Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng trong công tác chủ nhiệm Lớp 2
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng trong công tác chủ nhiệm Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng trong công tác chủ nhiệm Lớp 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc [ơ ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Trường tiểu học Đông Sơn Chúng tôi ghi tên dưới đây: Tỷ lệ(%) đóng Trình độ góp Năm TT Họ và tên Nơi công tác Chức danh chuyên vào sinh môn việc tạo ra sáng kiến 1 Vương Thị Bích Lụa 1975 Trường TH Đông Sơn Giáo viên ĐHSP 25% 2 Vũ Kim Dung 1973 Trường TH Đông Sơn Giáo viên ĐHSP 20% 3 Vũ Thị Vân 1971 Trường TH Đông Sơn Giáo viên ĐHSP 30% 4 Trương Thị Chinh 1992 Trường TH Đông Sơn Giáo viên ĐHSP 25% I. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 2 II. Nội dung 1. Lý do chọn giải pháp: Người giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học là người trực tiếp dạy dỗ các em nhiều nhất trong khoảng thời gian học ở trường. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm phải biết tổ chức, bao quát, xử lí tốt các tình huống. Đối với người giáo viên không chỉ dạy các em về kiến thức, văn hoá mà còn dạy các em về nề nếp, cách sống, cách làm người. Trong thực tế, chủ nhiệm lớp là công tác vô cùng khó khăn, phức tạp, để đạt được kết quả như mong muốn không phải là chuyện dễ dàng. Nhất là các giải pháp để giúp một số học sinh chưa tích cực trong học tập, chưa đảm bảo về mặt đạo đức. Bên cạnh đó, trong lớp vẫn có những học sinh ngoan, biết tự lo cho bản thân mình, để đạt được những chỉ tiêu của trường đề ra giáo viên chủ nhiệm gặp cũng không ít những thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi: - Thông qua Tổng phụ trách đội giáo viên có thể biết danh sách các em học sinh có khả năng tham gia công tác đội, các em có năng khiếu vượt trội về văn hoá, văn nghệ, - Gia đình học sinh, đây là một kênh không thể thiếu vì hoàn cảnh gia đình sẽ tạo nên tính cách cũng như khả năng học tập, rèn luyện của học sinh. - Ngoài việc thông qua các kênh trên thì giáo viên chủ nhiệm còn nên trực tiếp tiếp xúc với học sinh của lớp mình. Giáo viên chủ nhiệm có tiếp xúc thường xuyên với học sinh mới biết được các em biết gì, cần gì, các em là người như thế nào? Có tiếp xúc với các em mới kéo ngắn được khoảng cách giữa thầy và trò, tạo sự gần gũi thân thiện giúp các em không còn e ngại, rụt rè, chắc chắn sẽ tự tin hơn và mạnh dạn bộc bạch những việc của lớp, những thiếu sót của bản thân. - Những buổi lao động, sinh hoạt lớp, những buổi văn nghệ, thể dục thể thao là cơ hội rất dễ dàng tạo điều kiện để thầy và trò gần gũi nhau hơn, hiểu nhau hơn. Giải pháp 2: Xây dựng lớp tự quản, tích cực: Ở lứa tuổi tiểu học các em có thể phát huy khả năng tự quản, phát huy trách nhiệm của bản thân, trong mọi công việc trên tinh thần dân chủ, tôi luôn tôn trọng tin tưởng và giáo dục cho các em ý thức tự giác, tích cực phê bình và tự phê bình. Kích thích tính tự trọng và tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ ở mỗi học sinh. a. Xây dựng ban cán sự lớp: Để xây dựng một tập thể tự quản tốt, muốn ổn định nề nếp học tập thì cần có đội ngũ cán bộ, cán sự lớp năng động sáng tạo, trách nhiệm. Vì lẽ đó bầu ban cán sự lớp là một việc cần phải suy nghĩ tính toán không phải học sinh nào cũng đảm nhiệm được. Để được bầu là ban cán sự lớp cần có những yêu cầu sau đây: - Phẩm chất: Phải gương mẫu chấp hành nội qui nhà trường, ngoan ngoãn, kính trọng thầy cô giáo, hoà đồng với bạn bè và được bạn bè tin cậy. - Năng lực: Phải hoàn thành tốt các môn học, tự tin, mạnh dạn trình bày ý kiến của mình. Riêng lớp phó văn thể mĩ phải có năng khiếu về nghệ thuật hơn các bạn trong lớp. Lớp trưởng: Theo dõi mọi hoạt động của lớp điều khiển các tiết sinh hoạt hàng tuần, tổng hợp và báo cáo kết quả thi đua về mọi mặt của lớp hàng tuần, hàng tháng Với giải pháp này tôi thấy rằng phần lớn các em có sự tiến bộ vượt bậc không những về học tập mà còn về phẩm chất đạo đức. Bên cạnh đó còn đạt được nhiều thành tích trong các phong trào. Gải pháp 3: Tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần. Giáo viên chủ nhiệm cần phải xác định rõ mục tiêu của tiết sinh hoạt nhằm đề ra nội dung thực hiện thích hợp. Về phương tiện: Dựa trên nội dung mà nhà trường, Đội đề ra trong tiết sinh hoạt dưới cờ. Dựa trên các báo cáo của từng tổ, lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó văn thể mỹ, lớp phó lao động. Về tổ chức: Giáo viên chủ nhiệm thống nhất yêu cầu về nội dung, hình thức hoạt động với đội ngũ cán bộ lớp và gợi thêm vài vấn đề để các em hoạt động. + Tổng kết những ưu, khuyết điểm tuần qua. + Hướng khắc phục những mặt yếu; phát huy những mặt mạnh đã đạt được. + Đề ra kế hoạch cho tuần sau. + Tuyên dương những học sinh làm tốt trong tuần Với giải pháp này lớp đã thành lập được đội ngũ tự quản có uy tín, trách nhiệm, năng lực, bản lĩnh. Đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ chung của từng thành viên trong lớp theo nội quy, nề nếp lớp đã đề ra ngay từ đầu năm. Giáo viên luôn gần gũi, quan tâm học sinh, tuyên dương, khen thưởng các em đúng và kịp thời. Giải pháp 4: Tổ chức tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phát huy tính tích cực của học sinh Tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một tiết hình thành rất nhiều kĩ năng cho học sinh tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan mà nhiều học sinh không hứng thú với tiết này. Để lôi cuốn các em vào tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cần có một số việc làm sau đây: - Hình thức tổ chức phong phú như hái hoa dân chủ, thi đố vui, trò chơi ô chữ, tham gia giao lưu văn nghệ giữa các tổ, tổ ... nếu có cơ sở vật chất có thể ứng dụng công nghệ thông tin cho sinh động. Phối hợp các hình thức chơi trí tuệ và thể lực. - Về tổ chức, ngoài ban cán sự lớp giữ vai trò nồng cốt thì cần có sự luân phiên giữa các em học sinh, không tập trung cố định vào một số em tránh gây nhàm chán + Khen khác: Đạt 6 giải thi Violympic toán TV, toán TA , gồm 01 giải Nhất, 2 em giải nhì, 01 giải Ba, 2 giải khuyến khích. •Về phong trào nhà trường: + Đạt giải 1em giải nhất thi viết chữ đẹp Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11. + Đạt giải nhì kéo co + Quyên góp, ủng hộ Tết vì bạn nghèo đạt kết quả cao . 3. Phụ huynh: tin tưởng, yên tâm đối với việc dạy bảo của giáo viên. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng thường xuyên theo dõi và nắm được việc học hành, đạo đức của con em và có nhiều sự hỗ trợ đối với giáo viên. Phụ huynh cũng cảm thấy phấn khởi khi thấy con em mình được giáo viên quan tâm, các em có nhiều tiến bộ, các em ngày càng hoàn thiện và thành những đứa trẻ ngoan, học tốt. Bản thân giáo viên khi thấy lớp mình đạt được những mục tiêu mà mình đề ra là một sự thành công lớn. Nhìn các em vui khi nhận phiếu thưởng, quà tặng; thấy các em hăng hái thi đua học tốt, tích cực hoạt động phong trào tôi thực sự thấy hạnh phúc, thấy vui cùng niềm vui của các em và sự phấn khởi của phụ huynh học sinh . Đó chính là thành quả to lớn nhất mà người giáo viên nào cũng mong muốn đạt được. 4. Bài học kinh nghiệm - Muốn trở thành một giáo viên chủ nhiệm giỏi, khéo léo, tinh tế trong ứng xử và thành công trong việc giáo dục học sinh thì mỗi người giáo viên chủ nhiệm cần phải: - Tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao, song song với việc giảng dạy tốt các môn học theo qui định, luôn cố gắng phấn đấu làm tốt vai trò nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm. Để hoàn thành đề tài này tôi xin chân thành cảm ơn BGH nhà trường cùng các bạn đồng nghiệp trường Tiểu học Đông Sơn đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình nghiên cứu. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí! Đông Sơn, ngày 17 tháng 04 năm 2022 Ký duyệt của BGH nhà trường Đại diện tác giả sáng kiến HIỆU TRƯỞNG Vương Thị Bích Lụa
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_nang_cao_chat_luong_trong_co.docx