Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 học tốt phân môn Tập làm văn năm học 2020 - 2021
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 học tốt phân môn Tập làm văn năm học 2020 - 2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 học tốt phân môn Tập làm văn năm học 2020 - 2021
1 | 2 0 PHẦN 1 - MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Tiểu học là bậc học nền tảng có vai trò hết sức quan trọng cung cấp những cơ sở ban đầu về tri thức, từ đó hình thành và phát triển nhân cách giúp học sinh có thể học lên các bậc học cao hơn hoặc học nghề. Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường nói chung của bậc Tiểu học nói riêng, hiện nay vấn đề đổi mới giảng dạy không phải là mối quan tâm của một cá nhân mà đó là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Chính sự đổi mới phương pháp giáo dục bậc Tiểu học sẽ góp phần tạo nên con người mới một cách có hệ thống và vững chắc. Trong giai đoạn hiên nay, xu hướng chính của sự đổi mới phương pháp dạy học ở bậc Tiểu học là làm sao để giáo viên không chỉ là truyền thụ kiến thức mà còn là người tổ chức định hướng cho học sinh hoạt động, để học sinh huy động vốn hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân vào việc chiếm lĩnh tri thức mới.Định hướng quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo , phát triển năng lực hành động ,năng lực cộng tác làm việc của người học. Như chúng ta đã biết môn Tiếng Việt vừa là một môn học trung tâm, vừa là môn công cụ giúp học sinh tiếp thu các môn học khác được tốt hơn. Trong quá trình học tập của học sinh nắm vững kiến thức Tiếng Việt và luyện tập thành thạo kĩ năng nghe- đọc- nói- viết sẽ giúp các em suy nghĩ mạch lạc, diễn đạt trong sáng. Mặt khác, qua giao tiếp đơn giản trong cuộc sống, các em được mở rộng vốn hiểu biết của mình, cảm nhận được cái hay cái đẹp của cuộc sống và càng thêm yêu Tiếng Việt. Tiếng Việt đặc biệt quan trọng trong đời sống học sinh lớp 2. Các em học sinh lớp 2 vốn sống còn ít, vốn hiểu biết về Tiếng Việt còn rất sơ sài, chưa định rõ trong giao tiếp, viết văn câu còn cụt ngủn. Hoặc câu có thể có đủ ý nhưng chưa có hình ảnh. Các từ ngữ được dùng về nghĩa còn chưa rõ ràng. Việc trình bày, diễn đạt ý của các em có mức độ rất sơ lược, đặc biệt là khả năng miêu tả. Đây là lớp học mà học sinh như "những viên gạch đầu tiên" trong "một nền móng giáo dục". Để thực hiện tốt mục tiêu trên học sinh lớp 2 được học phân môn Tập làm văn. Phân môn Tập làm văn rèn luyện cho học sinh kĩ năng tạo lập văn bản. Ở đây thuật ngữ “văn bản” được dùng để chỉ sản phẩm hoàn chỉnh của lời nói trong một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Đó không nhất thiết là một bài văn gồm nhiều câu; nhiều đoạn; cũng không nhất thiết ở dạng viết càng không phải là loại văn kể chuyện hay miêu tả theo phong cách nghệ thuật. Trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, sản phẩm lời nói hoàn chỉnh mà một người tạo lập được có thể chỉ là một câu chào, một lời cảm ơn hay một vài dòng thăm hỏi, chúc mừng trên bưu thiếp Phân môn Tập làm văn cũng giống như các phân môn và môn học khác, thông qua nội dung dạy học của mình có nhiệm vụ trau dồi cho học sinh thái độ ứng xử có 3 | 2 0 4. Phạm vi đề tài: * Đối tượng: Học sinh lớp 2 tôi đang trực tiếp giảng dạy * Nội dung: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập làm văn . * Thời gian nghiên cứu: năm học 2020 – 2021 trực tiếp giảng dạy lớp 2. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp đọc tài liệu: Nghiên cứu, tìm hiểu các văn bản Luật và dưới Luật, các sáng kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp có liên quan đến vấn đề. Phương pháp này được sử dụng ở mục 1 Phần 2. - Phương pháp điều tra thực tế: Thảo luận, trao đổi kinh nghiệm để nắm bắt một cách cụ thể thực trạng của vấn đề, những suy nghĩ, yêu cầu, nguyện vọng của giáo viên và học sinh của phụ huynh và xã hội đối với vấn đề có liên quan. Phương pháp này được sử dụng tại mục 2 Phần 2. - Phương pháp đàm thoại: Trò chuyện với học sinh trong quá trình thực hiện biện pháp. Phương pháp này được sử dụng tại mục 3 Phần 2. - Phương pháp so sánh kết quả: Đưa ra các số liệu thống kê và so sánh để thấy được hiệu quả sau khi áp dụng các biện pháp nêu trong sáng kiến. Phương pháp này được sử dụng tại mục 4 Phần 2. - Phương pháp thực nghiệm, tổng kết kinh nghiệm: Từ những kết quả thực tế đã đạt được rút ra kết luận và những bài học kinh nghiệm nhằm duy trì và phát triển trong những năm sau. Phương pháp này được sử dụng tại mục 1 Phần 3. Trên thực tế các phương pháp này được áp dụng trong quá trình thực hiện đã có nhiều những ưu điểm. Song để phát huy tối đa hiệu quả của các phương pháp trên cần đặt chúng vào mối quan hệ chặt chẽ với nhau, sử dụng lồng ghép, đan xen trong suốt quá trình thực hiện. 5 | 2 0 giáo khoa tổ chức rèn luyện kĩ năng nghe cho học sinh thông qua hình thức nghe kể chuyện – trả lời câu hỏi theo nội dung câu chuyện. * Phương pháp dạy học Tập làm văn lóp 2: Mỗi tiết học Tập làm văn trong tuần thường gồm 2, 3 bài tập; riêng các tuần Ôn tập giữa học kì và cuối học kì, nội dung thực hành về Tập làm văn được rải ra trong nhiều tiết ôn tập. Ở từng bài tập, hướng dẫn học sinh thực hiện theo hai bước: - Bước 1: Chuẩn bị Xác định yêu cầu của bài tập, tìm hiểu nội dung và cách làm bài, suy nghĩ để tìm từ, chọn ý diễn đạt câu văn - Bước 2: Làm bài Thực hành nói hoặc viết theo yêu cầu của bài tập; có thể tham khảo các ví dụ trong sách giáo khoa để nói, viết theo cách của riêng mình. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: - Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập ( bằng câu hỏi, lời giới thiệu, tranh ảnh) - Giúp học sinh chữa một phần của bài tập làm mẫu ( một học sinh chữa mẫu trên bảng lớp hoặc cả lớp làm vào vở tiếng Việt) – học sinh thực hành. - Học sinh làm bài vào vở Tiếng Việt. Giáo viên uốn nắn. - Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những điểm ghi nhớ về tri thức. Đánh giá kết quả thực hành, luyện tập ở lớp, hướng dẫn hoạt động tiếp nối (ở ngoài lớp, sau tiết học.) - Hướng dẫn học sinh nhận xét về kết quả của bạn, tự đánh giá kết quả của bản thân trong quá trình luyện tập trên lớp; nêu nhận xét chung, biểu dương những học sinh thực hiện tốt. Nêu yêu cầu, hướng dẫn học sinh thực hiện những hoạt động tiếp nối nhằm củng cố kết quả thực hành luyện tập ở lớp (Thực hành giao tiếp ngoài lớp học, sử dụng kĩ năng đã học vào thực tế cuộc sống) * Chương trình Tập làm văn lớp 2 Cả năm học có 35 tuần thì học sinh được học 31 tiết Tập làm văn (Một tuần học sinh được học 1 tiết Tập làm văn). Trong bốn tuần ôn tập giũa học kì I và giữa học kì II, cuối học kì I và cuối học kì II (Mỗi tuần có 10 tiết) cũng có rất nhiều bài tập thuộc phân môn Tập làm văn. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 2 1. Nội dung, chương trình phân môn Tập làm văn lớp 2 Ở lớp 2, được học 31 tiết Tập làm văn trong cả năm học. Mỗi tuần học một tiết. Riêng bốn tuần ôn tập giữa kì và cuối kì có một số bài thuộc phân môn Tập làm văn. 7 | 2 0 ra hình thức, biện pháp giảng dạy phù hợp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập làm văn. Sau đây tôi xin trình bày một số biện pháp mà tôi đã thực hiện để các bạn tham khảo. CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 2 Qua nghiên cứu, tìm hiểu nội dung chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên, tôi thấy phân môn Tập làm văn lớp 2 có 3 dạng cơ bản: 1. Bài tập dạng "Kĩ năng phục vụ học tập và đời sống hàng ngày". 2. Bài tập dạng "Nghi thức lời nói". 3. Bài tập dạng "Trình bày thành đoạn văn". Với từng dạng bài tôi đưa ra một vài biện pháp như sau: 1. Dạng 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập dạng "Kĩ năng phục vụ học tập và đời sống hàng ngày". Học sinh khi tới trường là bắt đầu cuộc sống mới. ở lớp, các em được cô giáo hướng dẫn học tập để trở thành người lao động biết làm chủ bản thân. Ngoài việc học kiến thức học sinh còn được dạy các kĩ năng phục vụ cho đời sống như: Viết một bưu thiếp chúc mừng sinh nhật bạn; nhắn tin, đọc thời khoá biểu để mang sách đầy đủ khi đi học; lập thời gian biểu cho bản thân để có thời gian học tập, vui chơi hợp lý. Mỗi bài dạy thường gắn liền với các bài Tập đọc trong tuần. Đây chính là mẫu để hướng dẫn học sinh học tập. Sử dụng tốt các mẫu của bài Tập đọc để giúp học sinh học tốt bài Tập làm văn và biết vận dụng vào cuộc sống là một biện pháp cần thiết khi dạy dạng bài này. Sử dụng mẫu để vận dụng tạo ra cách nói riêng cho bản thân tức là dựa trên một cái có sẵn để bắt chước và làm theo. Cách làm này giúp cho học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức mà giáo viên không mất nhiều thời gian giảng giải. Biện pháp này được sử dụng đối với những bài có nội dung mang tính dập khuôn theo mẫu. Ví dụ: Viết bản tự thuật, viết bưu thiếp, viết nhắn tin, lập thời gian biểu, Đối với dạng bài tập này giáo viên cần hướng dẫn kĩ cách trình bày dựa trên cách viết ở những bài Tập đọc đã học. Ví dụ : Viết nhắn tin - Tuần 14. "Bà đến nhà đón em đi chơi. Hãy viết một vài câu nhắn lại để bố mẹ biết." - Slide bài Tập đọc "Nhắn tin" cho học sinh đọc và để tiện theo dõi cách trình bày. + Nhắn tin ghi những gì? (Ngày, tháng hoặc ghi thêm giờ.) + Ngày, tháng nên viết vào chỗ nào của trang vở? (Dòng đầu góc bên phải). + Nội dung tin nhắn? (Nhắn tin cho bố mẹ biết bà đến đón con đi chơi). + Cuối tin nhắn cần ghi gì? (Tên người nhắn tin). Dựa vào gợi ý học sinh dễ dàng viết được nhắn tin. 9 | 2 0 - Giáo viên giúp học sinh nhận xét: Lời nói của bạn nào thể hiện được thái độ nhận lỗi là thành thực? (Mình xin lỗi. Bạn có sao không?/ Mình chỉ lỡ chân thôi. Mình xin lỗi). - Giáo viên chốt kiến thức: nói lời "Xin lỗi bạn." là đúng nhưng chưa thể hiện được thái độ thành thực. Chúng ta không nên nói: "Hơi tí mà cũng" như vậy chưa có ý xin lỗi mà lại có ý chê bai bạn. Như vậy, rất nhiều học sinh được tham gia đáp lời cho một tình huống. Em nói sau lại cố gắng nói khác và nói hay hơn em nói trước. Do đó lời đáp càng phong phú hơn và học sinh càng chủ động hơn trong việc tìm lời đáp. Giáo viên cần giúp học sinh nhận xét phát hiện ra những lời đáp hay, bày tỏ được cảm xúc riêng và chân thật, từ đó học tập bạn. Vậy, đáp lời nối tiếp là hình thức cần thiết trong mỗi giờ Tập làm văn dạy nghi thức lời nói. Nó giúp học sinh tiếp thu bài một cách sôi nổi, tích cực và đạt hiệu quả cao. ❖ Biện pháp 2: Tổ chức cho học sinh “Sắm vai theo cặp” Sắm vai tức là cho học sinh đặt mình vào hoàn cảnh giao tiếp. Trong mỗi hoàn cảnh giao tiếp đó mình cần thể hiện lời đáp ra sao? Cách này giúp học sinh bộc khả năng diễn đạt lời nói phong phú hơn, tự nhiên hơn. Sắm vai chính là bước đệm giúp học sinh đưa lời nói chuẩn mực mang tính nghi thức trở nên gần gũi hơn với đời sống thực tế qua những nhân vật mà mình sắm vai. Khi sắm vai học sinh có thể sử dụng những yếu tố phụ trợ như: ánh mắt, cử chỉ, trang phụcđể thể hiện nhân vật của mình. Ví dụ : Đáp lời đồng ý - Tuần 25. Học sinh 1: - Hương ơi, cho tớ mượn cái tẩy nhé? Học sinh 2: - ừ ! Học sinh 1: - ( học sinh suy nghĩ tìm lời đáp) Từng cặp hai học sinh sắm vai tìm cách đáp lại lời đồng ý "Cảm ơn bạn./ Mình lấy tẩy nhé! Dùng xong mình trả bạn ngay./ May quá, hôm nay mình để quên tẩy ở nhà./ ". Khi đáp lại ta cần nhìn vào mắt bạn để nói. Như vậy, sẽ thể hiện rõ tình cảm của mình khi đáp lại lời đồng ý của bạn. Khi sắm vai giáo viên cần hướng dẫn kĩ học sinh xác định rõ vai trò của nhân vật mình sắm vai để tạo ra những lời đáp thể hiện tình cảm đúng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp. ❖ Biện pháp 3: Tổ chức cho học sinh rèn luyện thực tế: Rèn cho học sinh có thói quen lịch sự trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày chính là việc áp dụng tốt các tình huống đã được học trong bài Tập làm văn vào thực tế cuộc sống...Muốn vậy, giáo viên cần nhắc nhở, rèn luyện học sinh cả trong và ngoài giờ học, cả trong và ngoài lớp học. Giáo viên cũng cần hướng dẫn học sinh có sự nhận xét lẫn nhau. Từ đó, học sinh không cảm thấy ngại khi giao tiếp.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_2_h.doc