Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức dạy học nhằm nâng cao chỉ số EQ cho học sinh Lớp 2

docx 31 trang sangkienhay 19/10/2023 1010
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức dạy học nhằm nâng cao chỉ số EQ cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức dạy học nhằm nâng cao chỉ số EQ cho học sinh Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức dạy học nhằm nâng cao chỉ số EQ cho học sinh Lớp 2
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ
 TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH LIỆT
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC NHẰM
 NÂNG CAO CHỈ SỐ EQ CHO HỌC SINH LỚP 2
 Lĩnh vực: Chủ nhiệm
 Cấp học: Tiểu học
 Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương
 Đơn vị công tác: Trường TH Thanh Liệt Chức vụ: 
 Giáo viên
 Năm học: 2021 - 2022 A.MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài
 1.1. Cơ sở lí luận
 Giáo dục và đào tạo là nhân tố quyết định để phát huy tiềm năng trí tuệ và năng 
lực sáng tạo của con người, là động lực quan trọng để đẩy mạnh sự nghiệp công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta tiến lên nhanh và vững vàng, hội 
nhập quốc tế thắng lợi, sánh vai cùng các nước tiên tiến trên thế giới. Nghị quyết 
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã định hướng phát triển đất nước giai đoạn 
2021 - 2030: "Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo 
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài".
 Mục tiêu giáo dục của chúng ta hiện nay là đào tạo những con người phát triển 
toàn diện về đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mỹ, nghề nghiệp, cảm xúc và hình 
thành nhân cách, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt 
Nam xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế 
hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học. Giáo 
dục phổ thông đã và đang từng bước đổi mới theo hướng từ chủ yếu là trang bị kiến 
thức sang trang bị những, cảm xúc năng lực cần thiết cho các em học sinh, phát huy 
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với từng lớp học, 
tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động 
đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Vậy cần phải nhận 
thức rõ tầm quan trọng, cần thiết của việc giáo dục nâng cao chỉ số EQ ( chỉ số cảm 
xúc) cho trẻ em..
 * Các khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu
 - EQ là viết tắt của từ Emotional Quotient có nghĩa là chỉ số thông minh cảm 
xúc của mỗi người. Một chỉ số dùng để đo lường trí tưởng tượng, sáng tạo của một 
người.
 - Chỉ số EQ chỉ rõ khả năng một người hiểu rõ bản thân mình cũng như thấu 
hiểu người khác.
 - Có 6 tiêu chí của trí tuệ cảm xúc
 + Tự nhận thức về bản thân
 + Sự đồng cảm
 + Sự tự điều chỉnh lượng giáo dục trong nhà trường đáp ứng yêu cầu về đổi mới căn bản, toàn diện giáo 
dục Việt Nam của Nghị quyết 29/ NQ - TW.
 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
 - Khách thể: Tổ chức dạy học nâng cao chỉ số EQ
 - Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp tổ chức dạy học nâng cao chỉ số EQ 
cho học sinh thông hoạt động lồng ghép trong các môn học.
 4. Phạm vi và thời gian nghiên cứu
 - Nghiên cứu thực trạng tổ chức dạy học nhằm phát triển chỉ số EQ cho học 
sinh lớp 2.
 - Đề xuất một số biện pháp để nâng cao tổ chức dạy học nhằm phát triển chỉ 
số EQ cho học sinh lớp 2.
 - Đối tượng khảo sátn thực nghiệm: Học sinh lớp 2A2 và giáo viên trường Tiểu 
học Thanh Liệt
 - Địa bàn nghiên cứu: Trường Tiểu học Thanh Liệt
 - Thời gian nghiên cứu: Tháng 9/2019 - 4/2022
 5. Phương pháp nghiên cứu
 - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu các tạp chí chuyên 
ngành, các tài liệu tham khảo về dạy học phát triển cảm xúc.
 - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
 + Phương pháp quan sát sư phạm, phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
 + Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của giáo viên chủ nhiệm.
 + Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý các 
số liệu và so sánh, phân tích các kết quả nghiên cứu,...
 - Nhóm phương pháp thực nghiệm sư phạm: Qua nghiên cứu lí luận, thực 
trạng và đề ra một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu tổ chức dạy học nhằm 
phát triển chỉ số EQ cho học sinh lớp 2. Đề tài tiến hành thử nghiệm và đưa ra kết 
luận về hiệu quả của các giải pháp qua quá trình dạy học và giáo dục ở trường Tiểu 
học Thanh Liệt. gắn liền với các rung động tình cảm của các em. Chú ý có chủ định của trẻ còn 
yếu, khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế. Ở giai đoạn này chú ý 
không chủ định chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ định. Sự tập trung chú ý của trẻ 
còn yếu và thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong 
quá trình học tập. Trí nhớ trực quan hình tượng chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ - 
lôgic. Giai đoạn lớp 2; 3 ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ được tăng cường, 
ghi nhớ có chủ định đã phát triển. Năng lực ý chí còn thiếu bền vững. Tình cảm 
của học sinh Tiểu học rất hồn nhiên vô tư, chưa bền vững, dễ thay đổi. Nhân cách 
của các em lúc này mang tính chỉnh thể và hồn nhiên
 1.4. Vai trò của giáo viên trong đổi mới giáo dục
 Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương 
khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã 
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” nhấn mạnh: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh 
mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công 
cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân”. Để đạt được 
những mục tiêu mà Nghị quyết đề ra, cần phải có sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ 
thống chính trị, của toàn dân, trong đó người thầy đóng một vai trò quan trọng, 
quyết định sự phát triển của nền giáo dục nước nhà.
 Kết luận chương 1:
 Với những đặc điểm về mặt tâm lý của trẻ Tiểu học thì việc được nâng cao 
chỉ số EQ phải phụ thuộc rất nhiều vào môi trường giáo dục, cách thức những 
người tổ chức hoạt động giáo dục cho các con, các em sẽ dễ dàng phát triển được 
chỉ số EQ của mình do đây là thời điểm vàng để các em tiếp nhận được với những 
cách thức giáo dục khác nhau. Vì vậy việc cần có những biện pháp, cách thức tổ 
cháy dạy học phát triển chỉ số EQ cho học sinh là vô cùng cần thiết cho sự phát 
triển của học sinh.
 Chương II
 THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN
 CHỈ SỐ EQ CHO HỌC SINH LỚP 2
 1. Thực trạng chung của việc tổ chức dạy học theo hướng hình thành sự phát triển nhiều về cảm xúc mà không quá tạo áp lực về điểm số cho các con.
 2. Vài nét khái quát về nhà trường
 2.1. Khái quát chung
 Trường tiểu học Thanh Liệt được trang bị cơ sở vật chất và các thiết bị dạy 
học khá đầy đủ và hiện đại. Nhiều năm liền trường đạt danh hiệu: Tập thể lao động 
Tiên tiến, Tập thể lao động Xuất sắc. Phong trào thi giáo viên giỏi của nhà trường 
có nhiều khởi sắc, giáo viên của trường đạt giải Nhất, Nhì cấp huyện, cấp thành 
phố. Chất lượng văn hoá ngày càng đạt kết quả cao. Các phong trào của nhà trường 
đã diễn ra sôi nổi và đạt hiệu quả. Liên Đội của trường nhiều năm liền đạt Liên 
Đội xuất sắc cấp thành phố. Năm 2021 - 2022, trường có 32 lớp với tổng số 1568 
học sinh và 56 cán bộ, giáo viên, nhân viên.
 2.2. Thực trạng về việc tổ chức dạy học nhằm nâng cao chỉ số EQ ở trường
 Trường tôi đang công tác những năm gần đây ban giám hiệu luôn đặt mục 
tiêu dạy học phát triển toàn diện cho trẻ. Bên cạnh những hoạt động nâng cao chất 
lượng đội ngũ giáo viên thì những kĩ năng, cảm xúc của học sinh được hình thành 
và phát triển như thế nào luôn được ban giám hiệu chú trọng.
 Trường tôi đã tổ chức được rất nhiều những hoạt động nâng cao được chỉ số 
EQ cho trẻ như:
 - Xây dựng nôi dung giáo án các tiết dạy học ngoài giờ lên lớp dạy vào các 
buổi chiều giúp học sinh được hình thành và phát triển những kĩ năng cần thiết.
 - Tổ chức đi tham quan du lịch có tác động tích cực đến cả tinh thần và thể 
xác mỗi học sinh, gợi hứng thú khám phá, gắn kết các em với thiên nhiên thực tế 
cuộc sống.
 - Tổ chức những hội thi giúp các em có cơ hội được khám phá, thể hiện 
những năng khiếu của bản thân của cả các bạn xung quanh...
 3. Thuận lợi và khó khăn
 3.1: Thuận lợi
 Giáo viên trong nhà trường tích cực đổi mới phương pháp, ứng dụng công 
nghệ thông tin trong dạy học, tổ chức hiệu quả các hoạt động trải nghiệm, tích cực 
đưa bài học vào cuộc sống của học sinh.
 Đa số học sinh đều ngoan, mạnh dạn, tự tin, tích cực học tập. cho các em.
 Đầu năm tôi đã cho các em làm 1 bài khảo sát để đánh giá về chỉ số EQ của 
các em và có kết quả như sau:
 Năm 2019 - 2020: Sĩ số HS 54 em.
 Điểm Số lượng học sinh (Tỉ lệ %)
 <= 25 2HS KT (4 %)
 25 - 70 29 HS (54 %)
 70 - 100 13 (24 %)
 100 - 120 10 HS (18,5 %)
 >120 0 HS (0%)
Bảng tổng hợp khảo sát đánh giá chỉ số EQ lớp 2C tháng 9/2020
 Năm 2020 -2021: Sĩ số HS 56 em.
 Điểm Số lượng học sinh (Tỉ lệ %)
 <= 25 3HS KT (5,35 %)
 25 - 70 30 HS (56 %)
 70 - 100 14 (22 %)
 100 - 120 9 HS (17 %)
 >120 0 HS (0%)
Bảng tổng hợp khảo sát đánh giá chỉ số EQ lớp 2D tháng 9/2021 Năm 2021-2022: Sĩ 
số HS 46 em.
 Điểm Số lượng học sinh (Tỉ lệ %)
 <= 25 1HS KT (2,18 %)
 25 - 70 24 HS (52,18 %)
 70 - 100 10 (21,7 %)
 100 - 120 11 HS (23,9 %)
 >120 0 HS (0%)
 Bảng tổng hợp khảo sát đánh giá chỉ số EQ lớp 2A2 tháng 9/2022
 Kết luận chương 2: Tổ chức dạy học phát triển chỉ số EQ cho trẻ ở các nhà 
trường đã được lưu tâm thông qua một số hoạt động ngoại khoá, dạy học lồng ghép 
tuy nhiên chưa có những tiết học riêng biệt, vai trò của giáo viên đặc biệt là giáo 
viên chủ nhiệm trong việc dạy học nhằm phát triển chỉ số EQ cho trẻ là vô cùng 
quan trọng. Ngay chính lớp học của tôi số lượng học sinh có chỉ số EQ cao là còn của mình.
 VD1: Trong những giờ ra chơi thỉnh thoảng tôi thường hỏi học sinh của 
mình là các em thích xem những chương trình gì. Các em rất vui vẻ, hứng thú trả 
lời. Đầu năm thì đa số các em thích xem hoạt hình, gần đây các em bắt đầu thích 
xem review phim (tóm tắt phim). Vậy là mỗi khi có thời gian tôi cho các em được 
xem đúng theo ý thích của mình đương nhiên những bộ phim tôi lựa chọn sẽ phải 
phụ hợp với lứa tuổi các em. Các em đều cảm thấy rất vui thích. Dần dần có những 
em đã chủ động chia sẻ về sở thích của mình và còn hỏi ngược lại cô là cô thích 
xem những chương trình gì. Tức là về mặt cảm xúc các em biết để ý đến cảm xúc 
của cô giáo, cảm nhận được sự gần gũi, yêu thương khi đến trường. (Tiêu chí; Sự 
đồng cảm được nâng cao).
 VD2: Khi có một học sinh 3 hôm liền vào lớp muộn dù những buổi trước đã 
có sự nhắc nhở của tôi và các bạn thế là cuối buổi học tôi đã nói chuyện riêng với 
em thì tôi đã phát hiện ra do mấy hôm em ở nhà một mình, bố mẹ phải đi làm từ 
sớm em thường bị ngủ quên mặc dù đã có bật chuông đồng hồ.. Vậy là hôm đó tôi 
đã nhờ chồng tôi đến nhà gõ cửa to và gọi em dậy. Sau này vào ngày 20/11 tôi 
nhận được một bức thiệp tự làm và bên trong có dòng chữ:: “Con yêu cô rất nhiều, 
con cảm ơn cô đã lắng nghe con giải thích, con sẽ cố gắng nhiều hơn nữa.” của 
học sinh đó. Tôi vui mừng biết rằng học sinh của mình đã có sự phát triển cảm xúc 
nhất định, em tìm ra được động lực cố gắng xuất phát từ tình yêu với cô giáo mình. 
(Tiêu chí tìm động lực cố gắng trong học tập được hình thành với niềm tin cao)
 1.1.3 Kết quả
 100% học sinh lớp tôi tin tưởng vào giáo viên chủ nhiệm của mình. Các em 
mạnh dạn trình bày ý kiến, thắc mắc của mình trong các tiết học.
 Đã có rất nhiều học sinh đã chia sẻ những điều khó nói của mình với tôi như 
việc: cô ơi hôm nay con chót mang đồ chơi đến lớp hay cô ơi mẹ con không yêu 
con nữa vì mẹ yêu em hơn............
 Có rất nhiều em đã chủ động tìm đến sự giúp đỡ của tôi. Các em kể cho tôi 
nghe những mâu thuẫn trong gia đình, trong tình bạn để nhờ tôi đưa hướng giải 
quyết.
 Mỗi khi có chuyện gì vui các em cũng muốn chia sẻ với tôi để cô giáo vui 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_day_hoc_nham.docx