Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng giao tiếp và hợp tác cho học sinh Lớp 2
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng giao tiếp và hợp tác cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng giao tiếp và hợp tác cho học sinh Lớp 2
1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020, Chính phủ đã xác định: "Đến năm 2020 nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành...." Để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách con người đòi hỏi nhà trường nói chung, giáo dục tiểu học nói riêng phải quan tâm trang bị tri thức, kỹ năng, thái độ cho người học, đảm bảo tính cân đối giữa dạy chữ và dạy người, đặc biệt là giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, giúp học sinh biến tri thức thành hành động, thái độ thành hành vi, kỹ năng để sống an toàn, khỏe mạnh, thành công và hiệu quả. Xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, vấn đề mà giáo dục và xã hội quan tâm trong thời gian qua đó là văn hoá ứng xử, khả năng giao tiếp trong cuộc sống của giới trẻ - trong đó có học sinh - còn nhiều hạn chế. Vì thế, nhà trường là nơi tổ chức giáo dục và định hướng đúng đắn cho học sinh, phải là nền tảng vững chắc và trang bị cho các em kỹ năng giao tiếp trở thành kỹ năng sống trong học tập khi ở nhà trường và cuộc sống ngoài xã hội sau này. Trong kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp chiếm vị trí vô cùng quan trọng đối với cuộc sống thực tiễn, hoạt động lao động của con người. Kỹ năng giao tiếp không phải do bẩm sinh, di truyền mà nó được hình thành, phát triển trong quá trình sống, qua hoạt động, trải nghiệm, tập luyện, rèn luyện..... vì vậy, muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì cần thiết phải phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh. Rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho học sinh ở tiểu học trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến rõ nét, đã được các cấp quản lý giáo dục, các trường, đội ngũ giáo viên cũng như cộng đồng quan tâm. Tuy nhiên, việc rèn luyện kĩ năng giao 1 khi giải quyết công việc, đem lại cho các em vốn tự tin ban đầu để trang bị cho các em những kĩ năng cần thiết làm hành trang bước vào đời. Kỹ năng giao tiếp- hợp tác giúp cho học sinh biết cách giải quyết những tình huống trong cuộc sống hàng ngày, giúp các em nói những điều muốn nói, làm những việc nên làm, đồng thời biết lắng nghe và thấu hiểu người khác . Khi tham gia hoạt động trong một tập thể, học sinh biết tôn trọng sự khác biệt, không tự ti, không bị cô lập vì điểm yếu của bản thân mà sẽ được các thành viên trong tập thể hỗ trợ, giúp đỡ; cũng như điểm mạnh của các em sẽ đóng góp vào thành công chung của tập thể. Mặt khác kỹ năng giao tiếp - hợp tác nó không tồn tại độc lập mà nó có quan hệ mật thiết với kỹ năng tự nhận thức và các kỹ năng khác, thế nên rèn luyện kỹ năng giao tiếp- hợp tác cho học sinh cũng chính là rèn luyện kỹ năng sống cho các em. 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. THỰC TRẠNG VIỆC RÈN KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH LỚP HAI Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC: 1.Những thuận lợi, khó khăn khi rèn kĩ năng giao tiếp - hợp tác cho học sinh: Trong quá trình rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 nhằm thực hiện nội dung phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”, bản thân đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau: 1.1. Thuận lợi: Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT về việc qui định đánh giá Học sinh Tiểu học trong đó năng lực Giao tiếp - Hợp tác trở thành một trong 3 năng lực để đánh giá học sinh Tiểu học. Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng đã có kế hoạch với những biện pháp cụ thể để rèn kĩ năng giao tiếp- hợp tác cho học sinh một cách chung nhất cho các bậc học, đây chính là những định hướng giúp giáo viên thực hiện như: Rèn luyện kĩ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kĩ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, . 3 * Đối với học sinh Thông qua nội dung của các bài học, học sinh được học các kỹ năng chào hỏi, lắng nghe, nói lời cảm ơn, xin lỗi, kỹ năng thấu hiểu, kỹ năng viết vv... Bên cạnh đó một số kỹ năng quan trọng của kỹ năng giao tiếp như kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng xử lý tình huống; kỹ năng thuyết phục; kỹ năng nói lời yêu cầu đề nghị; kỹ năng tự chủ trong giao tiếp; kỹ năng thuyết trình trước đám đông; kỹ năng làm việc nhóm, đặc biệt là kỹ năng biểu lộ thái độ bằng các hành vi ngôn ngữ chưa được giáo viên quan tâm giáo dục thường xuyên. Tính tự chủ của học sinh chưa cao, phần lớn học sinh thiếu tự tin, nhút nhát, rụt rè trước những vấn đề mới hay phải đợi giáo viên gợi ý, chỉ định các em mới dám trả lời. Học sinh nhút nhát, môi trường sống chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình và chòm xóm, thiếu môi trường giao tiếp dẫn đến thiếu kỹ năng, trong các giờ học giáo viên lại thiếu quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng cho học sinh sẽ dẫn tới thực trạng nhiều em đến trường tỏ ra nói nhiều vì ở nhà các em không có người trò chuyện, chia sẻ ... * Đối với phụ huynh học sinh Về phía các bậc cha mẹ các em luôn nóng vội trong việc dạy con; họ chỉ chú trọng đến việc con mình về nhà mà chưa đọc, viết chữ, hoặc chưa biết làm Toán thì lo lắng một cách thái quá! Phần lớn phụ huynh học sinh cho rằng con em mình chỉ cần học giỏi kiến thức mà quên hướng cho con em làm tốt hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội và cách ứng xử trong gia đình, trong cuộc sống... Ngoài ra, một trở ngại nữa là phụ huynh trong lớp có một số bố mẹ thì quá nuông chiều, cung phụng con cái khiến trẻ không có kĩ năng tự phục vụ bản thân. Ngược lại, một số phụ huynh vì bận nhiều công việc nên ít quan tâm giúp đỡ con em trong các hoạt động cần thiết Từ các nguyên nhân, tình hình thực tiễn cũng như các thuận lợi và khó khăn nêu trên, bản thân đã cố gắng tìm nhiều biện pháp rèn luyện kĩ năng giao tiếp- hợp 5 Hiện tượng trẻ em chưa linh hoạt khi phải xử lí những tình huống của cuộc sống thực, thiếu tự tin trong giao tiếp, thiếu bản lĩnh vượt qua khó khăn, thiếu sáng kiến và dễ nản chí ngày càng nhiều. Nguyên nhân do đâu? Phải khẳng định rằng, trước hết do giáo dục. Nhiều vấn đề của xã hội hiện đại tác động đến trẻ chưa được cập nhật, bổ sung vào chương trình giáo dục nhà trường. Qua nhiều năm thực tế giảng dạy ở trường và làm công tác chủ nhiệm lớp, bản thân nhận tôi thấy học sinh chưa biết giao tiếp, chưa biết ứng xử, chưa có các kĩ năng thích nghi, thích ứng, hợp tác, chưa biết ứng phó tự bảo vệ mình khi có tình huống xảy ra.. là do sự giáo dục của gia đình và nhà trường, sự phức tạp của xã hội hiện đại là nguyên nhân trực tiếp khiến học sinh gặp khó khăn trong xử lí với tình huống thực của cuộc sống .Giáo viên và người lớn chưa thật gần gũi, thân thiện với học sinh, việc rèn kĩ năng giao tiếp- hợp tác qua việc tích hợp vào các môn học còn hạn chế. Giáo viên khuyến khích động viên khen thưởng học sinh còn ít.Giáo viên và người lớn chưa thật coi trọng việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp – hợp tác cho các em. - . Nguyên nhân của thực trạng này do một phần lứa tuổi học sinh tiểu học có vốn từ vựng phổ thông chưa nhiều, một phần do giáo viên trong phương pháp dạy học, giáo dục chưa thực sự quan tâm tới rèn luyện các kỹ năng giao tiếp- hợp tác cho học sinh một cách có hệ thống, do đó mức độ tiếp nhận của học sinh chưa cao. Quan sát giờ học và hoạt động giáo dục của học sinh, chúng tôi nhận thấy kỹ năng nói trước đám đông của học sinh hạn chế, phỏng vấn trực tiếp các em cho thấy việc thiếu tự tin trong giao tiếp của học sinh bộc lộ rõ nét, lúng túng trong quá trình trả lời câu hỏi, đặc biệt quan sát học sinh khi tham gia hoạt động nhóm, chúng tôi nhận thấy kỹ năng hợp tác, kỹ năng nói lời yêu cầu đề nghị của các em trong môi trường nhóm, lớp chưa được tốt. Nhiều vấn đề của xã hội hiện đại tác động đến trẻ chưa được cập nhật, bổ sung vào chương trình giáo dục nhà trường. Việc định hướng sai các giá trị là nguyên nhân gây ra những hiện tượng đáng tiếc trong ứng xử của trẻ. Phương pháp giáo dục nhồi nhét, lí thuyết suông, không tạo được cho trẻ khả năng tư duy, óc phân tích, suy xét, phán đoán, không tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm những vấn đề thực trong cuộc sống hiện đại 7 Tiếp theo trong tuần đầu, bản thân cho học sinh tự do lựa chọn vị trí ngồi của mình để qua đó phần nào nắm được đặc điểm tính cách của các em: mạnh dạn hay nhút nhát, thụ động hay tích cực, thích thể hiện hay không thích...Và tiếp tục qua những tuần học sau, bản thân chú ý quan sát những biểu hiện về thái độ học tập, những cử chỉ, hành vi tại vị trí ngồi mà các em chọn để bắt đầu có điều chỉnh phù hợp. Việc giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh có thể thực hiện trong bất cứ lúc nào, giờ học nào. Để việc rèn luyện diễn ra một cách thường xuyên và đạt hiệu quả cao tiếp tục qua biện pháp tiếp theo. Biện pháp 2: Rèn kĩ năng giao tiếp- hợp tác hiệu quả qua việc tổ chức bài học có tích hợp thông qua dạy học các môn học. Để giáo dục kĩ năng giao tiếp – hợp tác cho học sinh có hiệu quả bản thân đã vận dụng tích hợp vào các môn học, tiết học, nhất là các môn như: Tiếng Việt; Đạo đức; Tự nhiên xã hội; .... để những giờ học sao cho các em được làm để học, được trải nghiệm như trong cuộc sống thực. Trong chương trình lớp 2, ở môn Tiếng Việt có nhiều bài học có thể giáo dục các kĩ năng giao tiếp xã hội, như: Chào hỏi, tự giới thiệu. Cảm ơn, xin lỗi. Chia buồn, an ủi. Kể chuyện.....được lồng cụ thể qua các tình huống giao tiếp. Bản thân chỉ gợi mở sau đó cho các em tự nói một cách tự nhiên hoàn toàn không gò bó áp đặt. Bên cạnh đó, nhiều bài Luyện từ và câu có nội dung rèn luyện các câu từ lời nói, nhiều bài Tập đọc giới thiệu những văn bản mẫu chuẩn bị cho việc hình thành một số kĩ năng giao tiếp cộng đồng như mục lục sách, thời khóa biểuhoặc cung cấp những câu chuyện mà qua đó học sinh có thể rút ra những nội dung rèn kĩ năng giao tiếp. Để hình thành những kiến thức và rèn luyện kĩ năng giao tiếp- hợp tác cho học sinh qua môn Tiếng Việt, người giáo viên cần phải vận dụng nhiều phương pháp dạy phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh như: thực hành giao tiếp, trò chơi học tập, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp tổ chức hoạt động nhóm, phương pháp hỏi đáp,Thông qua các hoạt động học tập, 9 buồn của những người xung quanh vv để thiết kế và tổ chức bài học một cách phù hợp, có hiệu quả. Rèn kĩ năng giao tiếp- hợp tác có hiệu quả còn được bản thân vận dụng khá nhiều trong các môn học thông qua xử lí tình huống hay các trò chơi học tập có nội dung gần gũi với cuộc sống hằng ngày của các em. Các em làm việc tích cực, vui vẻ, tự mỗi em nói được tiếng nói, suy nghĩ của mình với bạn bè, với thầy cô một cách tự tin mạnh dạn. Việc rèn luyện các kĩ năng này đã tạo ra được thói quen tốt cho bản thân mỗi em, các em tham gia một cách chủ động tích cực vào quá trình học tập, tạo điều kiện cho các em chia sẻ những kinh nghiệm, ý kiến hay để giải quyết một vấn đề nào đó. Hiệu quả đào tạo kĩ năng giao tiếp- hợp tác không đo đếm được bằng những con số chính xác nhưng được thể hiện bằng những biểu hiện cụ thể: các em có ý thức, thái độ khác với mọi người trong gia đình; luôn hoà đồng với bạn bè; tự tin khi nói năng... đó chính là hiệu quả từ đào tạo kĩ năng giao tiếp, hợp tác. Việc sinh hoạt theo nhóm tạo môi trường làm việc thân thiện, giúp các em cải thiện hành vi giao tiếp thông qua các hoạt động trao đổi diễn ra thường xuyên. Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm là hình thức giảng dạy đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành nhóm một cách thích hợp. Học hợp tác nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác. Thông qua hoạt động nhóm, các em có thể cùng làm việc với nhau những công việc mà một mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất định. Đối với cấp tiểu học, việc rèn cho các em các kỹ năng giao tiếp tốt thì việc học hợp tác nhóm là hết sức cần thiết, tạo điều kiện để các em có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc nâng cao chất lượng, giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh. Tổ chức tiết sinh hoạt tập thể theo mô hình tự quản: Học sinh lớp Hai rất hồn nhiên, trong sáng, các em thích vận động, tìm tòi và làm theo cái mới, nhưng cũng rất dể chán nản khi không đạt được mục đích hoặc không được động viên kịp thời. Các em cũng thích sôi nổi và hứng thú khi tham gia các phong trào mang tính 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_giao_tiep.doc