Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt Lớp 2

doc 27 trang sangkienhay 07/02/2024 560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt Lớp 2
 Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt lớp 2
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài
 Có thể nói hầu như trong bất kỳ một ngôi trường nào, kể từ cấp tiểu học 
trở lên cũng đều có học sinh cá biệt. Chỉ có điều nhiều hay ít, nặng hay nhẹ mà 
thôi. Điều đó cũng không có gì là lạ bởi vì các em đang ở lứa tuổi mà người ta 
gọi là “nhất quỷ, nhì ma, thứba học trò”.Những học sinh cá biệt ít nhiều gây khó 
khăn cho công tác giảng dạy, làm ảnh hưởng đến việc học tập của lớp, làm đau 
đầu các thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm.Đã từng có những vụ việc 
nghiêm trọng xảy ra gây dư luận xấu trong xã hội.Vì vậy, việc giáo dục học sinh 
cá biệt cần phải coi trọng, phải nhận thức đúng đắn, giải quyết đúng mực với 
một nghệ thuật sư phạm cao. Trong thực tế vẫn có nhiều giáo viên nóng vội, 
chưa làm chủ được bản thân, phương pháp giáo dục còn nghèo nàn, đơn điệu, 
thiếu tính sư phạm dẫn đến công tác giáo dục học sinh ít hiệu quả, có khi còn có 
những vi phạm đáng tiếc, thậm chí còn có những thầy cô bị buộc phải thôi việc 
vì không kiềm chế được bản thân. Cho nên việc giáo dục học sinh cá biệt là một 
cuộc thử thách về trình độ, bản lĩnh, về năng lực sư phạm, về lòng yêu nghề và 
tình yêu thương học sinh của những người làm nhiệm vụ trồng người.
 Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta luôn quan tâm đến công tác giáo 
dục.Cùng với việc nhấn mạnh đến vấn đề học tập, Bác cũng đặc biệt chú trọng 
đến việc giáo dục đạo đức. Bác đã từng nói trong bài thơ “Nửa đêm”(Nhật ký 
trong tù):
 “Hiền dữ đâu phải là tính sẵn
 Phần nhiều do giáo dục mà nên”
 Câu nói trên là sự chiêm nghiệm của Bác về con người. Trước hết, Bác 
phủ nhận quan điểm rằng, đức tính con người là “tính sẵn”. Con người, do ảnh 
hưởng phần nhiều của sự giáo dục và môi trường sống, cùng với sự phấn đấu, 
rèn luyện của mỗi cá nhân. Người cho rằng để mỗi con người trở thành một 
người thiện, một công dân tốt, có ích cho xã hội thì sự tác động của xã hội, đặc 
biệt là quá trình giáo dục có một ý nghĩa thật to lớn. Quan điểm này hướng đến 
mục tiêu: nếu xã hội chúng ta muốn có nhiều người hiền tài,hạn chế những điều 
ác, thì xã hội cần quan tâm đến việc đào tạo thế hệ mai sau. 
Người thực hiện: Lê Hoài Vân Page 1 Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt lớp 2
họ tránh được nỗi bất hạnh lớn nhất là con cái hư hỏng.Đối với xã hội, thành 
công trong giáo dục học sinh cá biệt sẽ góp phần quan trọng trong việc giữ gìn 
an ninh trật tự xã hội và cung cấp cho xã hội những công dân tốt. 
 - Rèn cho các em cách sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng 
đồng, có hướng suy nghĩ tích cực và tự tin.
 2.2 Nhiệm vụ của đề tài
 Việc giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt là một trong những nhiệm vụ 
thiết yếu ở trong nhà trường nhằm hạn chế được những đối tượng học sinh có 
phẩm chất đạo đức chưa tốt, góp phần vào chất lượng giáo dục toàn diện của nhà 
trường.
 Giúp cho giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy 
khả năng trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục, phát hiện những năng 
khiếu, phẩm chất, năng lực của học sinh, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục 
tiểu học. 
 Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình 
và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
 3. Đối tượng nghiên cứu
 Giáo dục học sinh cá biệt Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.
 4. Giới hạn đề tài
 Học sinh lớp 2D năm học 2016 – 2017 Trường Tiểu học Nguyễn Văn 
Trỗi – xã Quảng Điền - huyện Krông Ana – tỉnh Đăk Lăk.
 5. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu.
 - Phương pháp thống kê.
 - Phương pháp điều tra.
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
 - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm học sinh.
Người thực hiện: Lê Hoài Vân Page 3 Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt lớp 2
nạn và đã có không ít học sinh từ con ngoan trò giỏi trở thành học sinh chưa 
ngoan, cá biệt thường xuyên vi phạm nội quy nề nếp, sa sút về đạo đức, học tập, 
vô lễ với giáo viên và đặc biệt nghiêm trọng là trong thời gian gần đây thường 
xuyên xảy ra những vụ bạo lực học đường. Những điều này chính là mối quan 
tâm không chỉ của giáo viên mà là của toàn xã hội.
 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
 “Học sinh cá biệt” là một thuật ngữ thường được dùng trong nhà trường, 
để chỉ những học sinh có biểu hiện chưa tốt về mặt đạo đức, lười nhác trong học 
tập, hay nói dối cha mẹ, thầy cô, bắt nạt bạn bè, ý thức kỷ luật kém, tách mình ra 
khỏi tập thể, không chấp hành nội quy nhà trường. Tuy nhiên ẩn chứa đằng sau 
sự “cá biệt” này là những hoàn cảnh rất riêng, một cá tính đặc biệt chưa được 
phát huy đúng hướng.
 Là một giáo viên chủ nhiệm lớp, qua quá trình tìm hiểu tôi nhận thấy rằng 
học sinh ở lớp đa số là con em lao động nên ít có thời gian quan tâm đến con em 
mình. Mọi vấn đề học tập của conem mình đều giao phó cho giáo viên chủ 
nhiệm. Chính vì vậy vai trò của người giáo viên đứng lớp là rất lớn.
 Vào đầu năm, qua theo dõi, tôi đã phát hiện ra hai học sinh cần chú ý đặc 
biệt hơn những học sinh bình thường. Đó là em Huỳnh Huy Hiếu và em Nguyễn 
Minh Quý.Thành tích của môn Toán và Tiếng Việt của các em chỉ đạt ở mức 
chưa hoàn thành, các em chưa nắm được kiến thức cơ bản của chương trình học.
 Những biểu hiện về năng lực và phẩm chất của hai em, tôi đã thống kê 
qua bảng sau:
 Năng lực và Phẩm Biểu hiện của học sinh
 chất Nguyễn Minh Quý Huỳnh Huy Hiếu
 Tự phục vụ, tự Thường xuyên không Hay xé sách vở để làm 
 quản mang sách vở, đồ dùng học đồ chơi.
 tập.
Năng Hợp tác Chưa biết hợp tác với các Luôn làm việc riêng 
lực bạn trong nhóm. trong giờ học.
 Tự học, giải Chưa tự thực hiện được Chưa biết tự học, em 
 quyết vấn đề các yêu cầu của giáo viên luôn bắt các bạn phải 
Người thực hiện: Lê Hoài Vân Page 5 Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt lớp 2
 Em Quý luôn tách mình ra khỏi tập thể lớp
 Đối với hai học sinh tôi nêu trên, nếu không kịp thời uốn nắn, giáo dục 
kịp thời thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sự hình thành nhân cách và năng lực của các 
em.Tuy nhiên tất cả những học sinh bình thường, thậm chí những học sinh 
ngoan trở thành học sinh cá biệt đều có nguyên nhân của nó, có thể là trực tiếp 
hoặc gián tiếp. Sau đây tôi xin đưa ra những nguyên nhân khiến các em trở 
thành học sinh cá biệt:
 * Nguyên nhân
 - Từ gia đình
Đối với học sinh lớp 2, các em đã phần nào hiểu được những chuyện trong gia 
đình nên những gia đình có bố mẹ hay bất hòa, cãi vã hoặc bố mẹ li hôn, phải 
sống với ông bà hoặc người thân thì các em sẽ dần dần bị ảnh hưởng về tâm lý 
như nhút nhát, sống khép mình, từ đó các em rất dễ bị trầm cảm. Hoặc các em 
sẽ trở nên ương bướng, ngỗ nghịch do đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc học và 
học lực bị giảm sút là điều không thể tránh khỏi.
Một số gia đình bố mẹ chỉ lo làm ăn, điều kiện kinh tế vững chắc, thường 
xuyên cho tiền con cái chi tiêu một cách bất hợp lý mà thiếu đi sự quan tâm, 
giám sát và từng ngày các em sẽ sa đọa vào cạm bẫy của xã hội mà chính mình 
Người thực hiện: Lê Hoài Vân Page 7 Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt lớp 2
học lực cũng tỉ lệ thuận với nó. Điều này sẽ dẫn đến hệ quả, các em kiến thức 
bị hổng dẫn đến mất căn bản, điểm kiểm tra thấp so với các bạn cùng lớp làm 
cho các em mặc cảm dẫn đến hiện tượng sợ bị kiểm tra, tiếp theo là chán học 
và nảy sinh ý định bỏ học. Những em này phát sinh tính xấu là nói dối thường 
xuyên tìm cách che đậy hoặc chối tội. Chính từ hiện tượng đó đã cho tôi những 
suy nghĩ là phải tìm biện pháp giúp các em lấy lại kiến thức căn bản, tinh thần 
học tập và ngoan ngoãn hơn.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
 3.1. Mục tiêu của giải pháp
 Bắt nguồn từ những khó khăn trong việc giáo dục học sinh cá biệt, tôi đưa 
ra các giải pháp hướng đến những mục tiêu sau:
 - Giúp học sinh lấy lại kiến thức cơ bản của chương trình học.
 - Giúp học sinh mạnh dạn, tự tin hơn trong cuộc sống cũng như trong
học tập.
 - Trang bị cho các em những kiến thức về giáo dục cũng như những kiến 
thức về xã hội để làm hành trang bước vào đời.
 - Giúp các em có hứng thú và niềm say mê khi bước chân vào ngôi nhà 
thứ hai của mình.
 3.2. Nội dung và cách thực hiện giải pháp, biện pháp
 a. Nội dung
 Qua tìm hiểu về thông tin và khảo sát chất lượng khi nhận bàn giao lớp, 
tôi đã suy nghĩ và đưa ra các biện pháp sau:
 - Biện pháp 1: Tìm hiểu thông tin, hoàn cảnh của từng học sinh.
 - Biện pháp 2: Lập kế hoạch chủ nhiệm và đưa ra các giải pháp để khắc 
phục.
 - Biên pháp 3: Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm và sự đoàn kết 
của tập thể lớp.
 - Biện pháp 4: Phối hợp với ban giám hiệu nhà trường, chính quyền địa 
phương, gia đình của học sinh để đưa ra những giải pháp tối ưu nhất.
 b. Cách thức thực hiện biện pháp
b.1Tìm hiểu thông tin cá nhân học sinh
Người thực hiện: Lê Hoài Vân Page 9 Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt lớp 2
 b.2Lập kế hoạch chủ nhiệm và đưa ra các giải pháp để khắc phục
 Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp dạy chữ và dạy người, hình thành 
cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo 
đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học 
trung học cơ sở, là người quyết định chất lượng cho các hoạt động giáo dục của 
lớp khi và chỉ khi giáo viên chủ nhiệm có sự định hướng, tư vấn, chia sẻ kịp thời 
trong quá trình tự rèn luyện của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm đối với lớp học 
cần phải hiểu rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc lập kế hoạch chủ nhiệm 
lớp. Kế hoạch chủ nhiệm nhằm xác định một cách chính xác cái đích mà lớp 
muốn đi đến và cần phải làm gì, làm như thế nào để đạt được điều đó, tôi đã đưa 
ra những giải pháp sau:
 * Phát huy năng lực tự học, tự quản của học sinh
 “Để nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục”, song song việc cải tiến phương 
pháp dạy của giáo viênthì việc “phát huy năng lực tự học của trò” là một yếu tố 
rất quan trọng, hai vấn đề này cần phải diễn ra một cách tích cực và thường 
xuyên trong suốt quá trình dạy học. Đây cũng là điều kiện cần và đủ để nâng cao 
chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện.
 Những năm vừa qua trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi đã rất thành công 
trong việc dạy học theo mô hình VNEN. Với phương pháp này, học sinh hiểu 
được quyền và trách nhiệm của mình trong môi trường giáo dục, được rèn các kĩ 
năng lãnh đạo, kĩ năng làm việc theo nhóm, hợp tác trong các hoạt động. Học 
tập theo mô hình trường học mới giúp học sinh phát huy được tính tự học, sáng 
tạo, tự giác, tự tin và tự chủ trong quá trình học tập. Vì vậy chúng ta cần tin 
tưởng khả năng của học sinh, các em hoàn toàn có thể tự quản được nếu có sự 
tác động đúng cách của thầy cô. Vì vậy khi xây dựng ban tự quản của lớp, tôi có 
tác động đến cả lớp để các em bầu những học sinh ngỗ nghịch, quậy phá và 
những học sinh nhút nhát, rụt rè, thích tách mình ra khỏi tập thể đảm nhiệm các 
chức vụ như: ban vệ sinh – sức khỏe, ban thư viện. Từ đó các em thấy được 
vai trò của mìnhtrong lớp và từng ngày sẽ cái thiện được những thói quen không 
tốt của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
 Ví dụ: 
Người thực hiện: Lê Hoài Vân Page 11 Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt lớp 2
*Gần gũi quan tâm đến các em hơn
 Tôi rất thấm thía với câu nói của Mạnh Tử “ nhân chi sơ bản tính thiện”( 
con người sinh ra bản tính là thiện).Cho nên, cái gì cũng có lí do của nó, không 
phải tự nhiên sinh ra con người đều xấu xa cả, ngay cả học sinh cá biệt cũng 
vậy, chắc chắn phải có rất nhiều yếu tố tác động nên các em mới như thế. Tôi 
cũng đã tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình của hai em. Em Hiếu vì bố mẹ bỏ đi nên 
phải sống với Cô và Dượng, trên người em luôn chằng chịt vết roi, em luôn nói 
những lời khiếm nhã với bạn bè nhưng tôi biết em không hiểu gì về những lời 
đó, mà chỉ nghe từ người lớn rồi nói lại với bạn bè.Hoàn cảnh của em Quý thì 
khác, bố mẹ phải đi làm ăn xa, em phải sống với bà đã lớn tuổi nên tính cách của 
em lầm lì ít nói cũng là điều dễ hiểu.Phải chăng do hoàn cảnh gia đình đã tác 
động đến việc hình thành những bản tính chưa tốt trong các em? 
 Vì vậy, các em rất cần một điểm tựa về tinh thần để các em có thể tin 
tưởng bộc bạch, sẻ chia. Hãy nhìn các em bằng ánh mắt của người cha, sự nhân 
từ của người mẹ, sự gần gũi thân thiết của người bạn để các em thấy được sự 
yêu thương của giáo viên từ đó cảm hóa được các em trở về là một học trò 
ngoan là điều không xa. Giáo viên chủ nhiệm phải thực sự thương yêu học sinh, 
coi các em như người thân của mình, cố gắng để giúp các em vượt qua những 
biến cố, những vấn đề đã xảy trong quá trình sống và nó đã trở thành vết thương 
tâm lý khó phai mờ trong tâm hồn học sinh. 
 Đối xử công bằng với tất cả các em học sinh, không thiên vị, không xử 
lý các sai phạm của học sinh theo cảm tính.Giáo viên phải tự đặt mình vào vị trí 
của học sinh để hiểu được hành vi và thái độ của các em. Giúp đỡ các em trong 
học hành, lối sống bằng sự quan tâm chăm sóc ân cần, động viên của người giáo 
viên.
 Cần có nếp sống kỷ cương, tình thương, trách nhiệm để học sinh tự nhận 
thức, tự khép mình trong những nội quy, quy chế chặt chẽ nhưng luôn được dân 
chủ bàn bạc, trao đổi, thỏa sức đóng góp trong tập thể và vì tập thể mà cống hiến 
cho tập thể, luôn gắn lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, chính là một trong những 
chuẩn mực, điều kiện để giáo dục học sinh cá biệt trở thành học sinh ngoan.
 Chính sự thân thiện, gần gũi, quan tâm của thầy cô là động lực rất lớn 
cho các em có lại được niềm tin. Thầy cô phải tạo điều kiện để các em được 
Người thực hiện: Lê Hoài Vân Page 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_hoc_sinh_ca.doc