Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Lớp 2 thông qua tiết Sinh hoạt lớp

doc 21 trang sangkienhay 06/12/2023 860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Lớp 2 thông qua tiết Sinh hoạt lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Lớp 2 thông qua tiết Sinh hoạt lớp

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Lớp 2 thông qua tiết Sinh hoạt lớp
 Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 2 thông qua tiết Sinh hoạt lớp.
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài
 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vô cùng quan trọng, đặc biệt là lứa tuổi 
tiểu học, là cái nền, cái gốc của các cấp học tiếp theo. Sở dĩ ta nói như vậy vì giáo 
dục kỹ năng sống trang bị cho các em những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng 
phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành 
mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, 
các tình huống và hoạt động hàng ngày. Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh phát triển 
hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Trang bị cho học sinh những kiến 
thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp.
 Trước tình hình đó, Bộ giáo dục và Đào tạo đã chú trọng việc giáo dục kỹ 
năng sống cho học sinh trong chương trình phổ thông và hình thức giáo dục cũng 
rất phong phú như: giáo dục lồng ghép ngay trong từng bài học của một số môn 
học, giáo dục vào các tiết Hoạt động tập thể, giáo dục bằng công tác tuyên truyền 
và hiện nay đã cho ra cuốn sách “Thực hành kỹ năng sống” cho học sinh. 
 Nhưng trên thực tế, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh chưa thực sự 
được quan tâm về nội dung lẫn hình thức. Giáo dục nội dung gì, thời điểm nào, 
phương pháp giáo dục ra sao cho đạt hiệu quả. Hiện nay các em chỉ được tập trung 
vào dạy kiến thức còn kỹ năng sống thì giáo dục một cách cứng nhắc, rập khuôn, 
giáo viên chưa chịu khó tìm tòi, đổi mới nội dung cũng như cách truyền tải đến các 
em sao cho đạt hiệu quả. Chính vì vậy mà học sinh tiểu học hiện nay rất thụ động, 
các em còn lạ lẫm với những công việc nhỏ nhặt hàng ngày, kỹ năng giao tiếp còn 
hạn chế, khả năng ứng phó và xử lý với những tình huống xấu trong cuộc sống còn 
kém. Đặc biệt học sinh lớp 2 mới chuyển từ lớp 1 lên, các em còn non nớt nên một 
số kỹ năng sống như giao tiếp, làm một số công việc vừa sức, phòng tránh một số 
tai nạn, tự phục vụ tự quản, ứng xử trong cuộc sống,  đang còn hạn chế. Trước 
tình hình đó, là một giáo viên chủ nhiệm, bản thân tôi luôn trăn trở và suy nghĩ làm 
sao để có những phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho các em một cách hiệu 
quả nhất, giúp các em phát triển một cách toàn diện về đức, trí, thể, mĩ, để đáp ứng 
tốt trong thời kỳ đổi mới của đất nước. Đây là lí do để tôi thực hiện đề tài “Một số 
biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 2 thông qua tiết Sinh hoạt 
lớp.”
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Nguyễn Thị Thu Hằng - 1 - Trường TH Krông Ana Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 2 thông qua tiết Sinh hoạt lớp.
nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa chuẩn bị cho học sinh tiếp tục 
học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 Công văn 463/BGDĐT- GDTX, ngày 28/01/2015 V/v hướng dẫn triển khai 
thực hiện giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở GDMN, GDPT và GDTX . Đối với 
học sinh tiểu học: Tiếp tục rèn luyện những kỹ năng đã được học ở mầm non, tập 
trung hình thành cho học sinh kỹ năng giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bạn bè; kỹ 
năng xây dựng tình bạn đẹp; kỹ năng kiên trì trong học tập; kỹ năng đúng giờ và 
làm việc theo yêu cầu, kỹ năng đồng cảm, tạo tiền đề cho sự phát triển hài hòa 
về thể chất và tinh thần, phẩm chất, học vấn và năng lực của học sinh. 
 Chỉ thị số 40/2008 CT- BGD&ĐT của Bộ giáo dục và Đào tạo về phát động 
phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.”
 Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh:
 + Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý và các tình huống trong cuộc sống.
 + Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng chống tai 
nạn thương tích khác.
 + Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo 
lực và các tệ nạn xã hội.
 Từ những vấn đề mang tính pháp lý trên, Bộ giáo dục và Đào tạo đã chú 
trọng việc giáo dục kỹ năng sống trong trường phổ thông và đặc biệt là đơn vị tôi 
đang công tác, trong những năm qua luôn được Lãnh đạo quan tâm và chỉ đạo sát 
sao về việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Là một giáo viên đang trực tiếp 
giảng dạy các em học sinh thân yêu, bản thân tôi luôn nhận thức sâu sắc về giáo 
dục kỹ năng sống cho các em nhằm nâng cao chất lượng về kỹ năng sống của học 
sinh nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện nói chung.
 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
 * Ưu điểm:
 Lãnh đạo nhà trường luôn sát sao, chỉ đạo về việc giáo dục kỹ năng sống cho 
học sinh nên đã tổ chức chuyên đề tập huấn về giáo dục kỹ năng sống cho giáo 
viên, sự chỉ đạo của chuyên môn trong việc lên kế hoạch dạy học, lựa chọn nội 
dung phù hợp. Một số cha mẹ học sinh đã nhận thức được vai trò, lợi ích của giáo 
dục kỹ năng sống cho con em nên họ luôn chú ý quan tâm và tạo mọi điều kiện 
thuận lợi nhất về vật chất cũng như sự phối hợp giáo dục ở nhà. 
Nguyễn Thị Thu Hằng - 3 - Trường TH Krông Ana Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 2 thông qua tiết Sinh hoạt lớp.
của các giáo viên dạy cùng lớp, giáo viên bộ môn, tổng phụ trách Đội đã cùng phối 
hợp với giáo viên chủ nhiệm trong công việc giáo dục kỹ năng sống cho các em.
 - Bên cạnh các nguyên nhân dẫn đến mặt thuận lợi vẫn còn một số nguyên 
nhân dẫn tới hạn chế như: Tuổi các em còn nhỏ nên việc nhận thức về kỹ năng 
sống chưa cao, một số cha mẹ học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của 
việc giáo dục kỹ năng sống, lúc nào cũng một suy nghĩ là phải tập trung vào kiến 
thức. Thời gian sinh hoạt không nhiều chỉ khoảng 35 - 40 phút nên việc lựa chọn 
nội dung và hình thức giáo dục gặp không ít khó khăn.
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp
 a. Mục tiêu của giải pháp
 Mục tiêu của những biện pháp tôi thực hiện trong đề tài này nhằm nâng cao 
chất lượng về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, giúp học sinh nắm bắt trên cơ 
sở lý thuyết và vận dụng thực hành vào cuộc sống hàng ngày. Giúp các em trở 
thành những con người hoạt bát, ửng xử văn minh, nhanh nhạy và tháo vát nhằm 
phát triển một cách toàn diện về đức, trí, thể, mĩ.
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
 b.1) Tìm hiểu đối tượng học sinh
 Muốn giáo dục và dạy học sinh đạt hiệu quả cao thì điều đầu tiên giáo viên 
phải tìm hiểu các đối tượng học sinh, để nắm bắt về năng lực, đặc điểm tâm lý, sở 
thích, đam mê, năng khiếu, khả năng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của từng em. 
 Theo dõi trực tiếp các em hằng ngày, thường xuyên tiếp xúc, trò chuyện với 
các em để hiểu thêm về các em, đồng thời tạo sự thân thiện giúp các em có niềm 
tin ở giáo viên và thổ lộ những niềm mong muốn của bản thân trong quá trình học 
tập, sinh hoạt. Ví dụ: Em thích làm những công việc gì để giúp đỡ bố mẹ ? Đối với 
bạn bè các em cần thể hiện tình cảm như thế nào với nhau ? Gặp người lớn tuổi, 
thầy cô giáo các em cần làm gì? Trong học tập các em phải thể hiện mình như thế 
nào?
 Tìm hiểu thông qua trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp cũ để nắm rõ đặc 
điểm tâm lý, kiến thức cũng như kỹ năng sống của các em.
 Tìm hiểu thông qua các bạn học sinh trong lớp vì các em đã từng học chung 
lớp với nhau năm lớp 1 nên một phần nào các em sẽ hiểu biết lẫn nhau.
 Tìm hiểu thái độ, kĩ năng sống của các em thông qua các giáo viên bộ môn, 
bởi vì những lúc không có giáo viên chủ nhiệm trên lớp thì mình sẽ không nắm bắt 
được về thái độ học tập, cũng như kỹ năng ứng xử, giao tiếp của các em. Chính vì 
Nguyễn Thị Thu Hằng - 5 - Trường TH Krông Ana Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 2 thông qua tiết Sinh hoạt lớp.
 Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh rất rộng, nhưng để phù hợp 
với điều kiện thực tế và đặc điểm học sinh của lớp, tôi xây dựng nội dung giáo dục 
minh họa như sau:
 Chủ đề 1: An toàn giao thông 
 Tuần 1: Văn hóa ứng xử giao thông.
 Tuần 2: Kể chuyện về tham gia giao thông.
 Tuần 3: Em tham gia giao thông.
 Tuần 4: Đố vui để học về An toàn giao thông.
 Chủ đề 2: Truyền thống ngày Phụ nữ Việt Nam
 Tuần 1: Tìm hiểu truyền thống ngày Phụ nữ Việt Nam.
 Tuần 2: Sống yêu thương, kính trọng những người thân trong gia 
đình.
 Tuần 3: Giúp đỡ cha mẹ công việc gia đình.
 Tuần 4: Phép ứng xử trong sinh hoạt gia đình.
 Chủ đề 3: Tri ân thầy cô
 Tuần 1: Tìm hiểu truyền thống ngày Nhà giáo Việt Nam
 Tuần 2: Nhiệm vụ học tập của em
 Tuần 3: Phép ứng xử trong nhà trường
 Tuần 4: Món quà học tập tặng cô
 Chủ đề 4: Em yêu chú bộ đội
 Tuần 1: Tìm hiểu truyền thống ngày Quân đội Nhân dân Việt Nam.
 Tuần 2: Kể chuyện về chú bộ đội.
 Tuần 3: Đền đáp công ơn các chú bộ đội đã hy sinh vì Tổ quốc.
 Tuần 4: Rèn tính bình tĩnh, dũng cảm.
 Chủ đề 5: Tìm hiểu Tết Nguyên Đán 
 Tuần 1: Phong tục, tập quán ngày Tết ( Nguồn gốc ngày Tết, Tục 
cúng ông Táo; Trái cây ngày Tết)
 Tuần 2: Phong tục ngày Tết ( Tục xông đất, tục kỵ đổ rác)
 Tuần 3: Hoa thờ ngày Tết
 Tuần 4: An toàn trong những ngày Tết
 Chủ đề 6: Em yêu quê hương Việt Nam
 Tuần 1: Tìm hiểu ngày Thành lập Đảng
 Tuần 2: Ca dao, tục ngữ về quê hương, đất nước
 Tuần 3: Tìm hiểu những cảnh đẹp của nước mình
 Tuần 4: Kiểm tra hiểu biết về quê hương
 Chủ đề 7: Vệ sinh sach sẽ
 Tuần 1: Tác dụng của việc vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung.
Nguyễn Thị Thu Hằng - 7 - Trường TH Krông Ana Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 2 thông qua tiết Sinh hoạt lớp.
 * Trò chơi Rung chuông vàng.
 Ví dụ: Ví dụ: Chủ đề: An toàn giao thông; Tuần 4: Đố vui để học về An toàn 
giao thông.
 Tổ chức cho học sinh rung chuông vàng tìm hiểu những câu hỏi tổng hợp 
của giáo viên.
 Cách tổ chức như sau: Tôi yêu cầu lớp trưởng lần lượt đọc các câu hỏi do tôi 
soạn sẵn, yêu cầu học sinh dưới lớp, mỗi em chuẩn bị một bảng con, một viên 
phấn. Sau khi nghe lớp trưởng đọc câu hỏi, yêu cầu cả lớp nhanh tay viết đáp án ra 
bảng con, nếu bạn nào đúng sẽ được tiếp tục tham gia vào các câu hỏi tiếp theo, 
những bạn sai vẫn phải chú ý tập trung và viết kết quả vào bảng nhưng không được 
tính vào phần thi để đi đến được rung chuông vàng. Bạn nào được đi tiếp vào câu 
hỏi chung kết thì bạn đó sẽ thắng cuộc và được rung quả chuông vàng do giáo viên 
thiết kế và được nhận một phần thưởng.
 Nội dung câu hỏi: 
Câu 1: Người đi bộ cần tuân theo quy định nào?
 A. Phải đi trên vỉa hè, lề đường B. Đi bên phải mép đường 
 C. Đi ra giữa đường D. A, B, C đều đúng
Câu 2: Trẻ em dưới 7 tuổi khi qua đường phải như thế nào?
 A. Có người dắt qua B. Tự qua
 C. Có người hướng dẫn qua D. Không được qua đường
Câu 3: Khi đi qua đường ngang mọi người cần phải:
 A. Chú ý quan sát kỹ B. Không cần quan sát 
 C. Nhanh chóng vượt qua khi không có chướng ngại vật 
 D. A, B đều đúng
Câu 4: Người điều khiển xe đạp cần phải tuân thủ những quy định nào?
 A. Đạp nhanh và thả hai tay B. Đi hàng hai trở lên 
 C. Rẽ trái, phải tự do D. A, B, C đều sai
Câu 5: Người điều khiển xe đạp được phép chở bao nhiêu người?
 A. 1 B. 2 C. 3 D. 0
Câu 6: Hãy vẽ 4 loại biển báo hiệu lệnh, đường cấm, đường ngược chiều, cấm rẽ 
trái, cấm rẽ phải.
Câu 7: Em cần làm gì khi tham gia giao thông?
Nguyễn Thị Thu Hằng - 9 - Trường TH Krông Ana

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song.doc