Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 học tốt phân môn Tập làm văn

doc 8 trang sangkienhay 12/11/2023 3020
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 học tốt phân môn Tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 học tốt phân môn Tập làm văn

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 học tốt phân môn Tập làm văn
 Sáng kiến kinh nghiệm
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2
 HỌC TỐT PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN
 Người soạn: Lê Hà Thúy Vy III. Cở sở thực tiễn:
 Qua một tháng dạy học đầu tiên, tôi nhận thấy kĩ năng diễn đạt của HS còn 
rất hạn chế. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì vốn từ của các em còn nghèo, cơ hội để 
các em rèn luyện còn ít. Mục tiêu của môn Tiếng Việt lớp Hai là tiếp tục rèn luyện 
cho HS bốn kĩ năng, trong đó có kĩ năng nói – kể ngắn. Thông qua dạy học, các em 
được rèn luyện kĩ năng nói. Đặc biệt phân môn Kể chuyện và Tập làm văn rèn cho 
các em diễn đạt trôi chảy, kĩ năng gắn kết các câu nói với nhau. Trong chương trình 
Tập làm văn lớp Hai, dạng bài kể ngắn gần như được học trọn trong học kì I, đến 
cuối học kì II các em chỉ học thêm có 2 tiết. Qua các bài “kể ngắn”, các em sẽ được 
trau dồi kĩ năng diễn đạt.
IV. Nội dung nghiên cứu: Các biện pháp giúp HS học tốt dạng bài “kể ngắn”
Biện pháp 1: Lập nội dung chương trình giảng dạy Tập làm văn dạng bài ” kể 
ngắn”
 Chương trình Tập làm văn lớp Hai gồm ba dạng bài cơ bản: Dạng bài luyện tập về 
nghi thức lời nói tối thiểu; dạng bài luyện tập các kĩ năng phục vụ học tập và đời 
sống hằng ngày và dạng bài kể ngắn. Ba dạng bài này có mối liên hệ hữu cơ với 
nhau. Bài tập của dạng bài này ngoài tác dụng rèn luyện kĩ năng cho chính dạng bài 
đó còn có tác dụng hỗ trợ cho dạng bài khác. Ví dụ: Bài 1 (tuần 1): Tự giới thiệu – 
Câu và bài. Bài này ngoài việc rèn luyện kĩ năng về nghi thức lời nói (tự giới thiệu) 
còn có tác dụng hỗ trợ cho việc rèn luyện kĩ năng nói, kể. Chẳng hạn bài tập 2: 
Nghe các bạn trong lớp trả lời các câu hỏi ở bài tập 1, nói lại những điều em biết về 
một bạn. Hay bài tập 3: Kể lại nội dung mỗi tranh dưới đây bằng 1, 2 câu để tạo 
thành một câu chuyện.Để tiện việc nghiên cứu, soạn bài và chuẩn bị tốt cho các tiết 
dạy dạng bài kể ngắn, tôi lập nội dung chương trình như sau:
 Tuần Nội dung bài dạy Lưu ý
 1 Tự giới thiệu – câu và bài Bài tập 3 có tác dụng rèn kĩ 
 năng kể
 3 Sắp xếp câu trong bài – lập danh sách Bài tập 1 có tác dụng rèn kĩ 
 học sinh năng kể bài soạn và phiếu dự giờ, biên bản nhận xét, đánh giá tiết dạy)Qua tiết dạy, giáo 
viên nhận xét biện pháp đạt hiệu quả tốt và đồng tình vận dụng vào thực tế dạy 
học. 
Biện pháp 3: Dạy học tốt các bài “Trả lời câu hỏi”, “Tập nói”,  để làm nền cho 
HS kể ngắn tốt. Kiến thức – kĩ năng Tập làm văn lớp Hai được sắp xếp từ dễ đến 
khó một cách hợp lý. Đầu lớp Hai, các em được thực hiện các bài tập “Trả lời câu 
hỏi” (Tuần 1, tuần 5, tuần 8, tuần 14), bài tập “Nói lại – nhắc lại” (Tuần 1, tuần 2), 
sau đó nâng lên một bước HS được làm các bài tập “Sắp xếp lại thứ tự các tranh 
và dựa theo nội dung các tranh để kể lại câu chuyện”, “Sắp xếp lại các câu cho 
đúng thứ tự của truyện ”. Do đó để giúp HS kể tốt, tôi tổ chức các biện pháp để 
giúp các em thực hiện tốt các bài tập trên. Ngoài việc yêu cầu HS trả lời đúng nội 
dung, tôi yêu cầu các em phải trả lời đủ câu. Ví dụ: Bài Tập làm văn tuần 5. Câu 
hỏi: Bạn trai đang vẽ ở đâu? Trả lời: Đang vẽ ở trên tường. (câu cụt) Trả lời đầy đủ: 
Bạn trai đang vẽ ở trên tường. Tôi yêu cầu các em phải trả lời lại cho đủ thành phần 
của câu. Thực hiện nhiều lần như thế, kết quả các em có thói quen trả lời đủ câu. 
Đây cũng là cơ sở để các em kể chuyện tốt. Đối với dạng bài tập “Kể lại theo 
tranh”, “Sắp xếp lại thứ tự các tranh, sau đó dựa theo nội dung các tranh ấy, kể 
lại câu chuyện”, “Dựa vào tranh, trả lời câu hỏi”, “Dựa vào tranh vẽ, kể 
chuyện”, tôi gợi ý cho HS thêm thắt các từ ngữ để kết nối ý giữa các tranh cho 
câu chuyện thêm sinh động. Đầu tiên tôi gợi ý để các em khá giỏi thực hiện trước, 
sau đó nhân ra cho cả lớp. Ví dụ: Tuần 1, HS làm bài tập “Kể lại nội dung dưới đây 
bằng 1, 2 câu để tạo thành một câu chuyện.” Theo yêu cầu của đề bài HS có thể 
kể: “Huệ cùng các bạn vào vườn hoa (tranh 1). Huệ thấy một khóm hồng đang nở 
rất đẹp (tranh 2).Huệ giơ tay định ngắt bông hồng. Tuấn thấy thế vội ngăn lại 
(tranh 3). Tuấn khuyên Huệ không được ngắt hoa (tranh 4).Tôi gợi ý cho HS thêm 
thắt như sau: “Một hôm, Huệ cùng các bạn vào vườn hoa (tranh 1). Thấy một khóm 
hồng đang nở rất đẹp, Huệ thích lắm(tranh 2). Huệ len lén giơ tay định ngắt một 
bông hồng. Tuấn thấy thế vội ngăn lại (tranh 3). Tuấn khuyên Huệ không nên ngắt nhắc lại câu trả lời của bạn. Qua mỗi tiết học, phải rèn cho học sinh được nói ít nhất 
là một đến hai câu, nhất là những câu chuyện liên quan đến tập làm văn.
Biện pháp 5: Thực hiện tốt quan điểm tích hợp để nâng cao chất lượng phân 
môn Tập làm văn dạng bài “Kể ngắn” Quan điểm biên soạn sách giáo khoa Tiếng 
Việt 2 thể hiện rõ 3 quan điểm; Quan điểm dạy học giao tiếp, quan điểm tích hợp, 
quan điểm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Theo quan điểm tích hợp, 
các phân môn (Tập đọc, Kể chuyện, chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn) trước 
đây ít gắn bó với nhau, nay được tập hợp lại xung quanh trục chủ điểm; các nhiệm 
vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng cũng gắn bó chặt chẽ với nhau hơn 
trước. Thực hiện tốt quan điểm tích hợp góp phần khắc phục tình trạng “nghèo” ý 
tưởng và vốn từ cho học sinh, giúp học sinh diễn đạt tốt.
* Khi dạy phân môn Tập đọc, trong khâu củng cố tôi khắc sâu một số kiến thức 
nhằm chuẩn bị cho HS học phân môn Tập làm văn. Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc 
“Cô giáo lớp em”, trong khâu củng cố, tôi cho nhiều HS, nhất là các em còn yếu 
nhắc lại hình ảnh cô giáo (Cô đến lớp sớm, cô rất chịu khó, thương yêu HS, luôn 
tươi cười với HS), tình cảm của HS đối với cô giáo (yêu quý cô giáo, ngắm mãi 
những điểm mười cô cho) để phục vụ cho bài Tập làm văn” Bút của cô giáo” và bài 
“Kể ngắn về cô giáo”. Nhờ thực hiện biện pháp này trong tiết tập làm văn, học sinh 
khá giỏi kể chuyện mạch lạc, tự nhiên. (Các ví dụ khác kèm phụ lục 3)
*Dạy tốt phân môn Luyện từ và câu để phục vụ cho HS làm bài Tập làm văn.Ví dụ 
1: Tuần 1, phân môn Luyện từ và câu có bài tập 3: “Hãy viết một câu nói về 
người hoặc cảnh vật trong mỗi tranh sau”. Tôi tạo điều kiện cho tất cả HS đều 
làm được bài tập nầy để phục cho bài tập làm văn cuối tuần (Kể lại nội dung mỗi 
tranh dưới đây bằng 1, 2 câu để tạo thành một câu chuyện). Để mọi HS đều làm 
được bài tập nầy tôi tổ chức như sau: Sau khi HS xác định được yêu cầu của đề bài, 
tôi tổ chức HS hoạt động nhóm đôi – hỏi đáp về nội dung trong tranh. Sau đó tôi chỉ 
định những em HS trung bình, yếu phát biểu trước để uốn nắn, sửa chữa.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_2_h.doc