Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp trẻ phòng tránh xâm hại trong học đường
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp trẻ phòng tránh xâm hại trong học đường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp trẻ phòng tránh xâm hại trong học đường
PHÒNG GD- ĐT HUYỆN NGHĨA HƯNG TRƯỜNG TIỂU HỌC XÃ NGHĨA LỢI BÁO CÁO SÁNG KIẾN “MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP TRẺ PHÒNG TRÁNH XÂM HẠI TRONG HỌC ĐƯỜNG” Tác giả: MAI THỊ THANH BÌNH Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Chức vụ: Giáo viên. Nơi công tác: Trường Tiểu học xã Nghĩa Lợi Nghĩa Lợi, tháng 6 năm 2018 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Tên sáng kiến kinh nghiệm. “Một số kinh nghiệm giúp trẻ phòng tránh xâm hại trong học đường.” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Dạy học kỹ năng sống 3. Thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018 4. Tác giả Họ và tên: Mai Thị Thanh Bình Năm sinh: 1988 Nơi thường trú: Nghĩa Thành– Nghĩa Hưng – Nam Định Trình độ chuyên môn: Đai học sư phạm Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường Tiểu học Nghĩa Lợi Địa chỉ liên hệ: Nghĩa Thành– Nghĩa Hưng – Nam Định Điện thoại : 0919896633 5. Đồng tác giả: Không 6. Đơn vị áp dụng dáng kiến kinh nghiệm Tên đơn vị: Lớp 1- Trường Tiểu học Nghĩa Lợi. Địa chỉ: Nghĩa Lợi - Nghĩa Hưng - Nam Định. Điện thoại: 0350 3873481 3 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT CHỮ CÁI VIẾT TẮT TỪ, CỤM TỪ ĐƯỢC VIẾT ĐẦY ĐỦ HS Học sinh GV Giáo viên PHHS Phụ huynh học sinh GD Giáo dục. 5 xâm hại ngày càng thấp. Số trẻ em bị xâm hại tình dục chủ yếu là bị hiếp dâm (chiếm 65,9%), đối tượng phạm tội phần lớn là người gần gũi với nạn nhân (chiếm 56,1%). Tình trạng loạn luân như (bố đẻ xâm hại tình dục với con gái chiếm 0,6%, bố dượng xâm hại tình dục với con riêng của vợ chiếm 1%. Vì thế việc cung cấp cho trẻ nhỏ kiến thức, kĩ năng trước vấn nạn này là hết sức cần thiết và quan trọng nhất là trong môi trường học đường giai đoạn hiện nay. Thế nhưng việc dạy trẻ nhận biết xâm hại và cách tự bảo vệ mình khỏi bị xâm hại hiện nay còn rất nhiều hạn chế.kể cả trong gia đình, cộng đồng và nhà trường với các lý do khác nhau (khách quan, chủ quan,). Do vậy, một yêu cầu đặt ra trước mắt là phải có một giải pháp kịp thời đáp ứng được hiện trạng trên. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 2.1. Lập kế hoạch Giáo dục phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh Để có được kế hoạch GD xâm hại tình dục cho HS thì trước hết GV cần tìm hiểu thật kĩ thế nào là xâm hại tình dục ở trẻ em, cách nhận biết và hướng dẫn HS cách tự bảo vệ bản thân khỏi xâm hại tình dục. GV phải là người nắm thật chắc những kiến thức trên thì mới xây dựng được kế hoạch tỉ mỉ, chính xác và có hiệu quả cao, khi HS cần GV có thể giúp đỡ kịp thời được. Tiếp đó, GV căn cứ vào tình hình thực tế trường mình dạy, lớp mình dạy và chủ nhiệm, PHHS, HS lớp mình, để xây dựng kế hoạch. Khi xây dựng kế hoạch, GV còn cần phải dự tính được những phát sinh có thể xảy ra và có biện pháp xử lý kịp thời cho phát sinh đó. Qua tìm hiểu, tôi thu được những thông tin sau. Đây là những điều rất hữu ích cho tôi khi xây dựng kế hoạch Giáo dục phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh: * Thuận lợi - Trường Tiểu học Nghĩa Lợi là trường nằm sát khu dân cư nên vấn đề an ninh tương đối tốt. 7 - Bên cạnh đó việc nhận thức pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế. Công tác phát hiện, tố giác tội phạm hiện nay còn gặp nhiều khó khăn,còn nặng nề tư tưởng cũ. - Trong thời đại bùng nổ công nghệ kỹ thuật số,Internet phát triển phổ thông,trẻ có nhiều nguồn tiếp cận thông tin,đặc biệt là việc sử dụng điện thoại một cách tràn lan mà bố mẹ không kiểm soát hết được con xem gì. - Nhiều trẻ hết giờ tan học không về nhà ngay mà còn la cà, đi chơi nhà bạn bè người quen mà không xin phép bố mẹ,ông bà. Kế hoạch cần đảm bảo các tiêu chí sau: - Nội dung đúng, đầy đủ, khoa học, có tính khả thi, dễ thực hiện nhất - Nội dung phải bám sát tình hình thực tế, tránh hình thức, sáo rỗng - Đối tượng thực hiện phải phổ biến 2.2. Trang bị kiến thức về xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh a) Dạy trẻ nhận biết kẻ xâm hại tình dục trẻ em Những người sau thường có những hành vi bình thường đi kèm. Nếu họ làm khác như thế, con cần cảnh giác. Dạy trẻ cần biết cách ứng xứ lịch sự và có khoảng cách theo quy tắc 3 vòng tròn như sau: 9 động chạm vào bộ phận sinh dục của trẻ hoặc bắt trẻ chạm vào bộ phận sinh dục người lớn ép trẻ thực hiện hành vi của người lớn Xâm hại không đụng chạm là những hành vi như dùng lời nói hoặc tranh ảnh khiêu dâm để là cho trẻ sốc và khiến các em manh nha những suy nghĩ lệch lạc. + Cho dù sử dụng bạo lực hay đe doạ hoặc dùng lòng tốt để bắt trẻ thực hiện hành vi xâm hại tình dục thì hậu quả của việc xâm hại này đều gây tổn thương cho trẻ ở nhiều mức độ khác nhau. Sự xâm hại tình dục làm tổn thương trẻ không chỉ tại thời điểm đó mà còn làm tổn thương trẻ đến hết quãng thời gian sau này nhất là đối với những trẻ không dám kể chuyện này ra. Có những trẻ sau khi bị lạm dụng còn có xu hướng hành vi bạo lực, không nghe lời và chống đối khi trưởng thành.Và nặng nề hơn có những trẻ bị sang chấn tinh thần đến mức độ nghĩ đến cái chết muốn tự tử. + Về mặt thể chất khi bị xâm hại các em có thể bị lây các bệnh như HIV/AIDS,...và những bệnh lây lan qua đường tình dục khác. Nếu không được chữa trị có thể các em sẽ có thể có thai ngoài ý muốn và thậm chí tử vong do nhiễm trùng bộ phận sinh dục. Hơn thế nữa khi bị xâm hại một lần có thể sẽ tiếp tục bị lần 2, lần 3 nếu không có cách bảo vệ mình. + Qua đây ta thấy hậu quả của việc xâm hại tình dục trẻ em là hết sức nghiêm trọng đối với bản thân nạn nhân, gia đình và xã hội. - Dạy học sinh không cho người khác động chạm vào vùng nhạy cảm : + Tôi đã cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản nhất về giới tính, dạy cho các em biết rằng không cho ai chạm vào” chỗ riêng tư” của mình. Cho các em biết được hành vi lạm dụng tình dục là phạm pháp. Dạy cho các em biết quyền mình được bảo vệ và mình phải biết tự bảo vệ là quan trọng nhất ( như kĩ năng thoát hiểm). - Dạy cho trẻ biết thân thể là tài sản riêng ta có quyền từ chối những cái ôm hoặc những tiếp xúc gây khó chịu. + Tránh xa người lạ mặt, không cho họ vào nhà khi mình ở nhà một mình. + Không giao lưu, tiếp xúc với người lạ 11 c) Tổ chức cho học sinh thực hành phòng tránh bị xâm hại tình dục - Với kế hoạch đã được xây dựng, cùng với những kiến thức mà giáo viên đã trang bị cho học sinh, giáo viên có thể tố chức cho học sinh được thực hành phòng tránh bị xâm hại tình dục ngay trên lớp vào tiết hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài trời, tiết đạo đức hay tiết giáo dục kĩ năng sống, tùy vào điều kiện cho phép sao cho có hiệu quả nhất. - Trước hết, học sinh biết được những vùng nào được coi là bị tổn thương tình dục khi bị người khác xâm hại: vùng ngực, vùng đùi non, mông, vùng kín - Tìm hiểu và thực hành một số động tác giúp trẻ thoát khỏi người có ý định quấy rối. Đó là: xoay người, hất mạnh tay; Khi không thể xoay người, trẻ có thể dùng chân đạp vào vùng đùi, vùng bụng hay bộ phận sinh dục của người xấu * Quy trình thực hành: Tổ chức theo cặp mẫu -> chia sẻ động tác đúng/sai -> sửa cho nhau để có động tác chuẩn -> theo cặp thực hành -> nhận xét, đánh giá, thống nhất. 2.3. Tư vấn, chia sẻ với Phụ huynh học sinh về xâm hại tình dục ở trẻ em để cùng phối hợp. a) Cung cấp thông tin cho Phụ huynh học sinh về nguyên nhân dẫn đến xâm hại tình dục ở trẻ em Thời gian vừa qua, liên tiếp nhiều vụ bê bối liên quan đến xâm hại tình dục ở trẻ nhỏ khiến nhiều phụ huynh rất bức xúc và lo lắng. Hiện tại dư luận đang rất quan tâm đến vụ xâm hai tình dục trẻ em nóng hổi đó là: việc bé gái bị xâm hại ở Vũng Tàu, vụ thầy giáo xâm hại học sinh lớp 2 ngay tại trường học ở Tây Ninh, vụ bé gái 8 tuổi ở Hà Nội bị một nhân viên ngân hàng xâm hại, hay mới đây là lời tâm sự của một người mẹ trẻ trên mạng xã hội khi cho con gái mình đi học cùng với tài xế Grabbike và người tài xế đó đã dùng những ngôn từ rất “gợi” để nói chuyện, hỏi han với con mình. Hay thương tâm nhất là vụ cháu bé người Việt bị hãm hiếp và 13 - Hoàn cảnh gia đình khó khăn như bố mẹ ly hôn, ly thân... không ai dạy dỗ tâm sự với các em. - Do tâm lý nhiều gia đình ngại không dám tố cáo tội phạm b) Cung cấp thông tin cho Phụ huynh học sinh về các dấu hiệu biểu hiện khi trẻ bị xâm hại. - Trẻ trở nên ít nói, ngại giao tiếp. - Gặp ác mộng khi ngủ. - Tự nhiên sợ hãi một số người hay một nơi nhất định. - Trẻ đột ngột có tiền, có đồ chơi hay những món quà mà không biết có từ đâu. - Không cho cởi quần áo khi tắm, ngại vệ sinh cá nhân so với bình thường - Trẻ bị đau, chảy máu hoặc tím bầm ở bộ phận sinh dục. c) Phối hợp với Phụ huynh học sinh để phòng, tránh xâm hại tình dục cho trẻ - Trao đổi trực tiếp với cha mẹ học sinh vào các buổi họp phụ huynh. (Việc thường xuyên đăng ảnh con lên mạng xã hội cũng vô tình làm kích thích những kẻ có suy nghĩ lệch lạc có ham muốn tiêu cực trỗi dậy) - Vận động cha mẹ học sinh dù trong hoàn cảnh nào cũng nên dành nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc con em mình nhiều hơn nữa. Cần trò chuyện với con cái mình về những vấn đề tế nhị, chúng ta không nên lảng tránh những vấn đề mà các em hỏi liên quan đến giới tính. Vì cha me là người các em luôn tin tưởng nhất các em sẽ tâm sự nhiều và chúng ta sẽ biết được những thông tin cần thiết. - Thường xuyên hỏi về tình hình học tập và những sinh hoạt trong ngày. - Yêu cầu phụ huynh đưa đón trẻ đúng giờ quy định, không đến sớm quá hoặc không về muộn quá. 15 - Đối với phụ huynh học sinh đã có thêm những hiểu biết nhất định về xâm hại tình dục trẻ em từ đó nêu cao tinh thần cảnh giác hơn để dạy con em mình các kĩ năng tự bảo vệ bản thân khi bị xâm hại tránh những đáng tiếc xảy ra, phụ huynh trở nên cởi mở hơn khi trao đổi với con em mình. - Đối với nhà trường đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho học sinh ý thức biết bảo vệ mình. - Không chỉ tuyên truyền trong nhà trường mà sáng kiến này còn có sức ảnh hưởng rất lớn đối với cộng đồng: giúp mọi người hiểu biết hơn về pháp luật và quyền trẻ em. - Bản thân tôi sau khi áp dụng sáng kiến này vào giáo dục học sinh thì thấy mình cảm thấy tự tin hơn khi dạy kiến thức về giới tính cho học sinh mình, giáo viên trong trường luôn có ý thức quan sát diễn biến tâm lý của học sinh lớp mình và toàn trường. - Đặc biệt đối với học sinh các em đã cởi mở hơn, dễ dàng trao đổi với cô giáo những vấn đề về giới tính và biết chia sẻ với nhau các cách phòng chống bị xâm hại. Như vậy xâm hại tình dục trẻ em đã và đang là một tội ác vô cùng nghiêm trọng, để lại những hậu quả rất kinh hoàng cho bản thân người bị hại. Do đó phòng chống xâm hại tình dục trẻ em không phải của riêng ai mà mỗi chúng ta cần có sự quan tâm nhiều hơn nữa nhất là trong học đường hiện nay. Cần có sự tuyên truyền cho các em nâng cao cảnh giác, ý thức tốt hơn về vấn đề này và quan trọng nhất chính là dạy cho các em biết cách TỰ BẢO VỆ MÌNH. Cha me, thầy cô, nhà trường luôn là điểm tựa lắng nghe và thấu hiểu cho các em, giúp các em nâng cao cảnh giác,phòng tránh xâm hại, để sao cho các em “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. IV. Cam kết không sao chép, vi phạm bản quyền Sáng kiến kinh nghiệm trên là tâm huyết của tôi. Có thể nó còn nhiều hạn chế, rất cần được Hội đồng khoa học, đồng nghiệp chia sẻ và tôi cam kết không có sự sao chép sáng kiến kinh nghiệm của ai hoặc vi phạm bản quyền tác giả. 17
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_giup_tre_phong_tran.doc