Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả thiết bị dạy học Lớp 1, 2
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả thiết bị dạy học Lớp 1, 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả thiết bị dạy học Lớp 1, 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN PHẠM VI ẢNH HƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng xét công nhận phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng sáng kiến ở cấp huyện. Tôi ghi tên dưới đây: Tỷ lệ (%) Trình độ Số Ngày tháng Nơi công đóng góp Họ và tên Chức danh chuyên TT năm sinh tác vào việc tạo môn ra sáng kiến Trường TH Hiệu 1 Phan Thị Cửu 15/9/1980 xã Mường Đại học 100% trưởng Mít Là tác giả đề nghị xét công nhận phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng sáng kiến: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả thiết bị dạy học lớp 1,2. - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 15/9/2021 - Mô tả bản chất của sáng kiến: + Về nội dung của sáng kiến 1. Mô tả biện pháp trước khi tạo ra sáng kiến Trong những năm trước khi có sáng kiến, để tăng hiệu quả sử dụng đồ dùng hỗ trợ cho hoạt động dạy học, tôi đã triển khai thử nghiệm một số biện pháp và đã thu lại một số kết quả nhất định như sau: Biện pháp 1: Chỉ đạo nhân viên thư viện sắp xếp khoa học phòng thiết bị. * Ưu điểm: Biện pháp này giúp cho việc quản lý thư viện dễ dàng trong điều kiện nhà trường đang thiếu thốn về cơ sở vật chất, còn sử dụng phòng công vụ để sắp xếp làm phòng thiết bị trong khi số lượng thiết bị rất nhiều. Với điều kiện như vậy, rất cần sắp 3 * Ưu điểm: Việc bổ sung thiết bị là việc làm cần thiết của đơn vị nhà trường, để đáp ứng đủ nhu cầu dạy học, đây là một biện pháp quan trọng, làm phong phú thêm số lượng thiết bị trong nhà trường, giúp các thầy cô giáo có phương tiện đầy đủ hỗ trợ truyền tải đến học sinh nội dung kiến thức một cách dễ hiểu, dễ dàng. * Hạn chế: Thiết bị dạy học dành cho lớp 1,2 đã được cấp trên trang cấp đảm bảo theo danh mục trước khi bước vào năm học mới hàng năm. Chính vì vậy, trong quá trình bổ sung thiết bị dạy học nhà trường chủ yếu phát huy đồ dùng dạy học tự làm. Tuy nhiên, các đồ dùng tự làm tính thẩm mĩ chưa cao, sử dụng không được lâu dài. Trong quá trình sử dụng, giáo viên chưa hiểu về đồ dùng, chưa phát huy được hiệu quả trong tiết dạy, giáo viên còn lúng túng khi sử dụng. Để biện pháp có hiệu quả cần quan tâm đến việc cho giáo viên nghiên cứu tìm hiểu, cách sử dụng thiết bị dạy học, cách vận hành thiết bị ra sao, có thể sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả. 2. Mô tả biện pháp sau khi có sáng kiến Chương trình giáo dục phổ thông đã được triển khai thực hiện đối với tiểu học ở lớp 1, 2. Để triển khai thực hiện chương trình hiệu quả, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành trang cấp đầy đủ các trang thiết bị dạy học để nhà trường tổ chức dạy và học. Tuy nhiên, vẫn còn thầy cô còn dạy học theo lối truyền thống, còn ngại nghiên cứu, tìm tòi còn thói quen dạy chay. Để tránh lãng phí và phát huy hiệu quả cao nhất thiết bị dạy học, hơn bao giờ hết, cần có biện pháp thúc đẩy việc sử dụng thường xuyên, hiệu quả thiết bị dạy học, đó chính là động lực để tôi cải tiến làm rõ một số biện pháp để phát huy hiệu quả tại trường tiểu học xã Mường Mít trong năm học 2021-2022. 2.1. Tính mới của biện pháp Tác giá đã làm rõ hơn, cải tiến các biện pháp trước đây, có thể biện pháp này không là mới nhưng thể hiện những khía cạnh, sự khác biệt và phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Nếu như các biện pháp trước đây tập trung vào việc quản lý thư viện, đó là việc làm chủ đạo của nhân viên thư viện, chỉ đạo nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị nhưng chưa đi sâu vào việc nghiên cứu tìm hiểu 5 Đồng chí hãy nêu mức độ sử dụng thiết bị dạy học trong quá trình giảng dạy. Nếu thường xuyên sử .................................................................................... dụng, cho ý kiến ở môn ..................................................................................... nào, thiết bị gì ..................................................................................... .................................................................................... Nêu lí do bạn rất ít sử ..................................................................................... dụng hoặc không sử dụng ..................................................................................... ..................................................................................... Bạn có đề xuất gì (nếu có) ..................................................................................... Sau khi lấy thông tin, thu thập tổng hợp để đánh giá cho thấy: Tổng số giáo viên được thu thập: 30 đồng chí (giáo viên lớp 1,2 là 16) Mức độ sử dụng thường xuyên là 10/30 = 33% , thường sử dụng là máy chiếu, có 4 giáo viên chủ nhiệm sử dụng nhiều các thiết bị khác nhau là các lớp 1+2, 1A2, 2A2; 3A1 tập trung nhiều môn Tiếng Việt. Có 12/30 = 47% giáo viên vẫn thỉnh thoảng sử dụng chủ yếu là máy chiếu để tổ chức khởi động trong đó có 7 giáo viên dạy môn văn hoá (Toán, Tiếng Việt); 5 giáo viên phân công các môn chuyên. Có 08 giáo viên có ý kiến khác có sử dụng và không sử dụng, lí do sử dụng thiết bị dạy học mất nhiều thời gian, có đồng chí lúng túng chưa biết sử dụng thế nào, các đồng chí được phân cônthường xuyên nên ít hoặc không sử dụng thiết bị hỗ trợ. Có 19 ý kiến đề xuất được hướng dẫn về việc sử dụng thiết bị dạy học; 15 đồng chí xin được tư vấn trực tiếp về việc sử dụng thiết bị trong dạy học; 21 đồng chí đề xuất được nghiên cứu thiết bị; có 5 ý kiến khác là bổ sung thêm thiết bị dạy học như máy chiếu, máy chiếu vật thể. Bước 2: Đưa nội dung chỉ đạo về sử dụng đồ dùng vào kế hoạch giáo dục nhà trường và các bộ phận Trên cơ sở xác định và đánh giá tình hình việc sử dụng thiết bị dạy học, 7 Hình thức tuyên truyền: Bằng minh chứng thực tiễn, để cho giáo viên được thực hành để thấy được việc đó đúng hay chưa đúng. Việc tuyên truyền thông qua dẫn chứng cuộc sống, thông qua các buổi họp đầu năm, họp Hội đồng, thông qua việc đánh gía hiệu quả tiết dạy, sử dụng hàng tháng. Việc kết hợp nhiều hình thức tuyên truyền bao gồm tuyên truyền vận động kết hợp việc giao nhiệm vụ vừa mang tính tự nguyện vừa mang tính chất bắt buộc để giúp mỗi giáo viên thay đổi suy nghĩ, thấy có nhu cầu muốn sử dụng đồ dùng thường xuyên mới là mục đích cuối cùng của nhà quản lý. Biện pháp 2: Tìm hiểu, nghiên cứu, hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học * Điểm mới: Trước đây, khi nhận thiết bị, đồng chí nhân viên nhập vào kho, lên danh mục cập nhật hồ sơ. Ở biện pháp này cho thấy việc nghiên cứu thiết bị là khâu rất quan trọng, giáo viên kiểm tra, nghiên cứu cách thức sử dụng, sủ dụng như thế nào, sử dụng vào bài nào, hoạt động nào. Chỉ thông qua nghiên cứu thì mỗi giáo viên mới biết được có thiết bị gì, của môn nào, mới phát huy được hiệu quả của thiết bị dạy học. * Cách thực hiện Bước 1: Nhận, kiểm tra thiết bị đảm bảo số lượng, quy cách Nhà trường thành lập tổ nhận thiết bị dạy học, có Hiệu trưởng là tổ trưởng. Trong tổ nhận thiết bị đã biên chế các đồng chí dạy môn nào, tiếp nhận môn đó. Đối với thiết bị môn Toán, Tiếng Việt phân công cho các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy định mức; môn Tự nhiên xã hội, Đạo đức phân công cho 03 đồng chí đang đảm nhận môn này; môn Mĩ thuật giao cho giáo viên dạy chuyên Mĩ thuật; môn Âm nhạc giao cho giáo viên chuyên môn Âm nhạc... Tổ trưởng định hướng cho thành viên của tổ cách thức tiếp nhận: Kiểm tra số lượng, quy cách sản phẩm, chất liệu, hiệu quả... Tổ tiếp nhận phân ra theo từng nhóm kiểm tra kĩ số lượng theo biên bản giao; kiểm tra quy cách sản phẩm bằng cách đo chiều cao, chiều rộng, chiều dài, kiểm tra chất liệu, các thông số ghi chép trên sản phẩm với biên bản bàn giao... kiểm tra vận hành thử các thiết bị dùng chung như máy chiếu, máy chiếu vật thể. 9 Bước 3: Hướng dẫn, vận hành thử nghiệm cách sử dụng thiết bị Nhà trường xây dựng kế xây kế hoạch tập huấn sử dụng các thiết bị dạy học lớp 1,2, định hướng các nhóm nghiên cứu vận dụng triển khai tại các khối lớp khác, người hướng dẫn là các đồng chí trong tổ nhận thiết bị, đại diện triển khai ở các môn đã được nghiên cứu trước đây. Đại diện nhóm ở từng môn, lên giới thiệu về các thiết bị sử dụng cho môn học đó bao gồm tên, các đồ dùng được sử dụng trong ở một số bài, cách sử như thế nào. Đối với các thiết bị dùng chung thì tư vấn sâu, tư vấn rõ ở máy chiếu, máy chiếu vật thể, một số lưu ý để thiết bị vận hành tốt, hạn chế hỏng hóc. Đại diện các nhóm hướng dẫn về thiết bị dạy học từng môn và sử dụng máy chiếu vật thể Sau khi được quan sát về hướng dẫn cách sử dụng thiết bị dạy học từng môn, giáo viên toàn trường được tham quan, nghiên cứu tổng thể số thiết bị dạy học. Giáo viên chia sẻ nghiên cứu trao đổi chia sẻ có thể sử dụng thiết bị này để hỗ trợ quá trình dạy học ở các khối khác như thế nào. Giáo viên đã chia sẻ một số nội dung có thể sử dụng thiết bị dạy học lớp 2 vào dạy học lớp 3 như: 11 Bước 1: Tư vấn, hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học trên lớp Ngay từ đầu năm học, trong kế hoạch chỉ đạo của nhà trường đã triển khai đồng bộ từ nhà trường đến các tổ khối đến giáo viên. Tuy nhiên, việc kiểm tra tư vấn được nhà trường quan tâm chỉ đạo. Ngay từ đầu năm học, bên cạnh nghiên cứu, tập huấn về sử dụng, nhà trường đã chỉ đồng chí quản lý phụ trách chuyên môn, tổ khối tăng cường công tác hướng dẫn, tư vấn, trực tiếp trên các lớp học, ở tất các môn, các thiết bị tập trung các nội dung hướng dẫn như: + Cách lấy, cất đồ dùng, một số thao tác cơ bản khi sử dụng đồ dùng: Nhiều giáo viên thấy mất nhiều thời gian khi học sinh thao tác trên đồ dùng, khó kiểm soát tiết dạy nên việc đầu tiên giáo viên hướng dẫn học sinh làm quen với thiết bị dạy học, hiệu lệnh (lấy, cất), lưu ý từng đồ dùng. Giáo viên phải cho học sinh làm quen thực hành, có thể ở một vài tiết đầu học sinh chậm nhưng sau dần học sinh quen có nền nếp, giáo viên thường xuyên kích lệ bằng lời nói để giúp học sinh phấn chấn, hào hứng. + Cách thức sử dụng, thời điểm sử dụng: Nghiên cứu trước kế hoạch bài dạy, nghiên cứu thiết bị đồ dùng nào được hỗ trợ giảng dạy, sử dụng lúc nào, sử dụng như thế nào. Rất nhiều môn, thiết bị cấp đủ đến từng học sinh nên việc hình thành kiến thức mới, hướng dẫn cho giáo viên nêu cách thực hiện từng bước cho từng học sinh, nhóm đôi cùng thao tác trên đồ dùng rút ra số liệu, kết quả. + Hướng dẫn cách thức sử dụng thiết bị từng môn, ví dụ như: Đối với môn Tiếng Việt: Đối với lớp 1 với thiết bị bộ thẻ chữ học vần thực hành, học sinh ghép được 1 âm, cất thẻ, sau đó ghép âm khác...,với nội dung này thời lượng khá dài chiếm 1/4 thời gian năm học, nên tác giả đã hướng dẫn học sinh ghép mỗi vần, (tiếng chứa vần) 1 dòng của bảng gài, để so sánh với bạn, chia sẻ trước lớp, sau đó mới cất. Ngoài ra, giáo viên thay đổi ngữ liệu hình ảnh vẽ trong sách để hình thành âm , vần, tiếng, từ hay nội dung 1 bài đọc, hay luyện viết đoạn văn...(lớp 1,2) bằng hình ảnh chụp thực tế tại gia đình của học sinh, cảnh vật tại quê hương giúp học sinh hiểu nghĩa từ, hiểu nội dung bài hay kể, nói về nội dung nào đó rõ ràng, cụ thể.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_hieu.doc