Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Lớp 2 thông qua các môn học

doc 30 trang sangkienhay 12/02/2024 2530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Lớp 2 thông qua các môn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Lớp 2 thông qua các môn học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Lớp 2 thông qua các môn học
 MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU . 2
 1. Lí do chọn đề tài. 2
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2
 3. Đối tượng nghiên cứu. 3
 4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu 3
 5. Phương pháp nghiên cứu3
II. PHẦN NỘI DUNG..3
 1. Cơ sở lí luận3
 2. Thực trạng...4
 2.1. Thuận lợi, khó khăn...6
 2.2. Thành công, hạn chế. 7
 2.3. Mặt mạnh, mặt yếu8
 2.4. Các nguyên nhân các yếu tố tác động.. .8
 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt 
 ra.........9
 3. Giải pháp, biện pháp.11
 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp..11
 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.. 12
 3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp22
 3.4. Mối quan hệ để thực hiện giải pháp, biện pháp.. 22
 3.5. Kết quả khảo nghiệm giá trị khoa học của vấn đề nghiên 
 cứu.. 23
 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm – Giá trị khoa học của vấn đề 
 nghiên cứu .23
III.PHẦN KẾT LUẬN.... ..25
 1 Khảo nghiệm, kiểm định trao đổi để hoàn thiện, áp dụng hiệu quả vào giảng 
dạy và để nhân rộng.
 Đề ra được nhưng biện pháp cụ thể và hiệu quả để vận dụng vào thục tế.
 * Nhiệm vụ
 Tìm hiểu những cơ cở lí luận, cơ sở thực tiễn, những thận lợi và khó khăn 
của việc rèn kĩ năng sống cho học sinh.
 Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân dẫn đến học sinh thiếu kĩ năng sống. 
 Đưa ra một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh thông qua các 
môn học.
 Rút ra kết luận và bài học kinh nghiệm sau khi áp dụng đề tài.
 3. Đối tượng nghiên cứu
 - Học sinh và giáo viên chủ nhiệm khối lớp 2 Trường tiểu học Lê Hồng 
 Phong.
 - Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 2 thông qua các môn 
 học để giáo dục học sinh có những thái độ, phẩm chất, kỹ năng sống phù hợp.
 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
 Kỹ năng sống lớp 2 ở trường tiểu học Lê Hồng Phong, huyện Krông Ana. 
Từ đầu năm học 2014 – 2015 đến hết học kỳ 1 năm 2016
 5. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu lí luận
 - Phương pháp khảo sát thực tế
 - Phương pháp quan sát
 - Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm giáo dục
 3 phòng ở của chính mình, không giúp đỡ bố mẹ bất kì việc gì ngoài việc học. Phụ 
huynh vì bận nhiều công việc nên ít quan tâm giúp đỡ con em trong các hoạt động 
cần thiết, làm cho các em rất rụt rè thiếu tự tin khi giao tiếp họăc tham gia các 
hoạt động bởi các em bị cuốn hút theo các trò chơi điện tử và hệ thống ảo trên hệ 
thống Internet. Đây là những trò chơi làm cho các em xa lánh với môi trường 
sống thực tế và thiếu sự tương tác giữa con người với con người, kĩ năng xã hội 
của học sinh ngày càng kém. Điều này dẫn đến tình trạng học sinh trở nên ích kỉ, 
không quan tâm đến cộng đồng. Câu hỏi mà chúng ta thường đặt ra cho học sinh 
tiểu học là ngoài những kiến thức cơ bản , học sinh cần học điều gì để giúp các 
em hội nhập với xã hội, trở thành công dân có ích cho cộng đồng. Vì thế đây cũng 
là nỗi lo lắng, đặt ra cho giáo viên đứng lớp những suy nghĩ, trăn trở.
 Mặc dù ở một số môn học, các hoạt động ngoại khóa, giáo dục kĩ năng sống đã 
được đề cập đến. Tuy nhiên, do nội dung, phương pháp, cách thức truyền tải chưa 
phù hợp với tâm sinh lí của đối tượng nên hiệu quả lồng ghép còn chưa cao. 
 Qua thực tế giảng dạy ở lớp 2, trường tiểu học Lê Hồng Phong, bản thân 
thấy kĩ năng sống của học sinh chưa cao. Chỉ một số học sinh có hành vi, thói 
quen, kĩ năng tốt. Còn phần lớn các em có nhận xét, đánh giá về sự việc nhưng 
chưa có thái độ và cách ứng xử, cách xưng hô chuẩn mực. Học sinh thể hiện kĩ 
năng còn đại khái, chưa mạnh dạn thể hiện kĩ năng của bản thân. Các em còn 
ngại nói, ngại viết, khả năng tự học, tự tìm tòi còn hạn chế.
 Qua tiến hành khảo sát ( lần 1) ở lớp 2A đầu năm học với chủ đề “ Kĩ 
năng của em”; kết quả như sau:
 Môn Tự nhiên & Xã hội
 Thực hành thảo luận nhóm
 Biết lắng nghe, hợp tác Chưa biết lắng nghe, hay tách ra khỏi 
 TSHS
 nhóm
 SL TL% SL TL%
 30 13 14.4 17 56.6
 * Kết hợp TPTĐ đánh giá ứng xử với bạn khi chơi các trò chơi dân gian 
 5 Trường học nơi bản thân công tác là ngôi trường đã đạt chuẩn quốc gia 
giai đoạn 1 nên thuận lợi trong việc thực hiện nội dung xây dựng môi trường 
giáo dục sạch đẹp, an toàn cho trẻ.
 Bên cạnh đó, bản thân nhận được một tập thể học sinh khá ngoan và biết 
vâng lời, các em gần gũi với cô giáo. Ngoài ra Ban lãnh đạo nhà trường luôn 
theo sát, quan tâm, hỗ trợ cho giáo viên trong công tác giảng dạy cũng như giáo 
dục. Chính vì thế bản luôn cố gắng làm sao rèn cho các em kĩ năng sống, giúp 
các em có một niềm tin, phát triển một cách toàn diện để trở thành con người 
năng động, sáng tạo phù hợp với một xã hội hiện đại đang phát triển. 
 Trường thực hiện dự án VNEN nên HS được học kiến thức cùng gia đình 
thông qua hoạt động ứng dụng với thực tế cuộc sống. 
 * Khó khăn
 * Đối với giáo viên 
 Một số giáo viên chỉ tập trung dạy kiến thức còn việc rèn kỹ năng sống 
chưa được chú trọng dẫn đến một vài em còn thiếu hụt những hiểu biết về môi 
trường xung quanh, ứng xử cần thiết trong cuộc sống.
 Mặc dù bản thân có kinh nghiệm nhưng việc đổi mới phương pháp giảng 
dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức 
vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh còn hạn chế. 
 Với thời lượng hạn hẹp lồng ghép GDKNS trong các môn học chưa được 
trang bị đầy đủ các KNS.
 * Về phía phụ huynh
 Một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên cha mẹ ít quan tâmđến con cái.
 Các em lớp 2 vừa ở lớp 1 lên do nên tư duy phất triển còn chậm, kĩ năng 
diễn đạt còn lúng túng, nhút nhát. Nhất là một số em kỹ năng đọc, viết chưa tốt 
nên ngại giao tiếp.
 Cha mẹ các em chỉ quan tâm về điểm số hoặc lời nhận xét của cô, nhưng 
không bao giờ hỏi xem hôm nay ở lớp con đã làm được việc gì?... 
 2.2. Thành công – Hạn chế
 * Thành công
 7 Nhà trường đã tổ chức chuyên đề về sinh hoạt tập thể, thường xuyên có sự 
trao đổi của trường, cấp cụm để chia sẻ những khó khăn, thu thập thêm kinh 
nghiệm, những ý kiến sáng tạo, các biện pháp đã tổ chức mang lại hiệu quả.
 * Mặt yếu
 Trong những năm qua, mặc dầu việc rèn kĩ năng sống đã được thực thi 
một cách ổn định ở các trường Tiểu học. Tuy nhiên vẫn chưa được chú trọng 
mấy, tài liệu hay giáo án mẫu để vận dụng vì vậy nội dung còn cứng nhắc, khô 
khan về hình thức làm cho học sinh cảm thấy nhàm chán. Bản thân tôi phải vừa 
học, vừa mày mò để đúc rút kinh nghiệm nên hiệu quả công việc đôi khi còn 
chưa cao. 
 Học sinh một số em lúc đầu chưa tự giác và nhiệt tình hưởng ứng. Còn 
tình trạng làm việc riêng, nói chuyện gây ồn ào.
 Một vài phụ huynh khi được mời tham gia tiết sinh hoạt tập thể có cộng 
đồng tham dự thì còn e ngại và từ chối.
 2.3. Các nguyên nhân, các yếu tác động
 Hiện tượng trẻ em lúng túng khi phải xử lí những tình huống của cuộc 
sống thực tế, thiếu tự tin trong giao tiếp, thiếu bản lĩnh vượt qua khó khăn, thiếu 
sáng kiến và dễ nản chí ngày càng nhiều. Nguyên nhân do đâu? Phải khẳng định 
rằng, trước hết do giáo dục. Nhiều vấn đề của xã hội hiện đại tác động đến trẻ 
chưa được cập nhật, bổ sung vào chương trình giáo dục nhà trường. Việc định 
hướng sai các giá trị là nguyên nhân gây ra những hiện tượng đáng tiếc trong 
ứng xử của trẻ. Phương pháp giáo dục nhồi nhét, lí thuyết suông, không tạo 
được cho trẻ khả năng tư duy, óc phân tích, suy xét, phán đoán, không tạo cơ hội 
cho trẻ trải nghiệm những vấn đề thực tế trong cuộc sống hiện đạiQua nhiều 
năm thực tế giảng dạy ở trường, bản thân nhận thấy kĩ năng sống học sinh chưa 
tốt là do những nguyên nhân sau:
 - Giáo viên và người lớn chưa thật gần gũi, thân thiện với học sinh.
 - Việc rèn kĩ năng sống qua việc tích hợp vào các môn học còn hạn chế.
 - Rèn kĩ năng sống qua các tiết sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục, vui 
chơi còn chưa sâu sát.
 9 bày được những ý kiến của mình trước tập thể. Có em còn không dám đứng 
trước lớp để trình bày một bài hát, kể một câu chuyện hoặc trình bày một vấn đề 
mà mình quan tâm, nhất là đối với các em là học sinh người dân tộc thiểu số. 
Tuy nhiên, không phải các em không biết, không phải các em không muốn, cũng 
không phải các em không thích mà nguyên nhân chính là các em chưa được chỉ 
dẫn, chưa được trải nghiệm, chưa được rèn luyện,Vấn đề được đặt ra là: môn 
học nào giúp cho các em có được những trải nghiệm đó và ai là người đưa các 
em vào các hoạt động đó để các em rèn luyện ?
 Thực tế đã cho thấy, nếu học sinh chỉ quan tâm vào việc học tập các môn 
chính thức mà không tham gia các hoạt động ngoại khóa, các phong trào văn 
hóa văn nghệ, thể dục thể thao thì các em sẽ thiếu linh hoạt, thiếu tự tin khi đứng 
trước đám đông hoặc đứng trước lớp để trình bày một bài hát hay một vấn đề 
nào đó. Và ngược lại nếu được tham gia tốt các phong trào thì các em sẽ xử lí 
vấn đề nhanh nhẹn hơn, mạnh dạn hơn, tự tin hơn. Thông qua các hoạt động đó, 
tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể cũng được hình thành và vun đắp. Như vậy, có 
thể khẳng định rằng: môn học giúp cho các em xóa bỏ tính rụt rè, nhút nhát; rèn 
luyện tính mạnh dạn, sự tự tin đó chính là môn đạo đức, tự nhiên và hoạt động 
giáo dục ngoài giờ lên. Người giáo viên chủ nhiệm chính là người cố vấn giúp 
cho các em tham gia vào các hoạt động để rèn luyện các kĩ năng cơ bản, cần 
thiết cho mình. 
 Như vậy, việc rèn kĩ năng sống thông qua các môn học và hoạt động 
ngoài giờ lên lớp là một trong những nội dung quan trọng góp phần tích cực vào 
việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Và cần được tổ chức 
một cách thường xuyên, hiệu quả.
 Từ cơ sở và thực tiễn trong quá trình nghiên cứu tôi đã tìm ra một số biện 
pháp giúp giáo viên rèn kĩ năng sống cho học sinh tiểu học có tính khả thi sau:
 3. Giải pháp, biện pháp
 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
 11 
 Tôi là ai? Tôi muốn gi?
 Họ và tên: 
 Học sinh lớp :.. 
 Trường: 
 Nam hay nữ: 
 Ngày sinh:
 Nơi sinh:..
 Quê quán: 
 Điều tôi thích nhất (sở thích):..
 Muốn được kết bạn với ( bạn):
 Với học sinh lớp 2 các em chỉ biết tên, lớp và sở thích của mình, còn 
ngày sinh, nơi sinh, quê quán thì chắc chắn không thể biết được. Vì vậy tôi tổ 
chức cho các em chơi trò chơi “kết bạn” 
 * Cách chơi: Mỗi em đến góc học tập lấy một phiếu rồi tự điền những 
điều nói về mình vào phiếu. Dán phiếu của mình xung quanh lớp để mọi người 
có thể đọc được. Sau đó cho các em đọc phiếu của các bạn xem ai có sở thích 
giống mình thì đến gặp bạn đó và nói:” Chúng ta cùng kết bạn”. 
 * Qua hoạt động giúp cho các em hiểu biết thêm về ngày sinh, nơi sinh, 
quê quán,  của mình giới thiệu với bạn. Chú trọng rèn luyện cho học sinh các 
kĩ năng như:
 - Kĩ năng nhận thức về bản thân.
 - Kĩ năng giao tiếp hòa nhập cuộc sống.
 - Kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ.
 - Kĩ năng thuyết trình và nói trước bạn, trước tập thể lớp.
 * Đây là hoạt động giúp cô trò và các bạn học sinh hiểu nhau, đồng thời 
tạo một môi trường học tập thân thiện “Trường học thật sự trở thành ngôi nhà 
thứ hai của các em, các thầy cô giáo là những người thân trong gia đình". Đây 
cũng chính là một điều kiện rất quan trọng để phát triển khả năng giao tiếp của 
 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_song_cho.doc