hội Dân trí – Văn minh – Dân giàu – Nước mạnh. 
II.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 
 1/ Điều tra, khảo sát, nhận định vấn đề.
 - Được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sắc của lảnh đạo trường.
 - Đa số học sinh trong lớp học đúng độ tuổi, các em có hô khẩu thường trú 
ở ấp 2 và ấp 7 gần điểm trường trung tâm, giao thông đi lại thuận tiện hai mùa 
mưa nắng.
 - Có 50% gia đình các em có đời sống kinh tế khá vững vàng nên rất quan 
tâm đến việc học của con em mình 
 - Học sinh tích cực học tập, yêu trường yêu lớp, có ý thức đi học đều và 
đúng giờ( không nghỉ học khi không có lý do chính đáng)
 2/ Nguyên nhân vấn đề:
 - Trường tôi ở ấp 2, xã Phong Thạnh Đông A, huyện Giá Rai,Tỉnh Bạc 
Liêu. Địa bàn trường tôi phụ trách không hoàn toàn thuộc khu vực thuận lợi. 
50% các em là con em nhân dân lao động, phải bương chải kiếm sống từng ngày 
với các công việc như: làm mướn, bốc vác, chạy xe ôm, bán cá, hoặc ly hôn nên 
phải sống cùng ông bànên các em không được gia đình quan tâm đúng mức. 
Những công việc thường ngày của các em là tự do, tùy tiện; không được ai bảo 
ban, chăm sóc. Bên cạnh đó, việc học ở nhà của các em cũng không được ai 
nhắc nhở, dạy dỗ. Có đôi khi các em không đến lớp vì những lí do bâng quơ 
như: ngủ quên, đi chơi điện tử ở điểm game, cùng trẻ hàng xóm đi đá bóng, 
Việc nghỉ học không lí do đã làm ảnh hưởng đến việc duy trì sĩ số học sinh hàng 
Đinh Thị Diệu Quyên-GVCN lớp 2-TH Phong Phú B Trang 3 SKKN/Đề tài: Công tác duy trì sĩ số HS
 Nắm chất lượng học tập và hạnh kiểm năm trước:
 Trong tuần đầu ôn tập, tôi cho các em ôn lại những bài tập bám sát theo 
kiến thức cơ bản của lớp 2, đồng thời tôi còn xem lại học bạ của các em năm 
trước kết hợp trao đổi với giáo viên chủ nhiệm để nắm sức học của từng em. 
Việc làm này đã giúp tôi lựa chọn biện pháp kèm cặp, uốn nắn phù hợp không 
để cho các em chán nản, bỏ học vì học yếu.
 Liên lạc với Chi hội Phụ huynh học sinh của lớp:
 Ở lần họp Phụ huynh học sinh đầu năm, Phụ huynh lớp đã bầu ra Chi hội 
Phụ huynh học sinh của lớp. Chi hội đã giúp tôi tạo điều kiện cho những em 
nghèo có đủ sách vở, quần áo trắng, đồng phục thể dục, Cùng tôi tìm đến nhà 
gia đình những học sinh vắng không phép, vận động các em trở lại lớp. Đây là 
cánh tay đắc lực, hỗ trợ cho tôi trong công tác chủ nhiệm. 
 Giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn:
 Nắm được một số em có hoàn cảnh nghèo đặc biệt ( cha mẹ đều đi làm 
thuê xa ở với ông bà nội ( ngoại); mồ côi cha ( mẹ)) , tôi rà soát lại xem em nào 
còn thiếu quần áo trắng, đồng phục thể dục, sách vở, đồ dùng học tập, tôi 
đăng kí cho các em được nhận dụng cụ do nhà trường hỗ trợ. Ngoài ra tôi còn 
kêu gọi các em trong lớp dành tặng bạn một số quần áo cũ và tranh thủ sự hỗ trợ 
từ một số phụ huynh có khả năng để trang bị thêm những dụng cụ còn lại cho 
những em này để các em được yên tâm đến trường, không phải mặc cảm vì nhà 
nghèo. Bên cạnh đó tôi vận động giáo viên trong tổ và mạnh thường quân phát 
huy hết sức mạnh trong công tác đỡ đầu học sinh nghèo, khi thì quần áo, khi thì 
gạo, tiền, thường xuyên thăm hỏi và vận động gia đình duy trì việc học của học 
sinh.Qua đây tôi cũng thấy tình cảm giữa bạn nhà nghèo và bạn khá giả gần gũi 
nhau hơn. Duy nhất đối với trường hợp em Lâm Thị Ngọc Thiện tôi vô cùng bối 
rối khi cứ 5 – 7 ngày là lại bị mẹ dẫn đi “trốn” những trận roi đòn của cha, có 
lúc quá mệt mõi tôi định buông xuôi cho em nghỉ học. Nhưng mỗi khi nhìn và 
ánh mắt ham học, ngây thơ mà thăm thẳm buồn của em - một cô bé còn thơ dại 
khi đã qua 4 lần vào học lớp 2 mà chưa lên được lớp 3, khi học lực Khá - Giỏi, 
Đinh Thị Diệu Quyên-GVCN lớp 2-TH Phong Phú B Trang 5 SKKN/Đề tài: Công tác duy trì sĩ số HS
với bạn bè, việc học của các em ngày càng tiến bộ hơn.
 Phổ biến nội quy. Gặp gỡ những gia đình học sinh tự ý bỏ học:
 - Ở tuần đầu tiên, tôi sinh hoạt với học sinh trong lớp rất kĩ về nội quy 
nhà trường, trong đó có phần quy định: Học sinh phải đi học đều và đúng giờ, 
nghỉ học phải có lí do và được cha mẹ xin phép . Và ở lần họp phụ huynh học 
sinh đầu năm, tôi cũng thông báo cho phụ huynh biết về quy định này và nhờ 
phụ huynh hàng ngày theo dõi, nhắc nhở.
 - Đối với những trường hợp học sinh tự ý bỏ học ( vì cha mẹ đi làm 
không có ở nhà) , hết giờ dạy, tôi lập tức đến ngay nhà những em này gặp phụ 
huynh tìm hiểu nguyên nhân và trao đổi cách khắc phục.
 - Chính nhờ thế mà những học sinh ở lớp tôi chủ nhiệm chỉ nghỉ học 1 
ngày không phép thì đến hôm sau đi học lại bình thường, suốt năm học không có 
hiện tượng học sinh bỏ học giữa chừng.
 Tổ chức tốt tiết sinh hoạt lớp:
 - Trong tiết sinh hoạt cuối tuần, sau khi nghe các tổ trưởng báo cáo, tôi 
cho lớp tuyên dương những tổ đạt duy trì sĩ số suốt cả tuần để làm gương cho 
lớp và khen những em có tiến bộ về mặt học tập để các em thấy nhiệm vụ học 
tập của mình và mỗi ngày đến trường thật sự là một ngày vui. 
 - Đối với những mặt học sinh còn hạn chế, tôi nhắc nhở nhẹ nhàng kèm 
theo hướng dẫn, uốn nắn cho các em để tuần sau các em thực hiện tốt hơn.
 - Ngoài ra tôi còn nêu gương các anh, chị, các bạn học sinh những năm 
trước và đang học dù đầu năm còn yếu kém nhưng nhờ sự kiên trì, cố gắng đến 
cuối năm cũng đã đạt loại Khá, Giỏi để củng cố lòng tin nơi các em.
 Biện pháp tinh thần:
 - Mỗi ngày bước vào lớp tôi đều quan sát cả lớp, thấy các em có mặt đầy 
đủ là lòng tôi rất vui. Nhất là những hôm thời tiết khắc nghiệt như: mưa, bão, 
Những hôm ấy, tôi cho lớp hoan nghênh bằng một tràng pháo tay để động 
viên khích lệ tinh thần các em. Trong giờ dạy, tôi đầu tư soạn giảng phân hóa 
theo đối tượng học sinh sao cho phù hợp với trình độ mọi học sinh trong lớp - 
Đinh Thị Diệu Quyên-GVCN lớp 2-TH Phong Phú B Trang 7

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_duy.doc