Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục ngoài giờ lên Lớp ở khối Lớp 2
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục ngoài giờ lên Lớp ở khối Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục ngoài giờ lên Lớp ở khối Lớp 2

Một số biện pháp giáo dục ngoài giờ lên lớp MỤC LỤC A. TÊN ĐỀ TÀI .....................................................................................................................2 B. PHẦN MỞ ĐẦU ...............................................................................................................2 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.........................................................................................................2 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .............................................................................................2 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...........................................................................................3 IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM ..................................................................3 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................................3 VI. PHẠM VI, KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU .........................................................................3 B. NỘI DUNG: ......................................................................................................................4 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................................................4 II. THỰC TRANG ..................................................................................................................4 III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ....................................................................................................5 IV. KẾT QUẢ ........................................................................................................................8 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................9 I. KẾT LUẬN..........................................................................................................................9 II. KIẾN NGHỊ........................................................................................................................9 Người thực hiện: Hồ Thị Thanh Hiền - Trường Tiểu học Hướng Phùng 1 Một số biện pháp giáo dục ngoài giờ lên lớp hoạt động tập thể nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh điểm trường nói chung. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu một số biện pháp giáo dục ngoài giờ lên lớp. Của lớp 2E trường Tiểu học Hướng Phùng. IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM Học sinh lớp 2E trường Tiểu học Hướng Phùng Hướng Hoá Quảng Trị V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp đọc sách Để nghiên cứu, thu thập tài liệu có liên quan đến công tác hoạt động tập thể. Cách thức tiến hành: Tìm đọc, phân tích các văn bản, văn kiện, chủ trương, sách báo và các tài liệu, sáng kiến về công tác hoạt động tập thể trong trường học phổ thông. Phương pháp giao tiếp Nhằm nghiên cứu thực trạng và thu thập tư liệu, thông tin về công tác hoạt động tập thể tại điểm trường. Cách thức tiến hành: Trò chuyện trực tiếp với học sinh. Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh, các anh chị phụ trách trong điểm trường và địa phương. Thống kê số liệu Thống kê qua đợt đầu năm , đến giữa kỳ II về năng lực và phẩm chất của học sinh. VI. PHẠM VI KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU 1. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận về công tác hoạt động tập thể. Nghiên cứu thực trạng công tác hoạt động tập thể của lớp 2E năm học 2016- 2017.Trường Tiểu Học Hướng Phùng. 2. Kế hoạch nghiên cứu Thời gian nghiên cứu Trong thời gian 7 tháng . Bắt đầu từ tháng 9 năm 2016 cho đến tháng 3 năm 2017. Kế hoạch nghiên cứu Tháng 9, 10 năm 2016: Thu thập số liệu. Tháng 11, 12 năm 2016: Hình thành đề cương. Tháng 1 năm 2017: Lấy ý kiến của giáo viên và học sinh thông qua phiếu kháo sát. Tháng 2, 3 năm 2017: Viết và hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm. Người thực hiện: Hồ Thị Thanh Hiền - Trường Tiểu học Hướng Phùng 3 Một số biện pháp giáo dục ngoài giờ lên lớp chế. Trong quá trình thực hiện ít có sự kiểm tra, đánh giá. Điều kiện, phương tiện phục vụ cho hoạt động còn thiếu thốn, chưa được đầu tư nhiều. Trong những năm trước đây, một số giáo viên chưa thực sự nhận thức được vai trò và tác dụng to lớn của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Giáo viên còn xem nhẹ hoạt động này, chỉ tập trung vào các hoạt động dạy học trên lớp. Nhiều bậc phụ huynh còn có những quan niệm chưa đúng về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Họ chưa thấy rằng cùng với hoạt động học tập thì việc tham gia các hoạt động ngoại khóa cũng là một nhiệm vụ, một quyền lợi để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của mỗi học sinh. Do vậy nhiều trẻ không có ý thức tự nguyện, tự giác, tích cực khi tham gia hoạt động. Nhiều em tham gia lấy lệ, chưa phát huy hết năng lực sở trường của bản thân, chưa thể hiện được bản lĩnh của mình trước tập thể. Vì thế chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa cao. Những năm gần đây, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã được quan tâm cải tiến về nội dung và hình thức, thu hút được học sinh tham gia. Ngoài thời gian sinh hoạt Đội, Sao, hoạt động ngoại khóa, mỗi lớp còn có riêng 1 tiết/tuần, thời gian đầu tư thỏa đáng.Việc nhận thức của giáo viên và phụ huynh học sinh đối với hoạt động này có nhiều chuyển biến. Giáo viên chủ nhiệm đã quan tâm nhiều hơn đến hoạt động này, nhưng xét về chất lượng và hiệu quả vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng tốt cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục trong giai đoạn mới cũng như thực hiện tốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Khảo sát đầu năm cho thấy năng lực và phẩm chất: Tốt Đạt Cần cố gắng Tổng Thời gian Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ số HS SL SL SL (%) (%) (%) Đầu năm 11 2 18,1 6 54,5 3 27,4 III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHI THỰC HIỆN: 1. Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong suốt năm học. Khi xây dựng kế hoạch phải bám sát kế hoạch đã đề ra, phải phù hợp với tình hình kinh tế địa phương và đặc biệt là phải phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của điểm trường. Kế hoạch phải cụ thể rõ ràng, về thời gian, mục tiêu, nội dung, phương pháp tổ chức thực hiện và phải được quán triệt đến tất cả các hoạt động đối với học sinh điểm trường. Tất cả các hoạt động giáo dục theo chủ điểm đều phải được xác định rõ thời gian triển khai, mục tiêu giáo dục, xây dựng kế hoạch cho một hoạt động, phải chọn lựa hình thức hoạt động thật cụ thể, mang tính khả thi. Người thực hiện: Hồ Thị Thanh Hiền - Trường Tiểu học Hướng Phùng 5 Một số biện pháp giáo dục ngoài giờ lên lớp Chuẩn bị là khâu quan trọng quyết định sự thành công của hoạt động. Nếu chuẩn bị tốt thì hoạt động giáo dục sẽ đạt hiệu quả giáo dục cao, ít sơ suất. Quá trình chuẩn bị, người tổ chức thực hiện phải xác định rõ. Làm cái gì? Ai làm? Và làm như thế nào? Khâu tiến hành hoạt động. Khâu tiến hành các hoạt động cần chú ý đến việc phát huy tốt vai trò chủ động tích cực của học sinh. Các hoạt động phải vừa sức với học sinh, phù hợp với lượng thời gian định tổ chức, đảm bảo được tính tập thể, tính sư phạm trong suốt quá trình của hoạt động. Trong quá trình tiến hành hoạt động cần lưu ý khả năng tự điều khiển của học sinh để giáo viên hỗ trợ giúp đỡ khi cần thiết và giảm bớt được sự lúng lúng của học sinh khi điều khiển các hoạt động. Trong quá trình tổ chức hoạt động cần chú ý động viên khích lệ học sinh kịp thời cho dù đó chỉ là một cố gắng, một tiến bộ rất nhỏ của các em. Luôn hòa đồng và gần gũi với các em, tạo không khí cởi mở, sự tự tin, hứng thú của các em trong khi tham gia hoạt động. Đồng thời mọi hoạt động khi tổ chức đều phải dự tính để đảm bảo thời gian hợp lí. Khâu kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động. Đây là khâu quan trọng không những để chúng ta đánh giá lại kết quả tham gia hoạt động, tinh thần thái độ,của các em học sinh. Từ đó động viên khuyến khích được các em khi tham gia hoạt động. 3. Tổ chức tốt các giờ chào cờ đầu tuần. Mặc dù tiết chào cờ đầu tuần là tiết sinh hoạt tập thể với điểm trường lẽ nhưng củng phải được chuẩn bị tốt, thực hiện nghiêm túc, bài bản để mang lại hiệu quả cao. Giáo viên chủ nhiệm: Cần phối hợp với anh chị phụ trách cùng điểm để lấy kết quả theo dõi thi đua một cách cụ thể rõ ràng về mặt điểm số, ngắn gọn súc tích về nội dung nhận xét, thể hiện rõ những ưu, khuyết điểm của các mặt hoạt động của học sinh trong tuần, có tác dụng khuyến khích động viên những ưu điểm và chấn chỉnh kịp thời những sai sót kịp thời nếu có. Việc giáo dục, nhắc nhở học sinh cũng cần nhẹ nhàng, sâu sắc có thể thông qua những câu chuyện trong sách báo, những câu chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hoặc những tấm gương người thật việc thật ở cuộc sống quanh ta để giáo dục cho học sinh. Cần xem tổ chức một số hoạt động khác như : tuyên truyền,văn nghệ, đọc chuyện dưới cờ, quyên góp từ thiện,.. để tạo tính hấp dẫn, tạo không khí nhẹ nhàng, thoải mái, nâng cao hiệu quả giáo dục của giờ chào cờ. 4. Giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt giờ sinh hoạt lớp. Giáo viên phải thực hiện đúng qui trình giờ sinh hoạt. Rèn được kĩ năng tự quản cho học sinh. Phát huy được vai trò năng lực chỉ đạo, tổ chức và điều hành lớp thông qua ban cán sự lớp. Người thực hiện: Hồ Thị Thanh Hiền - Trường Tiểu học Hướng Phùng 7 Một số biện pháp giáo dục ngoài giờ lên lớp Trong năm học tôi cũng đã hướng dẫn cho các em cùng tham gia các tiết mục văn nghệ, do nhà trường tổ chức, tiết mục thời trang tái chế đạt giải xuất sắc. Tổ chức tốt tết Trung thu cho các em tại điểm trường phụ trách. Hoạt động thể dục thể thao Tổ chức tốt giờ dạy chính khóa trong chương trình môn thể dục theo quy định của lớp. Tổ chức cho học sinh tập thể dục, múa hát giữa giờ có chất lượng. Tổ chức tốt ngày hội thiếu nhi vui khỏe, đạt giả nhất. Hoạt động lao động công ích Tổ chức lao động vệ sinh, khuôn viên trường lớp, hướng dẫn các em biết giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, ở gia đình và lớp học, hướng dẫn cho các em biết cách sử dụng nhà vệ sinh an toàn, sạch sẽ. Bằng những kinh nghiệm mà tôi áp dụng từ đó đã thu được những kết quả như sau: Tốt Đạt Cần cố gắng Tổng Thời gian Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ số HS SL SL SL (%) (%) (%) Giữa HKII 11 8 72,7 3 27,3 0 0 D. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN: Hoạt động tập thể là một bộ phận hoạt động giáo dục trong nhà trường, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của bậc học. Ngoài ra hoạt động tập thể còn là chiếc cầu nối quan trọng giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Muốn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đạt chất lượng tốt tôi cần phải quan tâm gần gũi với học sinh nhiều hơn, tạo mọi điều kiện cần thiết để giúp đỡ các em, nguồn lực con người, kinh nghiệm, thời gian, cho hoạt động. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá để đôn đốc, nhắc nhở kịp thời. Gắn bó chặt chẽ việc dạy các môn học khác với các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng nhằm tạo ra môi trường giáo dục khép kín, tạo bầu không khí lành mạnh xung quanh trẻ để hình thành và phát triển tư tưởng tình cảm hành vi và thói quen cho các em. Các em biết vận dụng vào cuộc sống hàng ngày. Giáo viên phải thật nhiệt tình, bám lớp, bám trường, thật sự là người thầy, người cô, người chị, người mẹ và thậm chí là người bạn của các em, cùng học, cùng vui chơi với các em để tạo nên một môi trường thật thân thiện.“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. II. KIẾN NGHỊ: 1. Đối với nhà trường. Thường xuyên tổ chức các hội thi, các trò chơi, các buổi sinh hoạt ngoại khóa, để giúp học sinh “ học mà chơi, chơi mà học” Người thực hiện: Hồ Thị Thanh Hiền - Trường Tiểu học Hướng Phùng 9
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ngoai_gio_le.doc