Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm Lớp 2
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm Lớp 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LỚP 2 “MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÍCH CỰC TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP” I. Giới thiệu: Họ và tên: GVCNLỚP:..................................... Năm vào nghề: Giáo viên II. Đặc điểm tình hình lớp: * Thuận lợi: - Tất cả học sinh đều ở cùng độ tuổi quy định. - Hầu hết Học sinh đều cư trú tại phường Phước Bình - Được sự quan tâm của Ban Giám Hiệu và trường lớp khang trang, cơ sở vật chất đầy đủ. - Giáo viên nhiệt tình, quan tâm đến lớp, có tinh thần trách nhiệm cao. - Được sự quan tâm của Hội cha mẹ học sinh lớp - Mối quan hệ giữa nhà trường, giáo viên và gia đình học sinh rất chặt chẽ. * Khó khăn : - Một số em học sinh thiếu sự quan tâm, nhắc nhở và sát sao của cha mẹ. - Học sinh lớp 2 còn nhỏ, các em vừa chuyển từ lớp 1 lên nên ý thức tự giác và ý thức kỉ luật của các con chưa cao. - Do một số em còn rụt rè, thiếu tự tin khi đến lớp. - Không chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập khi đến lớp. - Gia đình học sinh chủ yếu làm công nhân hoặc đi làm thuê nên thường gặp khó khăn về kinh tế. Phụ huynh phải bươn chải với cuộc sống nên ít có thời gian quan tâm đến con em và giao phó hết trách nhiệm cho nhà trường. III. Các biện pháp thực hiện: 1. Biện pháp 1: Khảo sát đối tượng học sinh để đưa ra phương pháp giáo dục phù hợp: a. Khảo sát đối tượng thông qua hồ sơ học bạ, qua giáo viên chủ nhiệm cũ, qua học sinh trong lớp hoặc qua phụ huynh. b. Tiến hành phân loại đối tượng để đưa vào sổ kế hoạch công tác chủ nhằm tạo hứng thú và củng cố niềm tin ở các em. + Thường xuyên kiểm tra các đối tượng đó trong quá trình lên lớp. + Tổ chức cho học sinh học theo nhóm để học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém tiến bộ. + Gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi về tình hình học tập, cũng như sự tiến bộ của con em để phụ huynh giúp đỡ thêm việc học ở nhà cho các em. + Chú ý tránh thái độ miệt thị, phân biệt đối xử làm cho các em nhụt chí, xấu hổ trước bạn bè. e. Đối với những học sinh có năng lực đặc biệt: - Điều quan trọng là phát hiện những năng lực đặc biệt ở học sinh về văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, hội hoạ... - Cùng với nhà trường lập kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho các đối tượng này. - Bồi dưỡng, khơi dậy ở các em lòng say mê hứng thú học tập thông qua những hội thi, những buổi nói chuyện ngoại khoá hoặc gần gũi nhất ngay trong tiết học chính khoá. Tóm lại dù với đối tượng nào bản thân giáo viên phải lưu ý dùng phương pháp tác động tình cảm, động viên khích lệ kịp thời, phối hợp với phụ huynh để giáo dục và đặc biệt xác định vấn đề giáo dục KT-KN, phẩm chất, năng lực là vấn đề then chốt. 3. Biện pháp 3: Thực hiện tốt tiết sinh hoạt Chủ nhiệm Trong giờ sinh hoạt Chủ nhiệm, cần tạo cho các em tâm thế thoải mái, không gây sức ép nặng nề đối với học sinh bằng những lời trách phạt, phê bình mà giáo viên tập cho các em biết phê và tự phê. Trong mỗi tiết sinh hoạt Chủ nhiệm, giáo viên cho học sinh tự nhận xét ưu, khuyết điểm bằng nhiều hình thức khác nhau như: Cán bộ lớp nhận xét, cá nhân tự nhận xét. Bên cạnh đó, giáo viên cũng tạo điều kiện cho học sinh bày tỏ những suy nghĩ của mình qua một tuần học: những điều em thích, những điều em chưa thích, mong muốn của em, ... Qua đó, giáo viên nắm được tâm tư, nguyện vọng của từng học sinh mà có những biện pháp giáo dục phù hợp. Cũng trong tiết sinh hoạt Chủ nhiệm, giáo viên đưa ra những yêu cầu, nội dung về rèn luyện đạo đức, học tập rồi tổ chức cho học sinh thảo luận lập kế hoạch hành động cụ thể. Giáo viên nhận xét và chọn những hành động thiết thực để các em thực hiện. Sau mỗi tuần, hoặc thời gian quy định, giáo viên cho học sinh tự nhận định, đánh giá lại những việc đã làm được và chưa làm được so với kế hoạch, từ đó rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn. Ví dụ: Học sinh thảo luận lập kế hoạch hành động thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy: “Đoàn kết tốt- Kỉ luật tốt”. Học sinh đã đưa ra một số hoạt cách ứng xử, giao tiếp trong cuộc sống. Ví dụ:Câu chuyện kể “Mẹ mãi mãi bên con” kể vể một cậu bé lúc nhỏ mang bệnh tật không thể học được nhưng bằng tất cả sự yêu thương, giúp đỡ, động viên của mẹ cùng với ý chí, quyết tâm của mình mà cậu đã vượt qua được khó khăn và trở thành một người tài giỏi. Nhưng chính lúc mà cậu thành công thì cũng là lúc mẹ cậu lâm bệnh nặng rồi qua đời. Cậu vô cùng thương tiếc và đau buồn vì mình chưa đền đáp công ơn mẹ, chưa lo lắng chăm sóc cho mẹ một ngày nào. Và với cậu hình ảnh người mẹ luôn mãi mãi ở bên cậu. Qua câu chuyện giáo viên giáo dục học sinh về ý chí vươn lên, vượt khó trong cuộc sống. Học sinh còn được học về sự hiếu thảo, cách cư xử với cha mẹ ngay từ khi còn nhỏ. 6. Biện pháp 6: Tạo môi trường học tập thân thiện Hướng dẫn học sinh cùng thực hiện trang trí lớp học tích cực, thân thiện: học sinh sẽ trình bày các sản phẩm học tập của các em, ghi những bài học cần nhớ, sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến các kiến thức được học. Qua đó các em được học hỏi những điều hay từ bạn mình. Bên cạnh đó, giáo viên còn tập cho các em có thói quen tự giác làm việc, biết tự tìm hiểu cuộc sống xung quanh mình bằng cách yêu cầu các em đọc sách báo, xem ti vi, nghe tin tức... . Sau đó các em cùng trao đổi, chia sẻ với bạn để cùng nhau hiểu biết về cuộc sống xung quanh. Ngoài ra giáo viên cũng cần khuyến khích, tạo điều kiện để các em tham gia các hoạt động phong trào, vui chơi của nhà trường. Qua đó các em được rèn luyện một số kĩ năng: hợp tác, tinh thần đồng đội, sức khỏe. 7. Biện pháp 7: Công tác phối hợp giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội Đối với phụ huynh: Giáo viên chủ nhiệm phải biết vận động, động viên phụ huynh cùng với phụ huynh bàn bạc một số giải pháp nhằm giúp con học tốt, giáo dục đạo đức ở gia đình, thu nộp đầy đủ các khoản quy định. Cùng chi hội phụ huynh của lớp thăm hỏi học sinh đau ốm kịp thời, học sinh gặp khó khăn thường xuyên để có hướng giúp đỡ... Thường xuyên thông tin để phụ huynh biết tình hình học tập của con em mình từ đó có định hướng để giáo dục tốt con em. Phát huy tối đa vai trò của các tổ chức chính trị trong nhà trường đặc biệt là đội TNTP Hồ Chí Minh. + Bám sát kế hoạch hội đồng đội, phối hợp với tổng phụ trách và các lớp trong khối, trong trường tạo ra các sân chơi bổ ích thiết thực cho học sinh. + Thường xuyên kiểm tra nhắc nhở việc giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tich_cuc_trong_cong_t.docx