Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Lớp 2

doc 13 trang sangkienhay 12/11/2023 3111
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Lớp 2
 PHÒNG GD&ĐT TÂN HỒNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TRƯỜNG TH TÂN THÀNH A 1 Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Năm học: 2019 - 2020
 Tên: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG SỐNG CHO 
 HỌC SINH LỚP 2 
 Phần I
 Khái quát về bản thân
 1. Họ và tên: Nguyễn Văn Lên sinh ngày: 7 / 04 / 1979
 2. Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Tân Thành A 1
 3. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học Giáo Dục Tiểu Học
 4. Chức vụ: CTCĐ
 5. Nhiệm vụ được giao: Giáo viên dạy lớp
 Phần II
 Nội dung sáng kiến, giải pháp
 1. Thực trạng tình hình tập thể, cá nhân trước khi đăng ký sáng kiến, giải 
 pháp.
 1.1. Thực trạng tình hình đơn vị:
 - Trường Tiểu Học Tân Thành A1 là một trường thuộc vùng sâu của huyện 
Tân Hồng. Trong nhiều năm qua được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, việc phụ 
đạo học sinh chưa hoàn thành cũng được chú trọng nhiều, đều được cập nhật 
thường xuyên và ngày càng đi vào chiều sâu hơn. Từ năm học 2014 – 2015 thực 
hiện thông tư 30/2014 của Bộ Giáo dục - Đào tạo về việc kiểm tra, đánh giá học 
sinh thì chất lượng ngày càng được nâng lên. Nhà trường mở chuyên đề hội thảo, Tổng số Kĩ năng tốt Có hình thành kĩ năng Kĩ năng chưa tốt
 học sinh SL % SL % SL %
 22 4 18,2 7 31,8 11 50
Tổng số Thực hành thảo luận nhóm
học sinh Biết cách lắng nghe, hợp tác Chưa biết cách lắng nghe, hay tách khỏi 
 nhóm
 SL % SL %
 22 7 31,8 15 68,2
 Tổng số Ứng xử tình huống trong chơi trò chơi tập thể
 học sinh Biết cách ứng xử hài hòa, khá Hay cãi nhau, xô đẩy bạn khi chơi.
 phù hợp.
 SL % SL %
 22 8 36,4 14 63,6
 Kết quả trên cho thấy, số học sinh có kĩ năng tốt còn thấp và số học sinh 
có kĩ năng chưa tốt còn nhiều. Chính vì vậy, mà việc rèn kĩ năng sống cho học 
sinh là vấn đề cần quan tâm.
 1.3. Nguyên nhân
 Về phía học sinh.
 - Các em chưa có nề nếp, thói quen tốt trong khi giao tiếp ở nhà cũng như 
ở trường.
 - Chưa được gia đình xác định, đầu tư đúng mức về đạo đức và cách học 
của các em cũng như trong giao tiếp hàng ngày. Trên đây là những bước chuẩn bị đầu tiên của bản thân. Để giáo dục kĩ 
năng sống cho học sinh có hiệu quả bản thân đã vận dụng vào các môn học, tiết 
học, nhất là các môn như: Tiếng Việt; Đạo đức; Tự nhiên và xã hội; An toàn giao 
thông .... để những giờ học sao cho các em được làm để học, được trải nghiệm 
như trong cuộc sống thực.
 Trong chương trình lớp 2, ở môn Tiếng Việt có nhiều bài học có thể giáo 
dục kĩ năng sống cho các em, đó là các kĩ năng giao tiếp xã hội, như Tập làm 
văn: Chào hỏi. Tự giới thiệu, Sắp xếp câu trong bài, Lập danh sách học sinh, 
Cảm ơn, xin lỗi, chia buồn, an ủi,... được lồng ghép cụ thể qua các tình huống 
giao tiếp. Bản thân chỉ gợi mở sau đó cho các em tự nói một cách tự nhiên hoàn 
toàn không gò bó áp đặt. Phân môn Tập đọc cung cấp cho các em những câu 
chuyện mà qua đó học sinh có thể rút ra những nội dung rèn kĩ năng sống. Để 
hình thành những kiến thức và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh qua môn 
Tiếng Việt, người giáo viên cần phải vận dụng nhiều phương pháp dạy phát huy 
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh như: thực hành giao tiếp, trò chơi 
học tập, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp tổ chức hoạt động 
nhóm, phương pháp hỏi đáp,Thông qua các hoạt động học tập, được phát huy 
trải nghiệm, rèn kĩ năng hợp tác, bày tỏ ý kiến cá nhân, đóng vai,học sinh có 
được cơ hội rèn luyện, thực hành nhiều kĩ năng sống cần thiết.
 Ở môn Đạo đức, để các chuẩn mực đạo đức, pháp luật xã hội trở thành 
tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen của học sinh. Giáo viên phải sử dụng 
phương pháp dạy học đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng 
tạo của học sinh. Tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập phong 
phú, đa dạng như: kể chuyện theo tranh; quan sát tranh ảnh, băng hình, phân tích, 
xử lí tình huống; chơi trò chơi, đóng tiểu phẩm, múa hát, đọc thơ, vẽ tranh,Sử 
dụng nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: học theo nhóm, đóng 
vai, trò chơi,Và chính thông qua việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy 
học tích cực đó, học sinh đã được tạo cơ hội để thực hành, trải nghiệm nhiều kĩ Hiệu quả đào tạo kĩ năng sống không đo đếm được bằng những con số 
chính xác nhưng được thể hiện bằng những biểu hiện cụ thể: các em có ý thức, 
thái độ khác với mọi người trong gia đình; luôn hoà đồng với bạn bè; tự tin khi 
nói năng... đó chính là hiệu quả từ đào tạo kĩ năng sống. Việc sinh hoạt theo 
nhóm tạo môi trường làm việc thân thiện, giúp các em cải thiện hành vi giao tiếp 
thông qua các hoạt động trao đổi diễn ra thường xuyên. Các em trở nên thân 
thiện, từ đó giúp bầu không khí học tập, lao động trở nên sôi động hơn. Tham gia 
sinh hoạt theo nhóm giúp các em học sinh hưng phấn hơn trong học tập và tạo 
nên cách ứng xử hợp lý trong mọi tình huống. Khi sinh hoạt nhóm phải luôn đưa 
ra nhiều tình huống tạo sự phát triển tư duy cho các em. Đó cũng là cách tạo sự 
gần gũi giữa các em với nhau.
 Ngoài ra, bản thân còn chú ý rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ sức 
khoẻ, kĩ năng phòng chống tai nạn giao thông và các thương tích khác qua các 
môn học: Ai cũng biết rằng sức khỏe là tài sản vô cùng quí báu của mỗi con 
người. Học tập tốt, đạo đức tốt là những điều học sinh phải đạt được thì rèn luyện 
sức khỏe tốt cho học sinh là điều phải được đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên có được 
một sức khỏe tốt và bảo vệ được nó thì thật không dễ. Dù vậy không có nghĩa là 
không làm được, nhiều khi sức khỏe của các em phụ thuộc vào những điều rất 
giản dị. Đó chính là giáo dục một lối sống khoa học. Bản thân rèn luyện sức khoẻ 
cho các em qua các tiết sau.
 Ở môn Tự nhiên và xã hội: Chương “Con người và sức khỏe” các bài: 
“Gia đình? Ăn uống đầy đủ; Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà; Phòng tránh ngã khi 
ở trường; Giữ sạch môi trường xung quanh và nhà ở; An toàn khi đi các phương 
tiện giao thông;...” giáo dục các em hiểu rằng ăn uống đủ chất và hợp lí giúp cho 
chúng ta khoẻ mạnh, biết phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hóa, biết 
những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn giao thông, có ý 
thức tự giác làm vệ sinh cá nhân hằng ngày, tự giác thực hiện nếp sống vệ sinh, nói nặng lời để các em bớt đi tính hung hăng đối với những học sinh nghịch 
ngợm, mắc lỗi.
 2.4. Động viên, khen thưởng:
 Để động viên, khuyến khích học sinh thực hiện tốt việc rèn luyện các kĩ 
năng, ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm học bản thân đưa ra kế hoạch rèn 
luyện cho các em lớp mình phụ trách. Trao đổi với Ban chấp hành hội phụ huynh 
cùng phối hợp và dành một khoản riêng để khen thưởng kịp thời động viên các 
em để tạo cho các em có một động cơ tốt trong việc duy trì thực hiện. Bản thân 
theo dõi hằng ngày, các em có biểu hiện tốt thì ghi vào sổ tay, trong tiết sinh hoạt 
cuối tuần cho các em bình chọn những bạn thực hiện tốt sẽ được một bông hoa. 
Vì vậy, các em thi đua nhau “nói lời hay, làm việc tốt” và cuối tuần nào cũng có 
rất nhiều em được bông hoa.
 Mỗi học kì, bản thân tổng kết một lần để khen thưởng những em đã đạt 
nhiều hoa bằng những phần quà nhỏ. Các em rất vui và hãnh diện khi được tặng 
những bông hoa tốt và những món quà của thầy, cô giáo tặng. Vì thế các em 
không ngừng thi đua cố gắng thực hiện tốt để được nhận những bông hoa mà cô 
giáo thưởng. Đây là một hình thức động viên về tinh thần rất giá trị và hiệu quả. 
Các em sẽ nhanh nhẹn hơn, có đạo đức tốt hơn, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự 
tin hơn trong cuộc sống.
 2.5. Giáo viên tuyên truyền các bậc cha mẹ thực hiện dạy các em các kĩ 
năng sống cơ bản.
 Trước hết, người lớn phải gương mẫu, yêu thương, tôn trọng, đối xử công 
bằng với các em và đảm bảo an toàn cho các em.
 Tạo điều kiện tốt nhất cho các em vui chơi. 
 Cô giáo, cha mẹ luôn khuyến khích các em nói lên quan điểm của mình, 
nói chuyện với các thành viên trong lớp, trong gia đình về cảm giác và về những 
lựa chọn của mình, cần giúp các em hiểu rằng nên có thông số để theo đó mà lựa viên cần kiên trì, quyết tâm thực hiện từng bước và liên tục trong suốt quá trình 
giảng dạy.
 Qua từng tiết dạy, giáo viên hướng dẫn học sinh kĩ năng làm việc theo 
nhóm: biết cách phân công công việc, lắng nghe ý kiến người khác, tranh luận, 
biết chấp nhận đúng, chưa đúng, thống nhất ý kiến, thực hiện đúng ý kiến đã 
thống nhất Đây là kĩ năng hết sức cần thiết khi các em trưởng thành, làm việc 
trong tập thể. 
 Trong sinh hoạt hằng ngày, giáo viên cần chú ý nâng dần kĩ năng giao tiếp 
- tự nhận thức cho các em như biết sử dụng đúng các quy tắc: chào hỏi, xin phép, 
cảm ơn, xin lỗi, yêu cầu, đề nghị Biết cả thông cảm chia sẻ buồn vui với mọi 
người.
 Giáo dục kĩ năng sống cho mọi người nói chung và học sinh nói riêng là 
điều rất cần thiết. Nó trang bị đầy đủ những kĩ năng cho các em để các em có 
được cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Đồng thời giúp những em có thói quen 
xấu và hành vi tiêu cực trở thành con ngoan, trò giỏi và là người có ích cho xã 
hội sau này.
 Phần III
 Khả năng, phạm vi áp dụng và lợi ích, hiệu quả
 1. Khả năng và phạm vi áp dụng sáng kiến, giải pháp:
 - Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài bản thân tôi mạnh dạn 
đưa ra một số giải pháp nhỏ, rất mong sự góp ý giúp đỡ của quý cô thầy đồng 
nghiệp để đề tài hoàn chỉnh hơn và có sức lan tỏa nhân rộng hơn.
 - Đề tài sáng kiến này đã được vận dụng có hiệu quả ở lớp 2A Trường 
Tiểu học Tân Thành A1 và đề tài này cũng sẽ được áp dụng một cách linh hoạt, 
phù hợp với điều kiện thực tế cho khối lớp 2 và được nhân rộng trong toàn 
huyện. Nhằm giúp cho học sinh có kĩ năng sống tốt nhất. Phần IV
 Kết luận và kiến nghị
 1. Kết luận:
 Qua việc thực hiện các biện pháp trên, bản thân nhận thấy các em có tiến bộ 
rõ rệt. Đa số các em đều có ý thức tốt trong việc rèn luyện các kĩ năng, được thể 
hiện rõ qua: Việc sinh hoạt hằng ngày trên lớp, trong nhiều nghi thức lời nói, các 
em biết vận dụng những lời nói thân thiện vào thực tế, những lời chào, cảm ơn 
hay xin lỗi, những yêu cầu, đề nghị lịch sự,... đã trở thành thói quen được các em 
vận dụng hằng ngày. Các em rất hăng hái phát biểu trong tiết học và luôn được 
nhận cờ luân lưu trong tuần. Phụ huynh học sinh rất vui mừng phấn khởi với kết 
quả này của lớp. 
2. Kiến nghị:
 a) Đối với nhà trường:
 - Mở chuyên đề hội thảo, tham luận tạo điều kiện cho giáo viên có dịp trình 
bày những vướng mắc cũng như học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
 - Ban giám hiệu nhà trường cũng tạo điều kiện để giáo viên có thời gian nâng 
cao chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học.
 b) Đối với giáo viên:
 - Thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường rèn luyện kĩ năng 
sống cho học sinh.
 - Động viên, tuyên dương kịp thời những học sinh có kĩ năng sống tốt.
 - Cần quan tâm, giúp đỡ tất cả các học sinh trong lớp, đối xử công bằng với 
học sinh.
 Trên đây là sáng kiến, giải pháp của bản thân tôi trong năm học 2019 - 2020.
 Tân Thành A, ngày 18 tháng 05 năm 2020
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Người viết 
 Nguyễn Văn Lên

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_song_cho.doc