Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 rèn tính tự tin, mạnh dạn
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 rèn tính tự tin, mạnh dạn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 rèn tính tự tin, mạnh dạn

PHẦN I: LÍ LỊCH Họ và tên : Nguyễn Thị Gấm Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Long Hưng Tên sáng kiến : “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP HAI RÈN TÍNH TỰ TIN, MẠNH DẠN” 1 tiếp cũng như biểu đạt những gì mình muốn nói. Các em không tự tin thì cũng sẽ không muốn hoặc không biết cách trả lời những câu hỏi mà người khác đưa ra. Các em chỉ hay lặp đi, lặp lại những câu như: “Em không biết”, “Em không hiểu”, “Em không làm được” Có em cũng sẽ chỉ diễn đạt những nội dung trên nhưng còn không có chủ ngữ, nói trống không. Thậm chí, có em chỉ biết lắc đầu, gật đầu, hoặc ngồi im với ánh mắt sợ hãi. Vậy thì việc học sẽ diễn ra như thế nào? Cô giáo làm thế nào để giao tiếp với học sinh, để tổ chức cho các em học tập đạt hiệu quả? Hơn nữa, việc rèn luyện tính tự tin cho các em khi bước vào Tiểu học và lớp Hai không chỉ cần thiết với riêng năm học lớp Hai mà nó còn là tiền đề, là bước đệm quan trọng cho tất cả các lớp học trên. Phát huy tính tự tin, mạnh dạn của học sinh cũng là để rèn luyện năng lực ngôn ngữ, thông qua đó phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh cũng như một số năng lực khác. Từ đó góp phần hình thành 5 phẩm chất của người học sinh, đáp ứng yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông trong giai đoạn mới. Với thực trạng và lí do trên, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp Hai nhiều năm, tôi rất trăn trở và suy nghĩ làm sao để giúp học sinh có thể mạnh dạn, tự tin tiếp cận tri thức một cách chủ động, hòa đồng thân thiện với bạn bè, thày cô, dám nói lên suy nghĩ của mình và chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác. Vì thế tôi quyết định chọn và nghiên cứu “Một số biện pháp giúp học sinh lớp Hai rèn tính tự tin, mạnh dạn” 3. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới a. Ý nghĩa: Áp dụng một số giải pháp tích cực để đem lại kết quả tốt cho người học và người dạy. b. Tác dụng: - Nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân trong vấn đề rèn luyện và giáo dục học sinh, góp phần nâng cao chất lượng của công tác giảng dạy cũng như chủ nhiệm lớp đầu cấp Tiểu học. 3 Thêm vào đó, thực tế hiện nay một số trẻ vẫn còn được cha mẹ quá bao bọc, không dám cho em mình bước ra đề hòa nhập với thế giới, luôn lo lắng em sẽ không được an toàn, không dám cho em thử thách. Hơn nữa, đối với một số gia đình, do cha mẹ chưa có hiểu biết đúng đắn về tâm lí lứa tuổi nên không cả dạy cho em các kĩ năng sống cần thiết phù hợp lứa tuổi: chào hỏi, giới thiệu bản thân, ghi nhớ thông tin người thân trong gia đình, tìm sự giúp đỡ khi cần thiết, Bên cạnh đó, không ít trẻ cũng cảm thấy e dè, lo lắng trước những yêu cầu mới từ việc học tập. Ở gia đình, trong lứa tuổi của các em, cha mẹ, ông bà luôn dành thời gian cho các em vui chơi là chính. Khi đi học Mầm non, các em bước đầu làm quen với việc học nhưng còn rất đơn giản, nhẹ nhàng và cũng vừa học tập, vừa vui chơi. Chính vì vậy, bước vào ngôi trường Tiểu học, đứng trước yêu cầu mới: học tập là chính, hơn nữa đối với lớp Hai việc học lại đòi hỏi phải đem lại hiệu quả ngay sau từng bài học nên cũng khó tránh khỏi tâm lí một số em chưa kịp thời đáp ứng, còn sợ sệt. * Kết quả trước khi áp dụng: Trước khi tiến hành thực nghiệm, tôi đã tiến hành quan sát, điều tra, tìm hiểu học sinh lớp 2A4 năm học 2020 – 2021 trường Tiểu học Long Hưng và thu được kết quả như sau: HS ít tham HS ngại đối HS có nhiều HS ít giao Thời Sĩ gia hoạt diện thầy cô biểu hiện tiếp bằng điểm số động chung (3) kết hợp (4) lời (1) (2) Tháng 35 7 5 5 3 9/2020 Qua kết quả điều tra thực tế thì ta có thể dễ dàng nhận thấy trong đầu năm học 2020-2021 lớp 2A4 có tới 20/35 học sinh có một trong bốn các biểu hiện trên và có 3 em trong số đó có nhiều biểu hiện kết hợp của việc thiếu tự tin, mạnh dạn. Từ thực trạng trên tôi đã nghiên cứu và áp dụng “Một số biện 5 B. NỘI DUNG I. MỤC TIÊU Tôi viết sáng kiến này với mong muốn: Góp phần hình và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh giúp các em mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động học tập, vui chơi, chủ động trong mọi mối quan hệ quanh mình. Để thực hiện mục tiêu đề ra, tôi đã đưa ra những vấn đề cần giải quyết như sau: 1. 1. Thực hiện tốt công tác nhận lớp đầu năm lớp Hai 2. 2. Nâng cao ý thức của bản thân (giáo viên) trong việc rèn luyện tính tự tin cho học sinh 3. 3. Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh 4. 4. Thực hiện tốt các môn ít thời lượng và các hoạt động ngoài giờ lên lớp 5. 5. Giao tiếp một cách thân thiện 6. 6. Một số các kĩ thuật hỗ trợ khác II. CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ Để việc học tập của học sinh diễn ra được hiệu quả, bản thân các em học sinh phải là người chủ động tham gia các hoạt động học tập, tự mình trải nghiệm và lĩnh hội kiến thức. Muốn vậy điều kiện tiên quyết các em phải là những học sinh mạnh dạn, tự tin. Vậy làm thế nào để rèn luyện đức tính này cho học sinh, nhất là những học sinh bé như các em học sinh lớp Hai? Từ việc tìm hiểu, học hỏi, nghiên cứu, vận dụng nhiều cách thức, phương pháp khác nhau, tôi đã rút ra được Một số biện pháp giúp học sinh lớp Hai rèn tính tự tin, mạnh dạn như sau: 1. Thực hiện tốt công tác nhận lớp đầu năm lớp Hai Công tác nhận lớp đầu năm rất quan trọng với mọi lớp nhưng càng quan trọng hơn rất nhiều lần nếu đó là lớp Một, Hai. Cô giáo cần nhận lớp như thế nào để có thể giúp các em bước đầu tự tin khi bước chân vào lớp, vào môi trường học tập xa lạ và mới mẻ với một giáo viên chủ nhiệm mới? - Tổ chức làm quen trong ngày đầu nhận lớp: Trong buổi làm quen, 7 hiện bất cứ khi nào có thể thì đều áp dụng các cách thức, biện pháp khác nhau để khích lệ sự tự tin trong mỗi học sinh. - Trong quá trình giảng dạy trên lớp cũng như trong khi học sinh tham gia các hoạt động khác ngoại khóa, các hoạt động tập thể tôi chú ý quan sát, ghi chép và chia nhóm các biểu hiện thiếu tự tin của học sinh. Sau đó, tôi phân tích các biểu hiện này và đi tìm các nguyên nhân của biểu hiện đó. Tôi chú trọng đến những biểu hiện xuất hiện ở nhiều em học sinh. Một số biểu hiện chính mà học sinh thiếu mạnh dạn, tự tin tôi đã quan sát được như: + Ít (rất ít) giao tiếp bằng lời, hay giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể đơn giản như gật đầu, lắc đầu, ánh mắt sợ sệt; giật mình khi được cô gọi tên; trả lời lắp bắp, nói lí nhí khi được mời phát biểu. + Không (hoặc ít khi) tham gia các hoạt động chung như các hoạt động học tập, các hoạt động trải nghiệm cũng như các hoạt động vui chơi; thích ở một mình hoặc chỉ hay chơi cùng một, hai người bạn nhất định. + Trốn tránh gặp mặt thầy, cô giáo. Khi thầy, cô giáo muốn trò chuyện hay hướng dẫn, giúp đỡ các em một số hoạt động học tập mà em chưa hoàn thành hoặc hoàn thành chưa tốt (ngoài giờ học) thì các em thường tìm cách đi nhanh ra khỏi tầm mắt thầy, cô. + Điều đặc biệt hơn nữa là có một số ít học sinh có nhiều hơn 1 biểu hiện trong số các biểu hiện nêu trên. - Muốn rèn luyện học sinh tự tin thì bản thân cô giáo phải rất tự tin. Tôi tự rèn luyện mình, tự coi mình là mẫu để các em rèn luyện theo mẫu. Ví dụ: + Tôi động viên khích lệ các em tham gia biểu diễn các tiết mục văn nghệ nhân các ngày lễ, các ngày kỉ niệm thì bản thân tôi là người tham gia đầu tiên, biểu diễn cũng tự tin nhất có thể để các em có động lực và làm theo cô giáo. + Trong các giờ học, khi cho các em khởi động: các em vận động nhún nhảy thì cô giáo cũng vận động, nhún nhảy cùng các em. Khi tổ chức các hoạt 9 cô đã thu thập được những thông tin gì nhé. - Khi học về chủ đề Trường học, tôi tổ chức cho các em thi đua tìm hiểu về trường mình qua cuộc thi:“Thi tài tìm hiểu”. Trước giờ ra chơi, tôi giao cho các em quan sát và tìm hiểu về trường mình xem trường mình có những gì?; Các phòng học ra sao?; Có các phòng chức năng nào, các phòng đó dùng để làm gì?; Khuôn viên trường ( sân trường, bồn cây,) thế nào? Đến giờ học tôi tổ chức cho các em thi đua kể lại việc quan sát của mình xem em nào đã quan sát và tìm hiểu được nhiều hơn. Trong việc dạy học gắn với liên hệ thực tiễn cuộc sống, tôi cũng thường đưa ra các tình huống có vấn đề để các em tham gia giải quyết sau đó đóng vai thể hiện lại cách giải quyết của mình. Để các em tham gia vào việc học một cách thích thú, tự nhiên, đó đã là thành công bước đầu trong việc rèn luyện đức tính tự tin rồi. Để phát huy được tính tích cực của học sinh tôi cũng luôn tính đến bài toán vừa sức với học sinh, dạy học mang tính phân hóa. Muốn em tự tin thì em phải thường xuyên trả lời được câu hỏi của cô giáo, thường xuyên đáp ứng được nhiệm vụ học tập mà cô giáo giao cho. Muốn vậy cô giáo phải lựa chọn câu hỏi, bài tập và nhiệm vụ vừa sức với đối tượng học sinh. Câu có mức độ nhẹ thì dành cho các em có năng lực nhận thức hạn chế. Nếu các em vẫn không thực hiện được thì tôi dành thêm cho các em những câu hỏi gợi mở để em có thể tiếp cận dần tới vấn đề. Khi đã gợi mở mà học sinh vẫn gặp khó khăn, tôi sẽ làm mẫu cho các em thực hiện theo, không để các em thấy buồn vì mình không trả lời được câu hỏi của cô. 4. Thực hiện tốt các môn ít thời lượng và các hoạt động ngoài giờ lên lớp Tôi gọi chung các môn ngoài Toán, Tiếng Việt do tôi phụ trách là các môn ít thời lượng. Đối với lớp Hai, đó là các môn Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức và tiết Sinh hoạt lớp. Tôi luôn có ý thức đề cao việc học tập những môn học này. Các môn học đó tạo cho các em tâm lí học tập vui tươi, thoải mái và có 11 giúp cùng với câu nói: “Ôi, em thấy rất nhẹ mà!” Thế là em đã tự tin rằng: mình có phần khả năng còn hơn cô rồi đấy! - Riêng tiết học Sinh hoạt lớp tôi tận dụng tối đa thời gian của tiết học để các em cùng được đưa ra các nhận xét về học tập, lao động, nề nếp của bạn mình và chính bản thân của mình để giúp bạn và mình cùng tiến bộ hơn. Nhìn nhận sự cố gắng của học sinh để động viên, tuyên dương kịp thời không chỉ khi thấy học sinh có gắng ở một thời điểm nào đó mà trong tiết sinh hoạt tôi sẽ cùng với tập học sinh sẽ nêu gương và tuyên dương để tạo đà cho các em thêm hăng hái mạnh dạn hơn. 5. Giao tiếp một cách thân thiện Một số ít em rụt rè hơn các bạn khác, dù cô có tổ chức các hoạt động rất hấp dẫn, dù các bạn có tham gia rất sôi nổi và dù bản thân em có rất thích thì em vẫn không dám tham gia. Sự lo lắng, sợ sệt vẫn giữ các em ngồi yên tại chỗ. Với một số ít em này thì khích lệ, động viên chung là chưa đủ. Tôi đã dành nhiều thời gian chuyện trò, tâm sự với các em: có khi là câu chuyện gia đình, có khi là chuyện bạn bè, trường lớp; có khi chỉ là mấy câu chuyện vu vơ không rõ chủ đề; đôi khi còn trêu đùa các em. Những việc này tôi có thể thực hiện đầu giờ học, trong giờ ra chơi hay cuối giờ khi mà cha mẹ các em chưa kịp đến đón. Đối với những em này, trong giai đoạn đầu năm lớp Hai, các em hay giao tiếp bằng việc lắc đầu, gật đầu hay có rất vui cũng chỉ cười tủm tỉm. Thông qua chuyện trò, tôi hướng dẫn các em bắt đầu với những câu trả lời ngắn: Có ạ, không ạ! Sau dần chuyển sang hỏi những câu cần trả lời dài dần lên. Ví dụ: * Bắt đầu bằng những câu hỏi: - Gia đình em có ở cùng ông bà không? (Gật đầu/Lắc đầu -> Có/Không -> Có ạ/Không ạ!) - Ở nhà em yêu quý những ai? (Ông/Bà, -> Em quý ông /Em quý bà) 13
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_2_r.doc