Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo, tổ chức nâng cao các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh Tiểu học Thanh Xuân Trung
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo, tổ chức nâng cao các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh Tiểu học Thanh Xuân Trung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo, tổ chức nâng cao các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh Tiểu học Thanh Xuân Trung

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN TRƯỜNG TIÊU HỌC THANH XUÂN TRUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO, TỔ CHỨC NÂNG CAO CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH XUÂN TRUNG Lĩnh vực : Quản lí Cấp học : Tiểu học Tên tác giả : Phạm Thị Quỳnh Hoa Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung Chức vụ : Phó Hiệu trưởng NĂM HỌC 2019 -2020 cách có hiệu quả. + Góp phần bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước, người thân, bạn bè,. Có ý thức tôn trọng và ứng xử tốt với mọi người xung quanh, kể cả các em nhỏ tuổi hơn mình ; sống hoà nhã, sẵn sàng giúp đỡ người khác, tích cực tham gia vào các công việc chung ; ý thức xây dựng môi trường sống thân thiện trong lớp học, trường học, ở gia đình và ngoài xã hội ; ý thức chấp hành tốt những nội quy, quy định của pháp luật, các chuẩn mực đạo đức,. khi tham gia vào các hoạt động như học tập, vui chơi, giải trí hoặc các hoạt động xã hội khác ở bất cứ nơi nào. Vui chơi với nội dung tốt , lại được tổ chức hợp lý đúng cách , đúng lúc ,không xâm phạm vào thời gian học thì hoạt động vui chơi ngoài tác dụng nghỉ ngơi còn có tác dụng phát triển năng khiếu , tính tình, sở thích.của các em . Thông qua hoạt động vui chơi học sinh nắm được cung cách cư xử giữa người với người , các quy tắc đạo đức, cung cách làm việc thái độ thật thà , tinh thần tập thể tính sáng tạo .hoạt động vui chơi còn phát triển ở các em khả năng ghi nhớ , trí tưởng tượng , cá tính , lòng dũng cảm, sự kiên trì, sức lao động dẻo dai. + Góp phần củng cố kiến thức đã học ở trên lớp đồng thời mở rộng các kiến thức về tự nhiên, xã hội, con người,.. .mà bài học trên lớp chưa có điều kiện và thời gian mở rộng. Mặt khác, thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp là trong đó đã xây dựng được một lớp học có nề nếp, có thói quen học tập tốt, phát huy được tính chủ động, tích cực học tập của học sinh, góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nhằm phát huy năng lực của học sinh. Với những hoạt động chỉ đạo tôi đưa ra dưới đây sẽ góp phần tạo động lực thúc đẩy các hoạt động giáo dục đạo đức, ngoài giờ lên lớp đạt hiệu quả và chất lượng cao Từ đó phát triển năng lực, giúp các em dám nói điều mình nghĩ và dám làm điều mình nói. Tôi thiết nghĩ khi các em đã tin vào bản thân, có ý thức góp sức mình cho tập thể các em sẽ muốn được đến lớp, muốn gặp bạn bè, thầy cô không chỉ để học những kiến thức khoa học mà còn để trao đổi và bồi dưỡng thêm nhiều kĩ năng, kiến thức khác trong cuộc sống. Khi đó mỗi ngày đến trường sẽ là một ngày vui, học sinh sẽ học tập hăng say hơn và kết quả đạt được cũng cao hơn. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài “Chỉ đạo, tổ chức nâng cao các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh Tiểu học Thanh Xuân Trung” với mong muốn đóng góp một số kinh nghiệm của bản thân góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. II. MỤC ĐÍCH - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu: Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động ngoài giờ lên lớp hiệu quả, thiết thực, tạo 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu việc chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng lực, nghiệp vụ các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho đội ngũ giáo viên, tổng phụ trách. - Địa bàn nghiên cứu: Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận: - Phân tích hệ thống hoá các tài liệu về việc bồi dưỡng nâng cao năng lực trình độ, nghiệp vụ các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong nhà trường. 6.2. Phương pháp điều tra - Khảo sát thực tế việc chỉ đạo - Thực trạng đội ngũ giáo viên về năng lực, trình độ. 6.3. Phương pháp phỏng vấn trò chuyện, quan sát - Trò chuyện với giáo viên, điều tra về việc bồi dưỡng nâng cao năng lực trình độ các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong nhà trường, theo dõi tham dự các buổi sinh hoạt chukhối chủ nhiệm tổ khối, dự giờ thăm lớp, công tác tự bồi dưỡng ...thử nghiệm công tác bồi dưỡng thông qua các hình thức tổ chức chuyên đề, hội giảng, hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi... - Quan sát các hoạt động tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong nhà trường 7. Thời gian nghiên cứu - Công tác chỉ đạo trong 2 năm học: 2017-2018 và 2018-2019. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: 1. Vị trí, vai trò và chức năng của giáo viên chủ nhiệm: - Giáo viên chủ nhiệm lớp là người thay mặt hiệu trưởng quản lí và tổ chức cho học sinh lớp mình học tập, rèn luyện đạt mục tiêu đào tạo, là người chủ chốt của nhà trường làm công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh lớp mình chủ nhiệm. Giáo viên cũng là cầu nối giữa lớp với các giáo viên bộ môn, ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể và hội cha mẹ học sinh. - Giáo viên chủ nhiệm có chức năng phát hiện, bồi dưỡng, cử đội ngũ cán bộ lớp và phân công nhiệm vụ nhằm giúp các em tổ chức thực hiện tốt mọi hoạt + Về phía học sinh: Học sinh sớm biểu hiện nhiều năng khiếu, nhiều em có những khả năng nổi trội, tự tin và bản lĩnh Học sinh trường tôi đa số là con của cán bộ công chức, ở các khu chung cư cao tầng. Về cơ bản các em rất ngoan ngoãn, biết vâng lời thầy cô tuy nhiên chưa thực sự tự tin và năng động. Mặt khác vì điều kiện gia đình cũng tương đối khá giả nên nhiều em đã được tiếp xúc với điện thoại, máy ảnh, máy tính bảng, internet,... các em thường tìm niềm vui ở các trò chơi điện tử, truyện tranh, những thông tin trên mạng,.. Còn khi đến trường, các em dường như chỉ xác định công việc chính và duy nhất là học kiến thức. Vì vậy, thời gian đầu, các lớp học rất trầm, các em chỉ làm theo răm rắp những yêu cầu của giáo viên chứ không có bất kì một sự phản hồi ngược nào. + Môi trường sống: Thời gian sinh hoạt của học sinh tiểu học ở trường là tương đối nhiều. Mỗi một ngày đến lớp, học sinh không chỉ học kiến thức từ các thầy cô giáo mà còn được học cả cách ứng xử, nói năng từ các thầy cô và từ chính các bạn của mình thông qua các hoạt động học tập, vui chơi, ăn trưa, ngủ trưa tại lớp.Vì vậy các HĐNGCK nếu được tổ chức một cách hợp lí sẽ đem lại kết quả giáo dục cao cho học sinh cả về trí tuệ, đạo đức, kĩ năng sống. + Phụ huynh học sinh Phụ huynh đã có cái nhìn thoáng hơn về việc học tập của con em mình: không phải chỉ chú trọng học văn hóa: Toán, Tiếng Việt mà còn tạo điều kiện cho con em được phát triển ở các khía cạnh khác nữa như tham gia các Câu lạc bộ : Múa, Hát, Đàn, Vẽ, Khiêu vũ, Thể dục thể thao... Quan tâm đến việc phát triển toàn diện cả năng lực, phẩm chất cho con em mình. 2. Khó khăn: - Thời gian cho một tiết HĐNGCK thường chỉ có 40 phút nên để tổ chức cho học sinh được vui chơi là hết sức hạn chế. - Giáo viên tiểu học phải làm rất nhiều các công việc giảng dạy khác, chăm sóc học sinh bán trú, chấm chữa bài, hồ sơ sổ sách .... nên chưa đầu tư nhiều cho các tiết HĐNGCK. - Để tổ chức được các hoạt động cần có một nguồn kinh phí nhất định dù không lớn nhưng cũng ảnh hưởng tới đồng lương vốn đã eo hẹp của giáo viên. - Khi tổ chức những hoạt động này nếu không hợp lí, khéo léo sẽ làm ảnh hưởng đến công việc học tập và các sinh hoạt khác của học sinh ở trường. năm học. - Kế hoạch đưa ra cần lựa chọn biện pháp, phương pháp đa dạng và phong phú để thực hiện cho từng đối tượng học sinh trong lớp. - Tránh việc đưa ra các biện pháp giáo dục không phù hợp hoặc quá mức mà ở lứa tuổi các em không thể thực hiện được. Nếu vậy thì sẽ không có tác dụng hoặc tác dụng ngược lại, giáo viên chủ nhiệm sẽ gặp khó khăn rất nhiều hoặc sẽ thất bại. - Qua một tuần, tháng, học kì, giáo viên chủ nhiệm có đánh giá, tổng kết việc thực hiện kế hoạch chủ nhiệm của mình. So sánh sự tiến bộ của từng học sinh qua từng thời điểm. Rút ra được kinh nghiệm để bổ sung hoặc điều chỉnh các biện pháp cho phù hợp hơn (việc tổng kết này sẽ được đánh giá cụ thể trong tiết sinh hoạt lớp cuối tuần). - Kế hoạch chủ nhiệm được Hiệu trưởng nhà trường xem xét và phê duyệt ngay từ đầu năm học 4. Chỉ đạo thực hiện nội dung chương trình HĐNGCK: Nội dung chương trình HĐNGCK của các khối lớp là giống nhau nhưng việc áp dụng cho mỗi khối, mỗi lớp hay mức độ hoạt động cho từng nội dung lại khác nhau. Người giáo viên chủ nhiệm cần linh hoạt trong việc thực hiện nội dung chung và những nét đặc thù riêng của khối mình, lớp mình và đối tượng học sinh mình phụ trách. 4.1. Các hoạt động trong tiết sinh hoạt lớp 4.2. Các hoạt động theo chủ điểm tháng: - Tháng 9: Em yêu trường em - Tháng 10: Em yêu Hà Nội - Tháng 11: Kính yêu thầy cô giáo - Tháng 12: Cháu yêu chú bộ đội - Tháng 1+2: Mừng Đảng, mừng Xuân - Tháng 3: Yêu quý mẹ và cô giáo - Vững bước tiến lên Đoàn - Tháng 4: Chào mừng ngày Giải phóng miền Nam - Tháng 5: Mừng ngày sinh nhật Bác 4.3. Các hoạt động theo chủ đề: - Giáo dục An toàn giao thông - Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh - Giáo dục bảo vệ môi trường - Giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích - Giáo dục quyền - bổn phận trẻ em - Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc - Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, biển đảo... 7. Chỉ đạo việc phối hợp với phụ huynh học sinh, xây dựng mối quan hệ giữa gia đình - nhà trường - xã hội: Trong việc giáo dục học sinh thì vai trò của nhà trường là rất quan trọng nhưng không phải là tất cả. Bên cạnh nhà trường cần có sự phối hợp của gia đình và xã hội. Gần nhất là sự phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh học sinh. Khi nhận được sự phối hợp, ủng hộ của phụ huynh thì công tác chủ nhiệm của giáo viên sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Để tổ chức các hoạt động được thành công, giáo viên chủ nhiệm cần nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của bản thân học sinh và phụ huynh. Muốn vậy ngay từ đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm phải là cầu nối giữa ban giám hiệu với ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp mình giúp họ nắm được các hoạt động của nhà trường trong năm học, tạo sự đồng thuận, sự ủng hộ từ phía phụ huynh học sinh đối với nhà trường. Từ đó, chính ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp sẽ là cầu nối vững chắc giữa giáo viên chủ nhiệm với từng phụ huynh học sinh. 8. Chỉ đạo việc vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thết kế giáo án, chương trình cho từng hoạt động cụ thể: Việc thiết kế được các giáo án, xây dựng chương trình cho từng hoạt động cụ thể đóng một vai trò rất quan trọng vì nó là nhân tố quyết định cho sự thành công khi tổ chức mỗi hoạt động. Bên cạnh đó việc ứng dụng công nghệ thông tin, phối hợp sử dụng các đồ dùng dạy học không chỉ giúp cho giáo viên thuận lợi hơn khi tổ chức mà còn nâng cao hiệu quả tác động tới học sinh. Ví dụ cùng là chương trình đón Noel, nếu giáo viên không lập trước kế hoạch cụ thể mà chỉ chuẩn bị thông tin về ngày Noel rồi lên đọc cho học sinh nghe thì các em sẽ không mấy hứng thú. Những học sinh đã tìm hiểu rồi thì các em sẽ không nghe nữa. Những học sinh chưa tìm hiểu thì cũng không thể nhớ nổi hết những thông tin mà giáo viên đưa ra và chương trình hôm đó diễn ra thật nhạt nhẽo, không đọng lại gì trong đầu học sinh. Nhưng nếu giáo viên có sự chuẩn bị kĩ càng, chi tiết, xây dựng từng hoạt động rõ ràng và tổ chức dưới nhiều hình thức thì chương trình chắc chắn sẽ thành công hơn. Đặc biệt, nếu giáo viên biết ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng hợp lí các thiết bị dạy học hiện đại như máy chiếu, máy tính, loa, ... tạo ra các hiệu ứng âm thanh, hình ảnh sinh động thì học sinh sẽ vô cùng thích thú, chương trình chào Noel sẽ trở thành một kỉ niệm vui khó quên của học sinh. Vì giới hạn của đề tài, tôi chỉ đưa ra kế hoạch chi tiết cho một số hoạt động tiêu biểu, còn các hoạt động khác, tôi chỉ nêu các bước chính trong phần cách tiến hành. 8.1. Các hoạt động trong tiết sinh hoạt lớp: - Theo phân phối chương trình, mỗi tuần có 2-3 tiết HĐNGCK, trong đó có
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_chi_dao_to_chuc_nang_cao_cac_hoat_dong.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo, tổ chức nâng cao các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh Tiểu họ.pdf