Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy Tập làm văn cho học sinh Lớp 2

doc 21 trang sangkienhay 12/11/2023 2900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy Tập làm văn cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy Tập làm văn cho học sinh Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy Tập làm văn cho học sinh Lớp 2
 PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài
 Môn tập làm văn có vai trò hết sức quan trọng đó là giúp học sinh sản sinh 
ngôn ngữ nói và viết, thông qua đó rèn luyện cho học sinh kĩ năng tích lũy và sử 
dụng ngôn ngữ để giáo viếp và học tập tốt các môn học khác. Chính vì vậy dạy 
học môn Tập làm văn rất khó, nhất là các em lớp 2. Vì đối tượng nàycác em còn 
rất nghèo nàn ngôn ngữ diễn đạt, nhất là các em học sinh dân tộc thiểu số. Do đó 
để thực hiện tốt mục tiêu nhiệm vụ của mình trong quá trình dạy học đối với môn 
tập làm văn nói riêng của người giáo viên lớp 2 ngoài những nội dung chương 
trình yêu cầu thì cần phải có những biện pháp khác để khắc phục cho học sinh 
những yếu kém khi học môn học này.
 Đối với trường tiểu học .............. là một đơn vị có số học sinh dân tộc 
chiếm tỉ lệ rất nhiều, tuy Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến chất lượng 
học tập của học sinh đồng thời có đội ngũ giáo viên nhiệt tình và có trình độ 
chuyên môn vững vàng. Tuy nhiên vẫn còn một số em học sinh dân tộc chưa học 
tốt môn Tập làm văn. Với vai trò là giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi luôn gần gũi 
các em để tìm hiểu khả năng cảm thụ nội dung bài học và tìm ra những biện pháp 
giúp đỡ các em học tập tốt hơn. Nhưng việc tìm biện pháp giúp đỡ cho các em 
không đơn thuần là chỉ giúp mà cần có một nghiên cứu cụ thể chính xác đối với 
từng đối tượng học sinh sau đó mới nghiên cứu các phương pháp và các biện 
pháp giúp đỡ.
 Một trong những vấn đề nêu trên cũng chính là nội dung đề tài mà tôi đã 
nghiên cứu từ lâu và xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể đó là sáng kiến kinh 
nghiệm với tên gọi: “Một số kinh nghiệm dạy tập làm văn cho học sinh lớp 2”
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
 Mục đích nghiên cứu của đề tài là thông qua các biện pháp giáo dục để 
giúp học sinh đạt được những vấn đề sau:
 - Sử dụng đúng nghi thức lời nói.
 - Tạo lập văn bản phục vụ đời sống hàng ngày.
 - Nói viết những vấn đề theo chủ điểm.
 Nhiệm vụ của đề tài gồm:
 - Nguyên cứu lý luận về nội dung đề tài để xây dựng cơ sở pháp lý.
 - Khảo sát học sinh để dánh giá vấn đề nghiên cứu.
 1 PHẦN NỘI DUNG:
1. Cơ sở lý luận:
 Nội dung các bài học về Tập làm văn ở lớp 2 giúp các em học sinh thực 
hành rèn luyện các kỹ năng nói, viết, nghe, phục vụ cho việc học tập và giao tiếp 
hằng ngày, cụ thể:
 * Thực hành về các nghi thức lời nói tối thiểu, như: chào hái; tự giới thiệu; 
cảm ơn; xin lỗi; khẳng định; phủ định; mời, nhờ , yêu cầu, đề nghị; chia buồn, an 
ủi; chia vui, khen ngợi; ngạc nhiên, thích thú; đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu; 
đáp lời cảm ơn; đáp lời xin lỗi; đáp lời khẳng định; đáp lời phủ định; đáp lời 
đồng ý; ; đáp lời chia vui; đáp lời khen ngợi; ; đáp lời từ chối; đáp lời an ủi.
 * Thực hành về một số kỹ năng phục vụ học tập và đời sống hằng ngày, 
như: viết bản tự thuật ngắn, lập danh sách học sinh, tra mục lục sách, đọc thời 
khoá biểu, nhận và gọi điện thoại, viết nhắn tin, lập thời gian biểu, chép nội quy, 
đọc sổ liên lạc.
 * Thực hành rèn luyện về kỹ năng diễn đạt (nói, viết ), như: kể về người 
thân trong gia đình, về sự vật hay sự việc được chứng kiến; tả sơ lược về người, 
vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh hoặc câu hái...
 * Thực hành rèn luyện về kỹ năng nghe: dựa vào câu hái gợi ý để kể lại 
hoặc nêu được ý chính của mẩu chuyện ngắn đã nghe.
 Do mục đích, nhiệm vụ và yêu cầu cụ thể của mỗi bài tập làm văn mà việc 
dạy Tập làm văn có tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn. Nó trở thành một trong 
những mục tiêu quan trọng khi dạy học ở trường tiểu học.
II.2: Thực trạng:
 Trường tiểu học .............. là đơn vị thành lập khá lâu và có bề dày về chất 
lượng giáo dục. Trong đó học sinh dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 80%.
a. Thuận lợi - Khó khăn:
 Hiện nay được sự quan tâm của Bộ - Sở – Phòng Giáo dục và đặc biệt là 
trực tiếp Ban giám hiệu các trường quan tâm đến đổi mới phương pháp - đầu tư 
cho giáo viên đi sâu tìm hiểu các phân môn mới. Mặt khác việc học tập của học 
sinh hiện giờ cũng được các bậc phụ huynh rất quan tâm . Bên cạnh đó phân môn 
Tập làm văn là một phân môn mới lạ với học sinh nên các em rất tò mò, háo hức 
được học, được tìm hiểu. Chính vì vậy, đó là động lực thúc đẩy yêu cầu mỗi giáo 
viên dạy lớp 2 chú ý quan tâm đến việc dạy Tập làm văn cho học sinh.
 Trong năm học 2015 - 2016 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 2B có 25 
học sinh trong đó có 13 học sinh nam . Các em nói chung tiếp thu bài tốt, hiểu bài 
 3 - HS làm bài vào vở Tiếng Việt. GV uốn nắn.
Đánh giá kết quả thực hành, luyện tập ở lớp, hướng dẫn hoạt động tiếp nối (ở 
ngoài lớp, sau tiết học. )
 - Hướng dẫn HS đọc kỹ đề để nắm được yêu cầu của đề.
Thực hành về các nghi thức lời nói tối thiểu:
 - Việc tự giới thiệu một đôi điều cần thiết về bản thân giúp cho những 
người mới gặp nhau lần đầu thấy thân thiện, hoà đồng hơn.
 - Cảm ơn và xin lỗi là những tình huống giao tiếp thường gặp trong cuộc 
sống. Một người nào đó (có thể là người thân trong gia đình, có thể là thầy cô hay 
bạn bè ở trường, có thể là người hàng xóm láng giềng hay những người xa lạ ta 
mới gặp ) đã giúp ta một điều gì đó (có thể là một lời khuyên, một việc làm, một 
vật tặng ) ta đều phải cảm ơn. Ngược lại, ta phải xin lỗi khi trót để xảy ra một 
điều gì đó gây hậu quả không hay cho người khác. Ví dụ một lời nói, một việc 
làm dẫu vô tình hay khi nóng nảylàm xúc phạm, gây ảnh hưởng không tốt đến 
người khác. Đấy là lý do vì sao ta phải cảm ơn hay xin lỗi.
 - Đề nghị cũng có nhiều nghĩa mà nghĩa thông thường ở đây là đưa ra ý 
kiến về một việc nên làm hoặc một yêu cầu muốn người khác phải làm theo.
 - Chia buồn là muốn cùng chịu một phần cái buồn với người khác.
 - An ủi thường là dùng lời khuyên giải để làm dịu nỗi đau khổ buồn phiền 
ở người khác.
 - Chia vui: Chia sẻ niềm vui với người khác.
 - Khen hay chê là việc biểu lộ nhận xét tốt xấu của mình đối với một 
người, một vật, một việc nào đó. Khen là sự đánh giá tốt về ai đó, về cái gì, việc 
gì mình thấy vừa ý, hài lòng.
 - Ngạc nhiên là phản ứng rất lấy làm lạ, cảm thấy điều trước mắt, điều diễn 
ra là hoàn toàn bất ngờ.
 - Thích thú là cảm giác hài lòng, vui vẻ, là việc cảm thấy một đòi hái nào 
đó của mình đã được đáp ứng.
 - Đồng ý là có cùng ý kiến như ý kiến đã nêu, tức cùng một ý kiến như 
nhau.
 Khi chào hái hoặc tự giới thiệu: lời nói, giọng nói, vẻ mặt, ánh mắt, nụ 
cườiphải tuỳ từng đối tượng mình gặp gỡ và những điều này cũng chứa đựng 
nội dung tiếp xúc. Cách chào hái, cách xưng hô phải phù hợp với từng người, 
từng hoàn cảnh cụ thể. Lời chào hái cần tự nhiên, lịch sự, cử chỉ thân mật.
 5 Bạn thông cảm, bây giờ mình còn phải học bài nên không đi đá bóng với 
bạn được. Hẹn bạn đến hôm khác nhé.
 +Đáp lời cảm ơn cần chú ý ngữ điệu, cách xưng hô:
 + Lời người lớn tuổi: chân tình.
 + Lời bạn bè: lễ phép, khiêm tốn.
 + Với bạn bè thân quen lời đáp cần thể hiện thái độ gần gũi, quan tâm.
 + Với người lạ (khách ) lời đáp cần thể hiện thái độ lịch sự, lễ phép.
 + Đáp lời xin lỗi:
 - Với những sự việc nhá, không đáng kể thì lời đáp của em cần thể hiện 
thái độ nhẹ nhàng, vui vẻ, sẵn sàng bá qua.
 - Với những sự việc đáng buồn hay đáng tiếc xảy ra, lời đáp của em cần 
thể hiện thái độ lịch sự, nhẹ nhàng nhưng cũng có thể kèm theo ý nhắc nhở để lần 
sau họ không mắc lỗi như vậy nữa.
 Các hình thức nêu tình huống:
 - GV nêu tình huống.
 - HS nêu tình huống trong SGK.
 - HS đọc tình huống trên bảng phụ 
3. Giải pháp, biện pháp:
a.Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
 - Tạo cho HS những điều kiện để tự học cá nhân và tự học theo nhóm. HS 
được chuẩn bị kĩ, định hướng tốt trước khi học bài trên lớp. HS được học bằng tự 
hoạt động (bao gồm hoạt động theo chỉ dẫn và hoạt động tự do tạo lời văn ), học 
bằng sự hợp tác hoạt động.
 Cho HS được làm quen dần với các thao tác của kĩ năng quan sát, biết 
trình tự của các thao tác này.Biết cách phối hợp nhìn với tưởng tượng, liên tưởng.
b. Nội dung và cách thức thực hiện.
Các trò chơi vận dụng:
 Các trò chơi sau có thể cho HS chơi trong giờ tự học hoặc giờ ra chơi, giờ sinh 
hoạt lớp hay trong phần củng cố của mỗi giờ học Tập làm văn tương ứng. Qua 
các trò chơi này HS được tăng cường rèn luyện các kiến thức vừa được học, từ đó 
sẽ nhớ bài và vận dụng vào trong giao tiếp đời sống hằng ngày.
Đóng vai chúc mừng nhau:
 - Luyện tập cách nói lịch sự khi chúc mừng người khác và đáp lại lời 
người khác chúc mừng mình.
 7 Tự thuật là những điều mình tự kể về mình nhằm để cho người khác nắm 
được những thông tin về mình.
 - Hái người thân trong gia đình (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị,em) để nắm được 
những điều mình chưa rõ (như ngày sinh, nơi sinh, quê quán, nơi ở hiện nay ).
 - Xem lại bài tập đọc “Tự thuật ” trong SGK, tập 1, trang 7 để học tập cách 
viết và trình bày sạch đẹp.
 Lập danh sách học sinh:
 - Xác định yêu cầu: Lập danh sách một nhóm từ 3 đến 5 bạn trong tổ 
học tập của em (theo mẫu ở SGK )
 - Xem lại bài tập đọc: Danh sách HS tổ 1, lớp 2A trong SGK, tập 1, trang 
25 để học tập cách lập danh sách học sinh (Chú ý: Tên các bạn được xếp theo 
thứ tự bảng chữ cái. )
 - Ghi tên các bạn trong tổ học tập: họ tên, ngày sinh, nơi ở (chọn 3 đến 5 
bạn ) để chuẩn bị lập danh sách theo mẫu đã cho, xếp tên các bạn theo đúng thứ 
tự bảng chữ cái đã học (đánh số thứ tự tên các bạn theo thứ tự bảng chữ cái )
 - Kẻ bảng danh sách theo mẫu trong SGK; chú ý ước lượng khoảng cách ở 
từng cột để ghi cho đủ chữ. (cột Nơi ở cần rộng nhất, sau đó cột Họ và tên cần 
rộng kém cột Nơi ở một chút. Còn cột Số thứ tự và Nam, nữ là hẹp nhất. )
 - Lập danh sách theo từng cột trong bảng (xếp tên theo đúng thứ tự bảng 
chữ cái ); có thể hái bạn về những điều em chưa rõ. Ví dụ: Ngày sinh; Nơi ở.
 Chú ý: Điền vào từng cột theo hàng ngang. Chữ và số phải viết cân đối 
trong từng ô cho đẹp.
Ví dụ: Lập danh sách một nhóm từ 3 đến 5 bạn trong tổ học tập của em theo mẫu 
sau:
Tra mục lục sách:
- Xem phần mục lục ở cuối SGK, tập 1, tuần 6 (Chủ điểm Trường học ) để biết: 
Tuần 6 có mấy bài tập đọc? Đó là những bài tập đọc nào? Trang bao nhiêu? (Có 
thể ghi tên các bài tập đọc và số trang vào vở nháp )
- Dựa vào bài tập đọc Mục lục sách đã học trong tuần 5, kẻ bảng mục lục theo 
các cột: Số thứ tự; Tên bài Tập đọc; Trang.
 - Đọc toàn bộ mục lục rồi xác định:
 + Cả cuốn truyện gồm bao nhiêu truyện.
 + Đâu là kí hiệu đánh dấu STT từng truyện.
 + Đâu là tên truyện.
 + Đâu là tên tác giả.
 9 - 20 giờ 30 – 21 giờ : Vệ sinh cá nhân
 - 21 giờ : Đi ngủ 
Kiểu bài quan sát tranh, trả lời cõu hái:
 - Để định hướng cho các em quan sát cũng như nêu nhận xét của mình, bài Tập 
 làm văn có một số câu hái gợi ý. Vì vậy, các em sẽ lần lượt trả lời từng câu hái 
 này. Đầu tiên, các em gắng trả lời cho đúng điều câu hái yêu cầu. Sau đó, các em 
 nên sửa laị lời bằng cách chọn lọc các từ ngữ, sử dụng các từ chỉ hình ảnh, màu 
 sắc để câu trả lời ngày càng hay hơn, có ý riêng và cách diễn đạt riêng của 
 mình hơn. Các em nhớ câu trả lời hay không phải là câu trả lời chỉ nêu được 
 chính xác đặc điểm của đối tượng được quan sát mà còn thể hiện được thái độ, 
 tình yêu của các em đối với sự vật.
 Trong giờ Tập làm văn, HS được học kể sáng tạo qua tranh vẽ. Việc kể chuyện 
 theo tranh vừa kích thích trí tưởng tượng vừa giúp các em tập đặt câu cho gọn 
 gàng, sáng sủa để diễn đạt được ý mình muốn nói. Việc kể chuyện không theo 
 bài tập đọc có trước này là kiểu kể chuyện sáng tạo. ở tuần 1, các bức tranh liên 
 hoàn khuyên bạn không hái hoa ở công viên (trang 12 ), dắt cụ già qua đường 
 (trang 150 ) giúp HS nhận thức và xử lý được nhiều tình huống, đồng thời rèn 
 khả năng sáng tạo. Nhưng các bài khuyên bạn không vẽ bậy lên tường (trang 47 
 ), Bút của cô giáo (trang 62 ) lại đơn giản hơn vì có lời thoại.
 Hoạt động chính của HS khi học kiểu bài này:
 - QST có định hướng: Hướng dẫn HS thực hiện các thao tác QST.
 - Diễn đạt những điều quan sát được bằng ngôn ngữ có tính tạo hình: Hướng dẫn 
 HS tìm từ ngữ để thể hiện một cách có hình ảnh những điều đã quan sát được.
 - Diễn đạt thành lời văn có hình ảnh về những điều quan sát đã được tổ chức theo 
 một lôgíc: Hướng dẫn HS nói thành câu văn kể (tả ) những điều đã quan sát.
 Cách làm bài văn QST -TLCH:
 - HS Quan sát kĩ bức tranh (toàn cảnh và từng chi tiết ). Dựa vào vốn hiểu biết 
 thực tế, HS tưởng tượng các màu sắc, hình thù, âm thanh, mùi vịđể khi viết câu 
 trả lời nêu được một ý trọn vẹn, gắn bó với nhau và câu văn sinh động. GV 
 hướng dẫn HS nhìn tranh, đối chiếu tranh với nội dung đã chuẩn bị để bổ sung từ 
 ngữ diễn đạt chi tiết mới.
 - Đọc kĩ từng câu hái, nắm chắc yêu cầu từ đó suy nghĩ các hình ảnh đã quan sát 
 được và trả lời sao cho gọn, chính xác, hay.
 - Sắp xếp các ý theo trình tự, nối với nhau cho liền mạch, bài văn hoàn chỉnh.
 Kể về người: 
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_day_tap_lam_van_cho.doc