Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm Lớp 2 trường TH Đặng Trần Côn

doc 22 trang sangkienhay 12/02/2024 2770
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm Lớp 2 trường TH Đặng Trần Côn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm Lớp 2 trường TH Đặng Trần Côn

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm Lớp 2 trường TH Đặng Trần Côn
 PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN THANH XUÂN
 TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẶNG TRẦN CÔN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ KINH NGHIỆM 
 TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
 Cấp học: Tiểu học
 Tên tác giả: Nguyễn Thị Tuyết
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Đặng Trần Côn
 Chức vụ: Giáo viên chủ nhiệm lớp 2A4
 Năm học 2018 - 2019
 0/ Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, người giáo viên chủ nhiệm lớp ở 
tiểu học phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu vất vả. Phải là người 
có trình độ, năng lực phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, yêu thương tận 
tụy với học sinh. Ngoài việc cung cấp kiến thức cho học sinh, giáo viên chủ 
nhiệm còn dạy về nề nếp lớp học, hướng dẫn học sinh cách xếp hàng bán trú, 
biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, cách trình bày trong vở, cách làm vệ sinh lớp, đề ra 
các nội qui của lớp,và phải thường xuyên nhắc nhở, uốn nắn những sai sót của 
học sinh nên có lúc rất căng thẳng, mệt mỏi. Vì vậy, tôi khẳng định rằng công 
tác của giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là cực kì quan trọng, là nhân tố số 
một quyết định chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. 
 Đó là lí do tôi chọn để viết sáng kiến kinh nghiệm năm học này: “Một số 
kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp”. Tôi mong được chia sẻ và nhận 
được những đóng góp chân tình từ các thầy giáo, cô giáo.
 II- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn:
 - Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc 
kết thành kinh nghiệm của bản thân.
 - Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong 
công tác chủ nhiệm lớp.
 - Nhận được những lời góp ý, nhận xét từ cán bộ quản lí nhà trường, của 
Phòng Giáo dục và từ các bạn đồng nghiệp để tôi phát huy những mặt mạnh, 
điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót cho hoàn thiện hơn.
 - Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục về mọi mặt, không chỉ mang lại 
cho các em học sinh tri thức mà hình thành nhân cách, rèn luyện đạo đức cho 
các em ngay từ ban đầu.
 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 - Sáng kiến kinh nghiệm của tôi được áp dụng vào lớp 2A4 năm học 
2018 – 2019.
 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Về việc nghiên cứu thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
 - Phương pháp quan sát
 - Phương pháp điều tra
 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 - Phương pháp thống kê, phân loại, so sánh – đối chứng
 2/ B- PHẦN NỘI DUNG
 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
 - Giáo dục tiểu học đặt nền móng cho hệ thống giáo dục phổ thông, tạo tiền 
đề để thực hiện chiến lược “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân 
tài”. Chính ở bậc học này những đặc điểm tâm lí, đặc điểm sinh lý của trẻ em 
phát triển mạnh mẽ,việc hình thành nề nếp, thói quen học tập, tác dụng và ảnh 
hưởng của giáo viên đối với học sinh là rất lớn.
 - C. Mác đã từng nói: “Để cho tác động mang lại một kết quả nào đó thì 
cần phải biết thứ vật liệu mà ta sẽ tác động vào đó”. Vì vậy, muốn giáo dục được 
học sinh thì phải hiểu được học sinh. Thời đại ngày nay, giáo viên không chỉ có 
nhiệm vụ truyền đạt tri thức cho học sinh mà còn có chức năng tác động tích cực 
đến sự hình thành và phát triển nhân cách cho các em. Công tác chủ nhiệm lớp 
là một nội dung về chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên tiểu học. Công tác chủ 
nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Làm tốt công 
tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy các bộ 
môn và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Đặc biệt trong nhà 
trường tiểu học, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Giáo 
viên chủ nhiệm là người quản lý, điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo 
đức, hình thành nhân cách cho học sinh; là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục 
gia đình, nhà trường và xã hội.
 Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày 
công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển, 
bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh, bởi 
sự mưu sinh của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con 
cái cho nhà trường. Chính vì vậy, người giáo viên phải có kiến thức sư phạm 
cao. Đặc biệt phải có “ Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 2” 
mới có thể nắm bắt hết đặc điểm tâm lý trình độ từng học sinh để có hướng 
giảng dạy và giáo dục đạt kết quả tốt nhất theo mục tiêu giáo dục mà Đảng và 
nhà nước đề ra.
 II- THỰC TRẠNG BAN ĐẦU:
 Đầu năm học 2018 – 2019 tôi được Ban Giám hiệu phân công chủ nhiệm 
lớp 2A4. Được sự quan tâm của Ban Giám hiệu mà trường lớp khang trang, cơ 
sở vật chất đầy đủ. 
 Nhưng bên cạnh đó tôi nhận thấy có một số thuận lợi và khó khăn như sau: 
 4/ tôi thực hiện ngay công tác điều tra thông qua phiếu sau đây. Tôi phát cho mỗi 
em một phiếu điều tra và yêu cầu các em điền đầy đủ thông tin trong phiếu: 
 ĐIỀU TRA THÔNG TIN CÁ NHÂN HỌC SINH
 1. Họ và tên:Nam ( Nữ)..Dân tộc:.
 2. Sinh ngày.tháng.năm.Nơi sinh
 3. Chỗ ở hiện nay:................................................................................
 4. Hộ khẩu thường trú:.........................................................................
 5. Tình trạng sức khỏe:........................................................................
 6. Có năng khiếu:................................................................................
 7. Họ tên cha:......................................................................................
 8. Nghề nghiệp:...................................................................................
 9. Họ và tên mẹ:..................................................................................
 10. Nghề nghiệp:..................................................................................
 10. Số điện thoại liên hệ:......................................................................
 11. Gia đình có mấy con:......................................................................
 Là con thứ mấy:.................................................................................
 12. Gia đình có hoàn cảnh đặc biệt:.......................................................
 Qua phiếu điều tra này, tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng 
học sinh để ghi vào Sổ theo dõi chất lượng giáo dục học sinh. Và quan trọng hơn 
cả là tôi đã hiểu một phần về học sinh của mình, điều đó rất có lợi cho tôi trong 
công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. 
 b) Tổ chức bầu Ban Cán sự lớp: 
 Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ Ban Cán sự lớp là một công việc rất 
quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi 
nhận lớp mới. Năm học trước, Ban Cán sự lớp có thể là do giáo viên chọn lựa và 
chỉ định học sinh làm hoặc giáo viên theo dõi các em trong quá trình học tập để 
đưa ra quyết định chọn ban cán sự lớp. Nhưng lên lớp 2, tôi muốn tạo dựng và 
rèn luyện cho các em thể hiện tinh thần dân chủ và ý thức trách nhiệm đối với 
tập thể, nên tôi tổ chức cho các em tự ứng cử mình. Tiến trình bầu chọn Ban Cán 
sự lớp được diễn ra như sau:
 - Trước hết, tôi phân tích để các em hiểu rõ về vai trò và trách nhiệm của 
người lớp trưởng, lớp phó.
 6/ 2) Xây dựng nội quy lớp học
 Mỗi lớp học để đảm bảo nề nếp cần có nội quy riêng mà giáo viên chủ 
nhiệm đề ra và yêu cầu học sinh thực hiện. Bên cạnh đưa ra nội quy lớp học 
riêng, tôi sẽ khuyến khích, tạo môi trường cho các con học tập tốt nhất, đặc biệt 
tôi không tạo những áp lực cho các em.Thay vào đó tôi sẽ xây dựng phong trào 
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ giáo dục và Đào tạo 
phát động năm 2008 – 2009 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đặc 
biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và kĩ năng sống cho học sinh. Qua nhiều 
năm thực hiện, phong trào đã có sức lan tỏa mạnh mẽ cả chiều sâu lẫn chiều 
rộng, mang lại hiệu quả thiết thực cho ngành giáo dục và cho xã hội. Muốn 
phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở mỗi trường 
đạt hiệu quả thì mỗi giáo viên chủ nhiệm phải tích cực “xây dựng lớp học thân 
thiện, học sinh tích cực”. Có nhiều “lớp học thân thiện, học sinh tích cực” thì 
mới có “trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
 “Xây dựng lớp học thân thiện” là tạo ra môi trường học tập thân thiện, an 
toàn, gần gũi với học sinh, làm cho học sinh cảm thấy “mỗi ngày đến trường là 
một niềm vui”. Để xây dựng được “lớp học thân thiện” thì sẽ có “học sinh tích 
cực”. Tôi đã xây dựng được nội quy lớp học mang tính lớp học thân thiện, học 
sinh tích cực, sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
 Công việc xây dựng nội quy lớp học được tôi tiến hành từng bước như sau: 
 a)Trang trí lớp học sạch- đẹp
 Lớp học thân thiện phải luôn sạch sẽ, ngăn nắp và được trang trí đẹp, đảm 
bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Do vậy, tôi hướng dẫn và cùng với học 
sinh thực hiện các công việc sau đây: 
 - Trang trí lớp đẹp, hài hòa đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Phần 
trang trí lớp, tôi giao trực tiếp cho học sinh, mỗi bạn sẽ vẽ bức tranh theo chủ đề 
tự chọn. Bức tranh nào đẹp sẽ được tuyên dương và dán vào góc học tập cuối 
bảng lớp. Ngoài ra tôi mua những đồ trang trí như bông hoa, con vật tùy theo 
mỗi ngày lễ lớn động viên, khuyến khích các em cùng cô trang trí lớp vào ngày 
Noel, Tết Nguyên đán, 8-3...Tất cả các em đều hào hứng tham gia và có tinh 
thần làm việc rất tốt. 
 b. Xây dựng nề nếp:
 Đầu năm tôi đưa ra nội quy lớp học cho cả lớp cùng đọc: 
 8/ - Trong mỗi tiết học, học sinh phải thể hiện tinh thần “tự quản” - tự theo 
dõi lẫn nhau, nhắc nhở nhau giữ sạch lớp trong suốt buổi học và không nói 
chuyện riêng trong lớp. Cuối giờ tôi đi kiểm tra tổ nào sạch nhất sẽ được cộng 
điểm thi đua cho tổ mình.
 - Vào giờ truy bài 15 phút, các bạn tổ trưởng, lớp trưởng, lớp phó kiểm tra 
bài tập về nhà, đi học đúng giờ, đồ dùng học tập, móng tay của các thành viên 
trong tổ, trong lớp. Bên cạnh đó, giáo viên thường xuyên kiểm tra đột xuất nề 
nếp của học sinh để có sự tuyên dương, khen thưởng kịp thời.
 - Giáo viên chủ nhiệm đưa ra phương hướng phấn đấu cho các em, tổ nào 
ngoan, có ý thức, không vi phạm lỗi nào sẽ được cộng điểm thi đua cho tổ mình. 
Cuối tuần giáo viên dựa vào kết quả thi đua đó để có sự khen thưởng, động viên, 
nhắc nhở kịp thời.
 * Nề nếp xếp hàng ra vào lớp:
 - Được tiến hành thường xuyên đầu buổi học và cuối buổi học hay các tiết 
Thể dục, Thư viện....Điều này mang tính trật tự, kỉ luật cần được duy trì thường 
xuyên và liên tục trong suốt năm học. Để làm tốt công tác này tôi đã tiến hành 
từng bước như sau:
 - Các em đi theo một hàng, bạn lớp trưởng đứng đầu, lớp phó đứng giữa 
hàng và cuối hàng theo dõi thành viên trong lớp.
 - Các em được xếp từ thấp đến cao, thời gian đầu giáo viên chủ nhiệm và 
cán bộ lớp sắp xếp các con đúng vị trí. Sau một vài lần xếp chỗ các con nhớ vị 
trí của mình và sắp xếp theo hàng.
 - Mỗi khi xếp hàng và đi theo hàng các bạn cán bộ lớp theo dõi và nhắc 
nhở các bạn đi trật tự, không chen lấn, xô đẩy, đùa giỡn gây ảnh hưởng thi đua 
của lớp.
 * Nề nếp vào giờ bán trú.
 - Do học sinh tiểu học ở trường thành phố học 2 buổi/ ngày, buổi trưa các 
em ăn bán trú ở trường. Ngoài việc học, rèn luyện tác phong ăn uống vô cùng 
quan trọng với các em, giúp các em hình thành nếp ngay từ ban đầu.Tôi đưa ra 
một số biện pháp như sau:
 + Trước khi ăn, bạn lớp trưởng đưa hiệu lệnh cả lớp mời cô và bạn ăn 
cơm. Do sĩ số lớp ăn bán trú đông, nên tôi chia ra tổ nào ngoan, có tư thế ngồi 
đúng sẽ được lên lấy cơm trước. Các em sẽ được xếp hàng lần lượt theo tổ lấy 
cơm. Trong khi ăn, ngồi đúng quy định, không nói chuyện khi ăn. Sau khi ăn 
xong, kiểm tra bàn của mình và xếp bát, thìa gọn gàng. Khi ngủ, các em xếp gọn 
 10/

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_chu.doc