Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 2

docx 14 trang sangkienhay 16/12/2023 4580
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 2
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP VỀ CÔNG TÁC CHỦ 
 NHIỆM LỚP 2”
 Họ và tên : Nguyễn Thị Hồng Thanh 
 Chức vụ : Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường tiểu học số 2 Liên Thủy
 Lệ Thủy, tháng 04 năm 2019 chủ nhân tương lai, nâng cao chất lượng dạy học và công tác chủ nhiệm ở trường tiểu học 
mà tôi đang giảng dạy nói riêng và trên địa bàn huyện nói chung, cụ thể hoá định hướng 
đổi mới phương pháp dạy học ở Nhà trường tiểu học theo mô hình trường học mới. Đồng 
thời qua đó để đúc rút những kinh nghiệm thiết thực cho bản thân trong công tác giảng 
dạy và chủ nhiệm sau này.
 III.PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
 Sáng kiến chỉ tập trung nghiên cứu một số biện pháp xây dựng công tác chủ nhiệm 
lớp 2 ở trường tiểu học.
 B- PHẦN NỘI DUNG
 I- THỰC TRẠNG BAN ĐẦU:
 Ngay từ đầu năm học, khi được phân công làm công tác chủ nhiệm, tôi đã tiến hành 
khảo sát và đã thu được kết quả như sau:
 1.ơ lứa tuổi học sinh lớp 2, các em đã có nhiều thay đổi về nhận thức, về tâm sinh 
lí, tình cảm và cả các mối quan hệ xã hội. Nhưng khả năng để’ tự bảo vệ mình còn hạn 
chế. Vì vậy, các em rất cần được giáo dục và rèn luyện nhiều kĩ năng sống để’ tự tin trong 
học tập, trong cuộc sống.
 2. Năm học 2018 - 2019, lớp tôi có tổng số 23 học sinh. Trong đó có 14 HS nam và 
9 học sinh nữ. Không có học sinh lưu ban.
 *Tôi tìm hiểu sơ lược về thành phần gia đình từng cá nhân học sinh:
 - Cha mẹ làm nông: 18/23
 - Cha mẹ làm công nhân: 04/23
 - Cha mẹ là viên chức nhà nước: 04/23
 *Hoàn cảnh gia đình:
 -Số học sinh sống cùng với bố mẹ: 22/23
 -Số học sinh cùng sống với ông, bà (người thân) do bố mẹ làm ăn xa: 01/23
 *Sự quan tâm của mỗi gia đình đôi với học sinh:
 - 20 em có góc học tập riêng, số còn lại không có góc học tập riêng.
 - 20 em được bố, mẹ hoặc anh chị kiể’m tra, nhắc nhở việc học ở nhà.
 - 23 em có đầy đủ sách vở và dụng cụ học tập.
 *về tình trạng sức khỏe: khuyến khích sự tham gia của học sinh và phát triển các kĩ năng tham gia cho các em. Sau 
đó tôi đã giới thiệu phương pháp học tập trên tinh thần hợp tác cho học sinh trong lớp và 
mong muốn dựa vào kinh nghiệm này để tiếp tục tăng cường các kĩ năng hợp tác. Tôi đã 
tổ chức một cuộc họp phụ huynh học sinh để thảo luận về những thay đổi đang diễn ra 
trong phạm vi nhà trường. Trong cuộc họp tôi đã giải thích cho phụ huynh biết rằng cách 
tốt nhất để học sinh học về quyền và trách nhiệm của các em là tổ chức cho các em sống 
một các dân chủ và chịu trách nhiệm một cách thực sự. Tôi cũng cho PH biết là những 
nghiên cứu gần đây cho thấy quá trình học tập hợp tác đã tác động tích cực đến sự phát 
triển về tình cảm, xã hội của học sinh cũng như thành tích học tập của các em.
 - Xây dựng kế hoạch bầu cử hội đồng tự quản.: Tôi đã tạo cơ hội cho học sinh 
tham gia ý kiến về kế hoạch này, ví dụ như Chủ tịch hội đồng tự quản phải là người có 
năng lực lãnh đạo, gương mẫu trong các hoạt động, phải là người học giỏi.. .Hội đồng tự 
quản gồm có: 1 chủ tịch hội đồng tự quản, 2 phó chủ tịch hội đồng tự quản.
 - Đăng kí danh sách ứng cử, đề cử : Tôi đã cho các học sinh tự xung phong đăng 
kí danh sách ứng cử, để cử. Sau đó ứng cử viên trình bày đề xuất hội đồng (Ví dụ như tôi 
tên là. tôi xin được ứng cử làm chủ tịch hội đồng tự quản của lớp, nếu được các bạn đồng 
ý tôi sẽ đưa phong trào của lớp ngày càng đi lên.).
 -Học sinh và giáo viên cùng tổ chức bầu cử, Chủ tịch và hai Phó chủ tịch đã được 
bầu. Ai có số phiếu cao thì người đó là Chủ tịch hội đồng tự quản.
 Lần đầu tiên các em được bỏ phiếu, được thể hiện quyền “dân chủ’ của mình, tôi 
thấy các em rất vui, rất hào hứng. Các được bầu chọn cũng cảm thấy tự hào.
 c) Giúp hội đồng tự quản, các thành viên trong ban nắm được chức năng nhiệm 
vụ của mình.
 Học sinh phát triển toàn diện nhờ các hoạt động tự giáo dục của mình. Hội đồng tự 
quản là tổ chức của học sinh, vì học sinh và do học sinh thực hiện. Các em được làm chủ 
trong việc bầu ra Hội đồng tư quản, Chủ tịch, Phó chủ tịch và các Ban của Hội đồng tự 
quản.
 Sau khi đã thành lập được HĐTQ, tôi đã tổ chức tập huấn cho HĐTQ học sinh về 
nhiệm vụ cụ thể’ của từng ban và cách thức làm việc. Từ những gợi ý mẫu, giáo viên yêu 
cầu học sinh của các ban tự đề xuất một số yêu cầu, nội dung và cách thức hoạt động để’ 
cả lớp bàn bạc, bổ sung và đi đến thống nhất. Sau đó yêu cầu các thành viên trong lớp có 
trách nhiệm thực hiện các quy ước do mình xây dựng dưới sự giám sát của các thành viên 
ở mỗi ban. *Ban thể dục: Có nhiệm vụ theo dõi phần tập thể dục giữa giờ và các tiết học thể 
dục xem bạn nào thực hiện tốt, bạn nào thực hiện chưa tốt.
 *Ban sức khỏe: Theo dõi về sức khỏe nếu trong lớp bạn nào có vấn đề về sức khỏe 
thì đưa bạn đến phòng y tế của trường hoặc đi báo với cô y tế.
 *Ban thư viện: Ra chơi cho các bạn mượn truyện đọc, thu truyện và sắp xếp thư 
viện gọn gàng ngăn nắp.
 *Ban đối ngoại: Có nhiệm vụ nếu lớp có khách đến thăm thì ra mời khách vào và 
biết giới thiệu về trường, lớp các góc học tập, cô giáo, các bạn.
 Cuối mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt lớp ngày thứ sáu, Ban tự quản báo cáo các mặt hoạt 
động của lớp. Căn cứ vào báo cáo của từng em, tôi nắm được khả năng quản lí lớp của 
từng em. Và cứ cuối mỗi tháng, tôi tổ chức họp Ban tự quản lớp 1 lần để tổng kết các mặt 
làm được của lớp, động viên khen ngợi những việc các em đã làm tốt, đồng thời chỉ rõ 
những thiếu sót và hướng dẫn các em cách khắc phục.
 2) Xây dựng “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”
 “Xây dựng lớp học thân thiện” là tạo ra môi trường học tập thân thiện, an toàn, gần 
gũi với học sinh, làm cho học sinh cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Xây 
dựng được “lớp học thân thiện” thì sẽ có “học sinh tích cực”. Xây dựng được lớp học thân 
thiện, học sinh tích cực thì sẽ hạn chế được tỉ lệ học sinh lưu ban, sẽ nâng cao được chất 
lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
 Công việc “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” được tôi tiến hành từng 
bước như sau:
 a) Trang trí lớp học xanh- sạch- đẹp
 Lớp học thân thiện phải có cây xanh, phải luôn sạch sẽ, ngăn nắp và được trang trí 
đẹp, đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Do vậy, tôi hướng dẫn và cùng với học 
sinh thực hiện các công việc sau đây:
 - Ngoài trồng các cây trong bồn hoa, tôi còn hướng dẫn cho các em chăm sóc cây 
xanh trong các chậu cây cảnh để tạo một góc thiên nhiên tươi đẹp.
 - Trang trí lớp đẹp, hài hòa đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Phần trang 
trí lớp, tôi giao trực tiếp cho từng nhóm: mỗi nhóm phải sưu tầm tranh ảnh liên quan đến 
các môn học và chọn các bài vẽ đẹp nhất cùng với các sản phẩm thủ công, mĩ thuật của 
các em để trưng bày. chơi, tổ trực phải đổ rác rồi cất sọt rác vào lớp đúng nơi quy định. Sang tuần thứ hai, tôi 
mới giao cho Ban lao động kiểm tra công việc trực nhật hàng ngày. Nhóm nào không làm 
tốt, Ban lao động có quyền phạt nhóm đó làm trực nhật thêm một ngày. Và trong mỗi tiết 
học, học sinh phải thể hiện tinh thần “tự quản” - tự theo dõi lẫn nhau, nhắc nhở nhau giữ 
sạch lớp trong suốt buổi học. Sau một tháng đầu lớp tôi sạch sẽ hẳn lên.
 - Đối với bồn hoa của lớp, mỗi nhóm sẽ cùng cô giáo chăm sóc một tuần. Tôi hướng 
dẫn các em cách nhổ cỏ, tưới nước cho cây. Các em còn được quan sát, xem cô giáo cắt 
tỉa cây.
 b) Xây dựng mối quan hệ thầy- trò và bạn bè trong lớp
 * Xây dựng mối quan hệ thầy- trò:
 Trước đây, quan hệ thầy, trò là quan hệ chịu ơn- ban ơn; bề trên- kẻ dưới; giảng giải- 
ghi nhớ. Ngày nay, quan hệ này được thay bằng quan hệ phân công- hợp tác. Thầy thiết 
kế- trò thi công. Thầy làm mẫu, giao việc- trò làm theo mẫu của thầy. Mỗi lời thầy nói ra 
phải là một “lệnh” (một lời giao việc). Do vậy, mọi yêu cầu tôi đưa ra, học trò phải thi 
hành thật nghiêm. Ngay từ đầu, tôi yêu cầu học trò phải cố gắng làm cho đúng. Nếu chưa 
đúng thì phải làm lại cho đúng mới thôi. Quan hệ cơ bản nhất của tôi và học trò là quan hệ 
hợp tác làm việc: tôi giao việc- học trò làm; tôi hướng dẫn- học trò thực hiện.
 - Khi giao việc, tôi chỉ nói một lần, nhưng chỉ nói khi lớp trật tự. Với cách làm này, 
tự nhiên thầy sẽ trở nên nói ít, học trò sẽ làm nhiều. Làm việc như thế nào thì đạo đức, ý 
thức sẽ kèm theo như thế ấy. Làm đến nơi đến chốn thì ý thức kỉ luật cũng đến nơi đến 
chốn.
 - Hành vi của giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lí cũng như sự hình thành 
tính cách của trẻ. Vì vậy, khi lên lớp, tôi luôn chú ý đến cả cách đi đứng, nói năng, cách 
ăn mặc, cách cầm sách, chữ viết, thái độ,...để học trò noi theo. - Khi học sinh nào làm bài 
chưa đúng, tôi đến tận nhóm,tận học sinh yêu cầu học sinh đó phải làm lại chứ không trách 
phạt. Tôi giúp đỡ, hướng dẫn học sinh làm lại ngay tại lớp.Tôi luôn theo dõi để tìm ra cái 
sai,cái chưa làm được của học sinh. giúp các em làm lại cho đúng, cho hoàn thiện hơn. 
Với cách làm đó giúp em trở thành những con người tự tin, trung thực, không gian dối.
 - Khi có học sinh mắc sai lầm, thiếu sót, tôi luôn cố gắng kiềm chế và tôn trọng học 
sinh, tìm hiểu cặn kẽ thấu đáo nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ các em sửa chữa. Tôi 
không bao giờ có những lời nói, cử chỉ xúc phạm các em. ơ tuổi này, lòng tự trọng của các 
em rất cao, chỉ một lời nói xúc phạm sẽ làm tan nát tâm hồn trẻ thơ. Thậm chí có em sẽ 
oán hận, căm ghét thầy cô, bỏ học và không bao giờ trở lại lớp học nữa cho dù có nhiều xâm hại, từ chối các chất gây nghiện; đóng vai xử lí các tình huống trong môn Đạo đức. 
Thông qua các hoạt động này, các em còn được hình thành và rèn luyện nhiều kĩ năng 
sống cần thiết.
 Thông qua các hoạt động vui chơi, các em được “làm”, “được trải nghiệm” như trong 
cuộc sống thực, điều đó sẽ giúp các em lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng sống một 
cách nhẹ nhàng, nhưng lại hiệu quả.
 * TÔ chức các họat động sinh hoạt tập thê và vui chơi thông qua hoạt động ngoài 
giờ lên lớp
 - Động viên các em tham gia những phong trào đoàn thể, phong trào do trường tổ 
chức để rèn luyện thêm sự nhanh nhẹn, bạo dạn như: Thi vẽ tranh về chú bộ đội, thi văn 
nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11;
 - Phối hợp với giáo viên bộ môn dạy cho các em bài hát quy định, trò chơi dân 
gian nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn.
 - Hướng dẫn các em làm các sản phẩm như Thiệp chúc mừng năm mới, làm xúc xích 
treo tường.. để trang trí góc học tập, làm một số đồ chơi đơn giản để trưng bày hoặc để 
tặng người thân bạn bè. Nhờ thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể và các 
trò chơi cho cả lớp nên các em trở nên rất tự tin, rất năng động sáng tạo. Và điều quan 
trọng là tôi đã thực sự xây dựng được một môi trường học tập thân thiện, học sinh tích 
cực. Sĩ số của lớp tôi luôn đảm bảo, chất lượng học tập của học sinh ngày càng nâng cao.
 III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
 Sau hai năm vân dụng những kinh nghiệm trên tôi đã gặt hái được những kết quả rất 
khả quan. Qua cách làm này, tôi thấy kết quả học tập của học sinh ngày càng tiến bộ rõ 
rệt. Các em ngày càng chăm ngoan. Điều đó làm tôi rất vui mừng và vơi đi những vất vả, 
mệt nhọc. Tình cảm thầy- trò, bạn bè ngày càng gắn bó thân thiện . Sau đây là kết quả của 
hai năm học vừa qua của lớp tôi chủ nhiệm:
 r * Năm học 2017-2018:
 + Duy trì sĩ số : 26/26 , đạt 100/%. để có biện pháp giáo dục phù hợp.
 2. Giáo viên cần nghiên cứu kĩ hướng dẫn đánh giá học sinh theo Thông tư 22- 
BGD ĐT để thấy được tính ưu việt trong cách đánh giá toàn diện học sinh.
 3. Phải xây dựng được một Hội đồng tự quản, thành lập các Ban, các nhóm 
trưởng và hướng dẫn Hội đồng tự quản đề ra nề nếp, nội quy lớp.
 4. Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với giáo viên bộ môn tích cực đổi mới phương 
pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm khơi dậy sự tự tin ở các em.
 5. Thường xuyên tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi tập thể lành mạnh, 
chơi các trò chơi dân gian, tổ chức các hoạt động văn nghệ thể thao,...
 6. Tổ chức các hoạt động lao động vừa sức với học sinh: vệ sinh sân trường, 
lớp học, trồng chăm sóc cây trên sân trường, bồn hoa, tưới cây, tỉa lá...
 7. Duy trì và sáng tạo trong công tác xây dựng “lớp học thân thiện HS tích 
cực”, làm sao để tất cả các em luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một niểm vui.
 8. Biết cách phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường để tổ chức 
các hoạt động nhằm cao năng lực, phẩm chất của học sinh qua các tiết sinh hoạt lớp,...

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_lam_tot_cong_tac_chu.docx