Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 2 viết tốt đoạn văn ngắn trong giờ học Tập làm văn
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 2 viết tốt đoạn văn ngắn trong giờ học Tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 2 viết tốt đoạn văn ngắn trong giờ học Tập làm văn
Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 viết tốt đoạn văn ngắn trong giờ học Tập làm văn ĐỀ TÀI MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP 2 VIẾT TỐT ĐOẠN VĂN NGẮN TRONG GIỜ HỌC TẬP LÀM VĂN I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Môn Tiếng Việt có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh (HS) 4 kĩ năng: “nghe, nói, đọc, viết”. Trong đó phân môn Tập làm văn là phân môn cơ bản và có tính chất thích hợp của các phân môn khác trong chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học. Tuy số tiết Tập làm văn chiếm không nhiều, nhưng lại là phân môn mang tính chất thực hành và sáng tạo. Đồng thời, là phân môn có tính chất luyện tập tổng hợp. Qua tiết Tập làm văn, HS có khả năng xây dựng một văn bản, đó là bài nói, bài viết. Nói và viết là hình thức giao tiếp rất quan trọng, thông qua đó con người thực hiện quá trình tư duy – chiếm lĩnh tri thức, trao đổi tư tưởng tình cảm, cùng hợp tác trong cuộc sống lao động. Ngôn ngữ (dưới dạng nói), ngôn ngữ (dưới dạng viết) giữ vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của xã hội. Chính vì vậy hướng dẫn cho HS nói đúng và viết đúng là hết sức cần thiết. Nhiệm vụ này phụ thuộc phần lớn vào kĩ năng sư phạm trong giảng dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng. Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn là một phân môn khó trong môn Tiếng Việt. Do đặc trưng của phân môn Tập làm văn với mục tiêu cụ thể là: Hình thành và rèn luyện cho HS có khả năng trình bày văn bản (nghe, nói và viết) ở nhiều thể loại khác nhau như: miêu tả, nghe - kể chuyện, về mình hoặc những người xung quanh mình. Trong quá trình tham gia vào các hoạt động học tập. HS với vốn kiến thức còn hạn chế nên thường ngại nói. Nếu bắt buộc phải nói các em thường đọc lại bài đã chuẩn bị trước. Do đó giờ dạy chưa đạt hiệu quả cao. Rèn luyện kĩ năng nói, viết là khâu rất quan trọng trong dạy học phân môn Tập làm văn. Luyện kĩ năng nói, viết làm thay đổi không khí lớp học, giúp HS sôi nổi và hào hứng trong học tập. GV Thực hiện: Nguyễn Thị Phượng –Trường TH Nguyễn Viết Xuân 1 Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 viết tốt đoạn văn ngắn trong giờ học Tập làm văn - Nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa phân môn Tập làm văn lớp 2. - Nghiên cứu kết quả học tập của HS. - Phương pháp giảng dạy của GV. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - HS khối lớp 2 phân hiệu 2 trường TH Nguyễn Viết Xuân. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp gợi mở. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - phương pháp kiểm tra, đánh giá. - Phương pháp động não. - Phương pháp điều tra, khảo sát. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Trong trường Tiểu học, môn Tiếng Việt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với học sinh (HS) bởi nó là môn học cung cấp cho các em những kiến thức cần thiết trong giao tiếp hằng ngày. Nó giúp các em phát triển toàn diện, hình thành ở các em những cơ sở của thế giới khoa học, góp phần rèn luyện trí thông minh, hình thành tình cảm, thói quen đạo đức tốt đẹp của con người mới. Dạy học Tiếng Việt giúp các em hình thành 4 kĩ năng cơ bản: Nghe, nói, đọc, viết. Phân môn Tập làm văn trong môn Tiếng Việt hội đủ 4 kĩ năng trên. Đối với HS lớp 2 thì đây là phân môn khó và viết đoạn văn ngắn là dạng bài nòng cốt trong phân môn Tập làm văn. Nó đòi hỏi ở người HS vốn sống hằng ngày, vốn từ phong phú, đôi mắt quan sát tinh tường, óc tưởng tượng sáng tạo nghệ thuật. Bởi vậy, khi dạy dạng bài này giáo viên (GV) cần nắm rõ tâm lý lứa tuổi HS. Bởi ở lửa tuổi của các em, vốn kiến thức và hiểu biết còn hạn hẹp, bên cạnh còn có một số khó khăn khách quan như điều kiện hoàn cảnh sống của HS ở địa bàn dân cư lao động nghèo, gia đình không có điều kiện để quan tâm đến các em, việc diễn đạt ngôn ngữ kém, việc tiếp thu kiến thức chậm, HS nghèo GV Thực hiện: Nguyễn Thị Phượng –Trường TH Nguyễn Viết Xuân 3 Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 viết tốt đoạn văn ngắn trong giờ học Tập làm văn Qua các tiết dạy mẫu, các cuộc thi, chuyên đề đã có nhiều GV thành công khi dạy Tập làm văn. Qua phương tiện thông tin đại chúng, ti vi, đài, sách, báo, GV tiếp cận với phương pháp đổi mới Tập làm văn thường xuyên hơn. * Đối với học sinh Môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng có nội dung phong phú, hài hước, dí dỏm, sách giáo khoa trình bày với kênh hình đẹp, hấp dẫn HS, phù hợp với tâm lý lứa tuổi các em. b. Khó khăn Các em từ lớp 1 lên, bước đầu làm quen với phân môn học mới, do hạn chế về vốn sống, môi trường giao tiếp nên ảnh hưởng đến việc học Tập làm văn. Các em còn đọc viết chưa rõ ràng, còn nhút nhát, thiếu tự tin và thụ động trong học tập, khả năng chú ý chưa cao, một số em còn ham chơi. Điều đó ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em. Điều kiện phương tiện phục vụ cho dạy – học còn thiếu ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy và học phân môn Tập làm văn.Trong quá trình làm bài, tôi nhận thấy các em còn lúng túng, nhiều HS làm bài chưa đạt yêu cầu. Các em thường lặp lại câu đã viết, dùng từ sai, cách chấm câu còn hạn chế, có em không viết đúng yêu cầu của đề bài hoặc có những bài làm đảm bảo về số câu nhưng viết không đủ ý. Vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát HS với đề bài là: Viết một đoạn văn ngắn từ 4 đến 5 câu nói về cô giáo (thầy giáo) cũ của em. Kết quả đạt được như sau: Lớp 2B Đạt Chưa đạt Trước khi chưa thực hiện đề 21em 09 em tài Qua khảo sát cho thấy HS chưa biết cách diễn đạt, vốn từ vựng chưa nhiều, hiểu biết thực tế còn ít, do vậy bài văn của các em chưa hay, câu văn còn lủng củng. Kết quả này cũng thể hiện phương pháp giảng dạy của GV chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong giờ học. GV Thực hiện: Nguyễn Thị Phượng –Trường TH Nguyễn Viết Xuân 5 Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 viết tốt đoạn văn ngắn trong giờ học Tập làm văn - HS đọc, viết chưa rõ ràng, còn nhút nhát, thiếu tự tin, một số em chưa ham học còn ham chơi. - Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, các em nhanh nhớ nhưng cũng mau quên, mức độ tập trung thực hiện các yêu cầu chưa cao. - Kiến thức về cuộc sống thực tế của các em còn hạn chế, ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài. - Vốn từ vựng của các em chưa nhiều cũng ảnh hưởng đến việc thực hành độc lập. Cụ thể là: Các em nói rời rạc, chưa liên kết, thiếu lôgíc, tính sáng tạo trong truyền đạt chưa cao. - Một số HS còn phụ thuộc vào văn bản mẫu, áp dụng một cách máy móc, chưa biết vận dụng bài văn mẫu để hình thành lối hành văn riêng của mình. - Một số ít phụ huynh quan tâm chưa đúng cách còn phó mặc cho thầy (cô), nhà trường. + HS nói, viết chưa thành câu, dùng từ chưa hợp lý. + Chưa biết dùng từ ngữ, câu văn có hình ảnh sinh động. + Chưa biết trình bày đúng nội dung đoạn văn mình viết theo yêu cầu. 3. Giải pháp, biện pháp 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp - Để dạy tốt phân môn Tập làm văn trước hết người GV cần: a. Nghiên cứu kỹ nội dung chương trình và chuẩn kiến thức – kỹ năng môn học, căn cứ vào chuẩn kiến thức – kĩ năng để xác định mục tiêu bài học và mục tiêu từng hoạt động học tập, mạnh dạn điều chỉnh mục tiêu của bài soạn sao cho phù hợp với chuẩn kiến thức và trình độ nhận thức của HS. Đồng thời phải căn cứ vào điều kiện, đặc điểm, khả năng tiếp thu của HS trong lớp. Từ đó đề ra phương án cụ thể cho từng hoạt động học tập. Hiệu quả của giờ học phụ thuộc vào việc chuẩn bị bài của GV. Vì thế GV cần chuẩn bị bài chu đáo (đồ dùng dạy học, phiếu bài tập, các phương tiện hỗ trợ khác như hoa điểm mười, cờ thi đua, GV Thực hiện: Nguyễn Thị Phượng –Trường TH Nguyễn Viết Xuân 7 Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 viết tốt đoạn văn ngắn trong giờ học Tập làm văn - Câu văn viết ra của em đã đủ hai bộ phận chưa? Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai? (hoặc cái gì? / con gì?) ? Bộ phận trả lời cho câu hỏi Là gì? (hoặc làm gì? / như thế nào?) - GV cần cung cấp giúp các em sự lựa chọn, phân tích để sử dụng từ ngữ cho hợp lí. Bên cạnh đó, GV cũng cần giới thiệu, cung cấp thêm các từ đồng nghĩa phù hợp với bài văn Ví dụ: Khi viết về cảnh biển buổi sáng có thể dùng các từ đồng nghĩa như: bình minh, hửng đông, sớm mai. Viết về gia đình có các từ như: đoàn tụ, sum họp, quây quần, Để diễn tả mặt trời mùa hè có các từ: chói chang, gay gắt, đỏ rực, như mâm lửa khổng lồ, như quả cầu lửa, GV cần chuẩn bị kĩ với một bài để hướng dẫn HS vận dụng những từ ngữ thích hợp vào bài viết. - Để hỗ trợ cho HS, GV cần cung cấp cho HS: Nhiều từ ngữ gợi tả, từ láy, từ tượng thanh, tượng hình, Ví dụ: Mặt biển xanh và rộng thành mặt biển xanh ngắt và rộng mênh mông. Nối các câu văn lại thành những từ ngữ liên kết như: và, thì, nếu, vậy, là, * Lưu ý: HS trong đoạn văn tránh lặp lại nhiều lần mà phải thay những từ ngữ lặp lại bằng từ có ý nghĩa tương tự . Ví dụ: Bác Hồ thành Bác, Người, - Thay những từ ngữ thông thường thành những từ ngữ trau chuốt hơn. Ví dụ: Buổi sáng thành buổi sớm mai, buổi bình minh, - Sau khi thành lập sơ đồ, giới thiệu những bài văn hay của HS ở năm học trước nhằm kích thích tinh thần học tập của các em, có thể các em sẽ thành lập đoạn văn như sau: “Nhà em có nuôi một chú gà. Nó có bộ lông màu đỏ tía. Nó gáy rất to. Em rất yêu nó”. GV có thể khuyến khích HS là “ em làm đúng nhưng chưa hay”. Từ những ý tưởng ban đầu của HS , chúng ta sẽ hình thành một đoạn văn hay hơn nhé: “Chú gà trống nhà em trông mới oai vệ làm sao! Toàn thân nó phủ một lớp lông vũ màu đỏ tía. Sáng sáng, trống tía nhảy tót lên ụ rơm đầu hè rướn cổ gáy vang ò ó o! Mỗi khi đi học về, em thường rải cho nó một ít thóc và vuốt ve cái đuôi dài, cong cong của nó”. Khi đó, HS sẽ GV Thực hiện: Nguyễn Thị Phượng –Trường TH Nguyễn Viết Xuân 9 Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 viết tốt đoạn văn ngắn trong giờ học Tập làm văn gia đình GV cần cho HS hiểu rõ và nắm chắc người thân của mình là những ai? GV khai thác và giáo dục HS thông qua các nhân vật trong bài Tập đọc, nhấn mạnh cái đẹp, cái haycuar nội dungbaif, hướng cho HS liên hệ đến bản thân, gia đình, người thân của mình. - Hướng dẫn HS hình thành đoạn văn. * Các bước hình thành - Hướng dẫn HS làm miệng, trả lời từng câu hỏi, gợi ý cho HS trả lời bằng nhiều ý kiến khác nhau. - Nhận xét, sửa chữa những câu trả lời chưa đúng, chưa hay, GV cần cung cấp và gợi ý để các em có thể chọn từ đồng nghĩa thay thể cho từ cũ, có thể hướng dẫn mẫu các câu văn có hình ảnh nhân hóa hoặc so sánh để bài văn sinh động hơn. - Hướng dẫn HS sắp xếp các câu trả lời theo một trình tự hợp lý để hoàn chỉnh bài làm miệng. - Cho một số HS làm miệng cả bài. Sau đó hướng dẫn HS viết liền mạch các câu trả lời thành một đoạn văn ngắn. Ví dụ: Khi tả một chú gà, GV cho hai em lên sắm vai, một em là “Chú gà”, một em là “Người tả”. Cùng lúc đó, GV cho HS vễ sơ đồ trên vở nháp. * “ Người tả ” sẽ nói một câu để giới thiệu chú gà:“Nhà em có nuôi một chú gà” * Còn “Chú gà” thì vừa nói vừa diễn tả: “Tôi có bộ lông nhiều màu sắc. Tôi có cái mào trên đầu. Tôi gáy rất to” - Người tả lúc này nói về tình cảm của mình đối với chú gà: “Em thường rải thóc cho gà ăn” - Hoặc có thể chỉ cần một em sắm vai “Chú gà”. Sau khi nghe tả và quan sát xong các em thành lập ra một sơ đồ như sau: GV Thực hiện: Nguyễn Thị Phượng –Trường TH Nguyễn Viết Xuân 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_2.doc