Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tạo hứng thú đọc sách cho học sinh Lớp 2

docx 11 trang sangkienhay 15/03/2024 750
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tạo hứng thú đọc sách cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tạo hứng thú đọc sách cho học sinh Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tạo hứng thú đọc sách cho học sinh Lớp 2
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. Lí do chọn đề tài:
 Trong xã hội hiện đại ngày nay, con người dễ dàng bị cuốn theo những trò chơi giải trí hiện đại 
như trò chơi điện tử, game trực tuyến, mạng xã hội, facebook, Con người thường gắn chặt với 
những chiếc điện thoại thông minh, ipad, laptop hay máy vi tính. Chúng ta dần dần quên mất đi 
những người bạn bé nhỏ mà vô cùng vĩ đại, đó chính là những quyển sách và dần mất đi thói quen 
đọc sách.
 Đọc sách là nhu cầu tất yếu của tất cả mọi người, bởi lẽ sách là phương tiện học tập thuận lợi, 
giúp con người nâng cao nhận thức và hiểu biết. Sách là kho tàng tri thức mà nhân loại tạo ra, lưu 
lại và truyền cho thế hệ sau. Đó là nguồn tri thức vô cùng quan trọng và vô tận đối với tất cả mọi 
người. Những cuốn sách có nội dung tốt sẽ đưa đến cho chúng ta không chỉ những hiểu biết mới 
mà còn kích thích sự suy nghĩ, tìm tòi trong mỗi chúng ta và đặc biêt là dẫn đến những biến đổi 
về tâm hồn. Mọi thành công của con người đều nhờ vào sự kết hợp giữa kinh nghiệm bản thân với 
tri thức lĩnh hội được từ việc học trong cuộc sống và từ trong sách vở. Nếu đọc sách thường xuyên 
và có phương pháp khoa học thì kiến thức của mỗi người sẽ không ngừng mở rộng, nâng cao, tiếp 
cận được sự phát triển của khoa học, bồi dưỡng nâng cao năng lực tư duy lôgic, phương pháp làm 
việc khoa học, lòng yêu nghề nghiệp và có thái độ đúng đắn đối với thế giới xung quanh cũng như 
đối với bản thân mình, nhất là bồi dưỡng sự hứng thú, năng lực và thói quen tự học suốt đời.
 Đọc sách đối với chúng ta có ý nghĩa quan trọng như vậy, đặc biệt, đối với trẻ em việc đọc sách 
còn có ý nghĩa quan trọng hơn rất nhiều. Bởi một thói quen tốt được hình thành từ sớm sẽ không 
chỉ giúp các em trong quá trình học tập mà quan trọng hơn còn giúp các em hình thành nhân cách 
tốt.
 Từ ý nghĩa quan trọng của việc đọc sách đối với trẻ nhỏ, với mong muốn tạo hứng thú đọc sách, 
xây dựng lòng yêu sách và hình thành thói quen đọc sách cho học sinh trong lớp, từ những kinh 
nghiệm đọc sách của bản thân, học hỏi từ những đồng nghiệp cũng như tham khảo một số tài liệu, 
tôi đã mạnh dạn đưa ra “Một số kinh nghiệm tạo hứng thú đọc sách cho học sinh lớp 2”.
 I. Mục đích nghiên cứu:
 Mục đích của đề tài nhằm:
 Tạo hứng thú đọc sách cho học sinh lớp 2 để từ đó các em có tình yêu với sách, ham mê đọc 
sách và có thói quen đọc sách hàng ngày.
 Hình thành cho học sinh thói quen chủ động trong việc lĩnh hội tri thức, tìm kiếm các thông tin, 
kiến thức qua sách báo, tài liệu, chủ động trong việc học tập của mình.
 Giúp học sinh tìm được những phút giây giải trí lành mạnh bên những trang sách, tránh xa ti vi 
hay những trò chơi điện tử khiến trẻ căng thẳng và mỏi mắt.
 Lan tỏa tình yêu đọc sách trong cộng đồng. Mỗi em lại là một thành viên không thể thiếu của 
mỗi gia đình, là một tế bào của xã hội. Tình yêu đọc sách của các em sẽ lan tỏa đến các thành viên 
trong gia đình, trong cộng đồng, giúp cho văn hóa đọc sách trong cộng đồng ngày càng phát triển.
 III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
 Học sinh lớp 2A5 năm học 2018 - 2019 tại trường Tiểu học nơi tôi công tác. niềm vui nỗi buồn của nhân vật trong sách, trẻ biết cảm thông, yêu thương nhân vật trong sách. 
Từ đó trẻ biết cảm thông và yêu thương mọi người quanh mình.
 Đọc sách giúp trẻ em học tốt hơn .
 Đọc sách không chỉ giúp trẻ học tốt hơn ở tất cả các môn học mà còn giúp trẻ có kinh nghiệm 
trong giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
 Đọc sách là một hình thức giải trí tuyệt vời. 
 Một cuốn sách giấy thật dễ dàng để trẻ có thể mang nó bất cứ nơi nào và trẻ sẽ không bao giờ 
cô đơn hay buồn chán nếu trẻ có một cuốn sách trong tay.Trẻ có thể đọc trong khi chờ đợi một ai 
đó hoặc những giờ nghỉ giải lao. Đọc sách có thể đưa trẻ đến những thế giới mà trẻ chưa từng được 
đặt chân đến, cuốn trẻ theo những chuyến phiêu lưu mạo hiểm, những hành trình khám phá đầy kì 
thú. Bằng sự tưởng tượng của mình, qua những trang sách trẻ sẽ có đủ những cung bậc cảm xúc 
buồn , vui, lo lắng, sợ hãi, hồi hộp hay tràn đầy tình thương yêu mà khó có rạp chiếu phim nào có 
thể mang lại cho trẻ.
 Đọc sách giúp thư giãn cơ thể và làm dịu tâm trí. 
 Đây là một điểm quan trọng bởi vì mỗi ngày chúng ta dường như đã quên mất cách để thư giãn 
và đặc biệt là làm thế nào để im lặng.Các chuyển động liên tục, đèn nhấp nháy và tiếng ồn đã phá 
các giác quan của chúng ta khi đang xem tivi, nhìn vào một máy tính hoặc chơi một trò chơi điện 
tử đang thực sự gây căng thẳng cho não của chúng ta. Khi chúng ta đọc, chúng ta đọc trong im 
lặng và dòng chữ màu đen trên nền giấy trắng làm giảm ít nhiều căng thẳng cho mắt và não của 
chúng ta.
 1. Nhiệm vụ của việc dạy đọc:
 Văn hóa đọc là khái niệm có một nghĩa rộng và một nghĩa hẹp. Ở nghĩa rộng, đó là ứng xử đọc 
của cộng đồng xã hội, của các nhà quản lý và cơ quan quản lý Nhà nước. Ở nghĩa hẹp, đó là ứng 
xử, giá trị và chuẩn mực của mỗi cá nhân. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực này cũng gồm ba thành 
phần: thói quen, sở thích đọc và kỹ năng đọc.
 Như vậy văn hóa đọc là một trong những động lực thúc đẩy sự hình thành nên con người mới, 
những công dân có hiểu biết, có trí tuệ để có thể thích ứng với sự phát triển của xã hội hiện đại - 
xã hội dựa trên nền tảng của nền kinh tế tri thức. Đồng thời, góp phần định hướng đọc cho người 
dân, tùy thuộc vào trình độ dân trí, nghề nghiệp và điều kiện sống, có thể tiếp cận được với thông 
tin, tri thức phù hợp, hữu ích nhất cho cuộc sống. “Phát triển văn hóa đọc trong kỷ nguyên số” 
là một vấn đề mang ý nghĩa chiến lược của mọi quốc gia trong việc nâng cao dân trí, Bộ GD - ĐT 
chọn chủ đề này làm chủ đề Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2016.
 Chính vì lẽ đó việc xây dựng văn hóa đọc cho học sinh là vô cùng quan trọng, đặc biệt tạo thói 
quen đọc sách cho trẻ càng sớm càng tốt. Nhưng trước khi hình thành thói quen đọc sách hay dạy 
kĩ năng đọc sách cho trẻ điều trước hết cần tạo cho trẻ hứng thú đọc sách, sự ham thích và yêu đọc 
sách.
 I. Thực trạng vấn đề đọc sách của học sinh lớp 2
 1. Về sách: nghiệm sáng tạo của bản thân, tôi xin đưa ra Một số kinh nghiệm tạo hứng thú đọc sách cho học 
sinh lớp 2.
 1. Tổ chức Ngày hội “Em yêu đọc sách” cho lớp. 
 1. Mục tiêu:
 Hưởng ứng chương trình: “Đọc sách vì tương lai”, chương trình được phát động bởi Hội đồng 
Đội TW, NXB Giáo dục Việt Nam với mục tiêu giúp hình thành thói quen, hiểu được ý nghĩa của 
việc đọc sách và góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng, ngay từ những 
buổi đầu nhận lớp, đồng thời với quá trình tìm hiểu học sinh, xây dựng nền nếp ban đầu cho lớp 
học, một trong những điều đầu tiên tôi làm là tổ chức ngày hội “Em yêu đọc sách” cho học sinh 
lớp tôi.
 1. Cách tiến hành:
 Trước khi diễn ra ngày hội “ Em yêu đọc sách”, mỗi học sinh được chuẩn bị một phần giới thiệu 
về một cuốn sách mà mình thích nhất để trình bày trong ngày hội và mang một vài cuốn sách mình 
đã đọc đến lớp.
Ngày hội “ Em yêu đọc sách” được tiến hành với những hoạt động sau:
Hoạt động 1: Để giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của việc đọc sách, tôi đã kể cho học sinh nghe 
câu chuyện : Cuốn sách và giỏ đựng than. Câu chuyện có nội dung như sau:
Cuốn sách và giỏ đựng than
 Có một câu chuyện kể rằng tại một trang trại ở miền núi xa xôi, miền Đông bang Kentucky, 
có một ông cụ sống với người cháu của mình. Mỗi buổi sáng, ông cụ đều dậy rất sớm để đọc sách. 
Có những cuốn sách ông đã đọc nhiều lần, đến mức cuốn sách sờn cũ, nhưng lúc nào ông đọc cũng 
say mê và chưa một buổi sáng nào ông quên đọc sách. Cậu cháu trai cũng bắt chước ông, 
cũng cố gắng mỗi ngày đều ngồi đọc sách. Rồi một ngày, cậu hỏi ông: 
 - Ông ơi, cháu cũng thử đọc sách như ông, nhưng cháu không hiểu gì cả. Hoặc là có những 
đoạn cháu hiểu, nhưng khi gấp sách lại là cháu quên ngay. Thế thì đọc sách có gì tốt đâu mà ông 
đọc thường xuyên thế ạ...
 Ông cụ lúc đó đang đổ than vào lò, quay lại nhìn cháu và chỉ nói: 
- Cháu hãy đem cái giỏ đựng than này ra sông và mang về cho ông một giỏ nước nhé!
 Cậu bé liền làm theo lời ông, dù rằng tất cả nước đã chảy ra hết khỏi giỏ trước khi cậu bé 
quay về đến nhà.
 Nhìn thấy cái giỏ, ông cụ cười và nói: 
- Nước chảy hết mất rồi! Có lẽ lần sau cháu sẽ phải đi nhanh hơn nữa! 
Rồi ông bảo cháu quay lại sông lấy một giỏ nước. 
 Lần này cậu bé cố chạy nhanh hơn, nhưng lại một lần nữa, khi cậu về đến nhà thì cái giỏ đã 
trống rỗng. Thở không ra hơi, cậu nói với ông rằng “Đựng nước vào cái giỏ là điều không thể”, 
rồi đi lấy một chiếc xô để múc nước. Nhưng ông cụ ngăn lại: Mỗi bạn học sinh tự mang những quyển sách mình đã đọc ở nhà đi và đóng góp vào thư viện 
lớp với phương châm “ Chúng mình cùng chia sẻ sách”, sách cũ của bạn này nhưng lại mới của 
bạn khác. Sau khi giáo viên kiểm duyệt nội dung sách sẽ dán tên và dán thẻ số để theo dõi bạn 
mượn sách đồng thời trả lại cho các bạn đã mang sách vào cuối năm học .
 Đồng thời để làm phong phú thư viện lớp và để có những quyển sách phù hợp với lứa tuổi các 
con lớp 2, những quyển sách có nội dung giáo dục mà tôi muốn hướng tới, tôi đã trao đổi và nhờ 
sự hỗ trợ của ban phụ huynh để mua các cuốn sách đó. Cũng trong buổi họp phu huynh đầu năm, 
tôi đã trao đổi với phụ huynh về ý nghĩa của việc đọc sách, đặc biệt với học sinh lớp 2 nhằm phát 
triển khả năng tự học. Chia sẻ với phu huynh về cách tạo môi trường đọc sách cho các con, đồng 
thời đưa ra danh sách những cuốn sách phụ huynh có thể mua cho các con đọc trong năm học này.
 3. Giới thiệu những cuốn sách hay có cùng tác giả hoặc tác phẩm có đoạn trích nằm trong 
chương trình Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2.
 3.1 Mục tiêu:
 Để cho những cuốn sách văn học nhiều chữ có nội dung sâu sắc trở nên gần gũi với học sinh 
và học sinh có hứng thú tìm và đọc những cuốn sách đó. Trong những giờ tập đọc có những đoạn 
trích trong những cuốn sách lớn hay những tác giả có những tác phẩm hay cho thiếu nhi, tôi đều 
tìm cách để giới thiệu với học sinh, khơi gợi hứng thú, sự tò mò của học sinh về cuốn sách đó, về 
tác giả đó để các em tìm đọc.
 3.2. Cách tiến hành:
 Sau bài Tập đọc tuần 4: Bím tóc đuôi sam – Phỏng theo Ku- rô- y- a- na - gi.
 Tôi đã giới thiệu bài tập đọc vừa học được viết dựa theo cuốn sách Totto- chan: Cô bé bên cửa 
sổ của nhà văn Tetsuko Ku-rô-y-a-na-gi người Nhật Bản. Tôi đã đưa ra quyển sách cho học sinh 
xem và giới thiệu: Totto – chan nghĩa là “ bé Totto”, tên thân mật hồi nhỏ của tác giả Tetsuko Ku-
rô-y-a-na-gi. Totto –chan sinh ra trong một gia đình hạnh phúc. Bố là nghệ sĩ vĩ cầm, mẹ là vận 
động viên bóng rổ. Totto - chan là một cô bé thông minh, hiếu động và có rất nhiều trò nghịch 
ngợm thú vị. Truyện Totto- chan cô bé bên cửa sổ kể về cô bé Totto chan và những câu chuyện 
thú vị của cô khi cô bé ở trường tiểu học Tô – mô – e với thầy hiệu trưởng đáng kính Sô – sa – ku 
Ba-y-a-si.Ở ngôi trường này cô bé đã có những khám phá tuyệt vời với những lớp học trong toa 
tàu, với những bữa ăn có món trên rừng dưới biển, những giờ học đặc biệt và những trải nghiệm 
tuyệt vời của tuổi thơ. Các em hãy tìm và đọc cuốn sách Totto- chan: Cô bé bên cửa sổ để tìm 
hiểu xem tại sao Totto – chan lại học trong những toa tàu, món ăn trên rừng dưới biển là gì, và 
Totto – chan thường làm gì trong những tiết học đặc biệt.
 Tương tự như vậy, mỗi bài học học trong Sách giáo khoa có liên quan đến một cuốn sách hay 
một tác giả có nhiều cuốn sách hay tôi đều tìm nhiều cách khai thác khác nhau để kích thích trí tò 
mò của học sinh, gợi cho học sinh niềm thích thú và động lực để tìm đến đọc những cuốn sách hay 
đó. Đồng thời sau khi giới thiệu với học sinh tôi cũng trao đổi và nhắn tin với phụ huynh trong lớp 
tạo điều kiện giúp con có được cuốn sách đó để con đọc.
 Không chỉ giới thiệu về những cuốn sách văn học mà qua những tiết toán những tiết Tự nhiên 
và Xã hội, tiết Kĩ năng sống tôi đều cố gắng giới thiệu những cuốn sách cho các em. Chẳng hạn 
giới thiệu về cuốn sách về những nhà toán học nổi tiếng, sách về những nhà bác học vĩ đại, những 
cuốn sách khám phá về thế giới tự nhiên, sách dạy trẻ những kĩ năng sống, dạy trẻ hình thành 
những thói quen tốt.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_tao_hung_thu_doc_sa.docx