Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh Lớp 2
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh Lớp 2
Phần 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Việt 3. Tác giả: Họ và tên: Nhữ Thị Vân Giới tính: Nữ Ngày tháng/năm sinh: 01/10/1988 Trình độ chuyên môn: ĐHSP Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Hùng Thắng Điện thoại: 0982122981 4. Đồng tác giả: không 5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Hùng Thắng 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường Tiểu học Hùng Thắng - Bình Giang - Hải Dương. 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có lòng yêu nghề, yêu trẻ, tận tâm trong công việc và luôn quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. - Nhà trường có đủ cơ sở, vật chất trang thiết bị dạy học để học sinh được học 2 buổi/ngày. 8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2014 - 2015 HỌ TÊN TÁC GIẢ (KÝ TÊN) XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN đã đưa ra một cách thức giúp HS khắc phục được những hạn chế trong khi viết đoạn văn ngắn. + Ứng dụng Công nghệ thông tin vào giảng dạy để giúp giáo viên tiết kiệm thời gian và truyền tải được nhiều ngữ liệu hơn. Học sinh được quan sát và tiếp nhận thông tin một cách phong phú . + Thay vì đặt ra hệ thống câu hỏi trong việc hướng dẫn học sinh ở tất cả các tiết gây sự nhàm chán, tôi đã đưa ra sơ đồ tư duy giúp học sinh dễ dàng hơn trong khi viết các đoạn văn ngắn. + Sáng kiến góp phần khắc phục được hạn chế về cách viết một đoạn văn ngắn với câu văn cộc lốc, không đúng ngữ pháp, hay câu văn không rõ ràng, sự sắp xếp các câu văn không lôgíc....Qua đó bồi dưỡng lòng say mê yêu thích con người, cảnh vật xung quanh các em. + Góp phần vào đổi mới cách dạy Tiếng Việt, giúp học sinh có kĩ năng viết đoạn văn ngắn trong phân môn Tập làm văn lớp 2 theo hướng phát huy tính cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. - Từ cách đổi mới phương pháp dạy của thầy góp phần đổi mới cách học của trò. Phát huy hết khả năng tự phát hiện của học sinh thông qua cách tổ chức câu, ý sao cho lôgíc, cách sử dụng từ chính xác và hay khi viết. Trong sáng kiến này, tôi cũng đưa ra một vài đề xuất nhỏ gửi đến Phòng giáo dục, nhà trường, địa phương, phụ huynh đặc biệt là với các thầy cô (những người có vai trò cơ bản quyết định chất lượng giáo dục của học sinh) để giúp cho việc dạy học đạt kết quả tốt hơn. giờ thăm hỏi một số lớp, tôi nhận thấy các em còn lúng túng, nhiều học sinh làm bài chưa đạt yêu cầu. Các em thường lặp lại câu đã viết, dùng từ sai, cách chấm câu còn hạn chế có em viết không đúng yêu cầu của đề bài hoặc có những bài làm đảm bảo về số câu nhưng viết không đủ ý.Việc dạy cho học sinh viết đoạn văn chính là quá trình giáo viên khơi dậy sự hiểu biết và cảm nhận của các em về người, vật và cuộc sống xung quanh. Điều đó đòi hỏi giáo viên dạy cho học sinh có cách tổ chức, sắp xếp câu, ý sao cho lôgíc, cách sử dụng từ chính xác và hay khi viết. Song thực tế chỉ ra rằng một số học sinh lớp 2 khó nhận thức được việc sắp xếp ý (cảm nhận của mình) theo trật tự đúng. Vốn sống của các em còn hạn chế, do đó khi diễn đạt học sinh gặp rất nhiều khó khăn. Sự sắp xếp tổ chức câu trong đoạn còn rời rạc. Các câu độc lập về nội dung chưa có sự liên kết và lôgíc ... Đôi khi các em còn viết câu không rõ ý, từ lặp lại nhiều. Là một giáo viên đã từng mấy năm dạy lớp 2, tôi rất băn khoăn và trăn trở: Làm thế nào để giúp các em thực hiện được mục tiêu đã đề ra? Bản thân tôi luôn cố gắng để tìm ra những biện pháp nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. Đây là lí do tôi chọn và viết Sáng kiến với nội dung: “ Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2” nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy - học phân môn Tập làm văn lớp 2. 2. Cơ sở lí luận của vấn đề. 2.1 Tìm hiểu thực trạng. Học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 2, các em vừa chuyển hoạt động chủ đạo từ vui chơi sang học tập. Các em hiếu động, ham chơi, sự tập trung cho học tập và chú ý chưa cao. Tư duy của các em nặng về trực quan cụ thể, tư duy trừu tượng chưa phát triển. Do đó, khi tổ chức dạy học, giáo viên phải linh hoạt sáng tạo thì mới có hiệu quả. 2.2. Tìm hiểu nội dung chương trình, sách giáo khoa. Như chúng ta đã biết, ở lớp 1 học sinh mới chỉ dừng lại ở mức độ tập nói cuộc sống đến tri thức về văn học, khoa học, thường thức.) có liên quan đến đề bài. Bài tập làm văn là sản phẩm của vốn sống, năng lực tư duy, năng lực giao tiếp, sự thành thạo trong việc sử dụng ngôn ngữ nói và viết trong cuộc sống hằng ngày của học sinh. Là môn học công cụ, phân môn Tập làm văn giúp cho học sinh nắm vững đơn vị tri thức cơ bản của khoa học Việt ngữ. Trên cơ sở hình thành kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết đạt đến trình độ đúng. Tạo điều kiện cho học sinh nắm được tri thức khoa học mới. Vì vậy dạy học sinh tiếp thu kiến thức mới về cách viết một đoạn văn hay, đủ ý, gọn lời là góp phần không nhỏ vào việc hình thành mục tiêu giáo dục đào tạo. 2.3.2. Nhiệm vụ : Làm văn có nghĩa là tạo lập văn bản. Nhiệm vụ chính của phân môn Tập làm văn là rèn luyện cho học sinh kỹ năng tạo lập văn bản. Ở đây thuật ngữ “ văn bản” được dùng để chỉ sản phẩm hoàn chỉnh của lời nói trong một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Đó không nhất thiết là một bài văn gồm nhiều câu; nhiều đoạn; cũng không nhất thiết phải ở dạng viết; càng không phải chỉ là loại văn kể chuyện hay miêu tả theo phong cách nghệ thuật. Trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, sản phẩm lời nói mà một người tạo lập được có thể chỉ là một câu chào, một lời cảm ơn hay một vày dòng thăm hỏi, chúc mừng trên tấm thiếp....Đối với lớp 2, dạy Tập làm văn là trước hết là rèn luyện cho học sinh kỹ năng phục vụ học tập và giao tiếp hàng ngày, cụ thể là: + Dạy các nghi thức lời nói tối thiểu, như: chào hỏi, tự giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, yêu cầu, khẳng định, phủ định, tán thành + Dạy một số kỹ năng phục vụ học tập và đời sống, như : khai bản tự thuật ngắn, viết những bức thư ngắn, nhận và gọi điện thoại, đọc và lập danh sanh sách học sinh, Cuối cùng, cũng như các phân môn và môn học khác, phân môn Tập làm tốp đầu của huyện trong phong trào về các cuộc thi. Các em học sinh rất ham tìm tòi, hiểu biết, luôn tích cực tham dự các hoạt động Đội - Sao nhi đồng. Hầu hết các em học sinh là con em nông dân nhưng các em đều được gia đình, nhà trường quan tâm, giáo dục các em ngay từ nhỏ nên các em đều ngoan và có ý thức tốt. 3.1.1 Khó khăn. Do đặc điểm tình hình địa phương là vùng nông thôn, điều kiện kinh tế khó khăn, nên việc nhận thức của một số phụ huynh cho con em mình đi học còn hạn chế hơn các vùng ở thị trấn, thành phố .Việc đầu tư sách, vở, sách tham khảo hay điều kiện được đi tham quan, dã ngoại cũng vô cùng khó khăn.Thêm vào đó môi trường sống ở vùng nông thôn ít nhiều ảnh hưởng cũng đến quá trình tiếp thu kiến thức của trẻ. Là lớp đầu cấp (sau lớp 1) nên các em còn hạn chế khả năng giao tiếp, ngôn ngữ còn hạn hẹp về vốn từ. 3.2. Về kiến thức trong sách giáo khoa: Nói chung kiến thức trong sách giáo khoa được sắp xếp một cách hợp lí, lôgíc đi từ đơn giản đến phức tạp, từ cách nhìn thực tế đến sự vận dụng vốn sống, vốn hiểu biết để viết đoạn văn. Học sinh được dạy các kĩ năng kể (tả) đơn giản. Song không phải kể lại hoặc tả lại câu chuyện cảnh vật theo nội dung bài tập đọc dựa vào lời kể (tả) của tác giả mà các em được kể (tả) những gì có và diễn ra trong cuộc sống xung quanh. Điều này đã phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong kĩ năng viết đoạn. Do đó, ta có thể khẳng định rằng: Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 đặc biệt chú trọng tới rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh. 3. 3 . Những khó khăn hạn chế khi dạy học sinh lớp 2 viết đoạn văn. 3.3.1. Về phía giáo viên: - Một số giáo viên chưa coi trọng việc rèn viết đoạn văn cho học sinh cách dạy của giáo viên còn đơn điệu, lệ thuộc một cách máy móc vào sách giáo viên, hầu như rất ít sáng tạo, chưa linh hoạt, chưa cuốn hút được học sinh. Cách của học sinh vẫn được lặp lại trong bài. 3.3.2. Về phía học sinh Các em học sinh lớp 2 vốn sống còn ít, vốn hiểu biết về Tiếng Việt còn rất sơ sài, chưa định rõ trong giao tiếp, viết văn câu còn cụt lủn. Hoặc câu có thể có đủ ý nhưng chưa có hình ảnh. Các từ ngữ được dùng về nghĩa còn chưa rõ ràng. Việc trình bày, diễn đạt ý của các em có mức độ rất sơ lược, đặc biệt là khả năng miêu tả. - Học sinh có hứng thú trong giờ Tập làm văn song chủ yếu tập trung vào các bài tập làm miệng với các yêu cầu nói lời cảm ơn, xin lỗi, đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu... Học sinh thích thú nói về các con vật, người, quang cảnh và những gì diễn ra xung quanh. Song vốn từ các em còn chưa nhiều, kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ viết của học sinh còn hạn chế nên đôi khi các em chưa nhận ra được sự khác biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Ví dụ: Khi học bài tập làm văn tuần 10: Dựa theo lời kể bài 1 hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) kể về ông, bà hoặc người thân của em. Bài viết của học sinh Bà em đã lên 60 tuổi rồi . Da mịn màng. Tóc dài và thẳng. Bà cho em bim bim. Bà rủ em đi chợ sau đó hai bà cháu lại đi chơi." - Học sinh thường viết theo ý hiểu bằng ngôn ngữ của mình cho nên câu văn chưa giàu hình ảnh, dùng từ chưa phù hợp. Ví dụ: Cũng viết đoạn văn ngắn kể về ông, bà hoặc người thân ở bài tập làm văn nói trên có một học sinh viết: “ Ông em 70 tuổi. Ông là nghề làm vườn. Hôm nào ông cũng đi tập thể dục bằng xe đạp.” - Một số bài viết của học sinh còn lộn xộn về câu, ý, dùng từ chưa đúng vào văn cảnh, câu rời rạc thiếu sự liên kết. Ví dụ: Đây là đoạn văn của một học sinh khi viết đoạn văn tả về một loài chim mà em thích ( Tập làm văn tuần 21) như sau: 3.4.2. Chưa biết dùng từ, đặt câu,. Vốn từ của học sinh lớp 2 còn nghèo nàn, chưa hiểu hết nghĩa của từ, chưa hiểu nhiều về cấu tạo của câu nên khi viết đoạn văn các em còn nhiều hạn chế. Các em không biết viết thế nào, viết từ đâu để thành một đoạn văn. 3.4.3. Chưa có kỹ năng sắp xếp câu thành đoạn. Từ chỗ nói chưa thành câu, nói câu cộc lốc nên khi viết các em bị chi phối nhiều. Hơn nữa các em còn không biết viết câu nào trước, câu nào sau, viết chưa thành câu đã chấm hết câu, viết xuống dòng tùy tiện do vậy nhiều bài văn của các em viết không thành đoạn theo dung yêu cầu. 3.4.4. Giáo viên dạy phần lý thuyết chưa tốt. Nhiều giáo viên chưa chuẩn bị kĩ nội dung bài trước khi lên lớp, chưa thực sự đổi mới phương pháp, chưa tự giác tự nghiên cứu trau dồi thêm chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ công tác giảng dạy. 3.5. Tiến hành khảo sát - Sau khi dạy xong bài tập làm văn tuần 8 tôi khảo sát 2 lớp: lớp 2A và 2B với đề bài như sau : Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu kể về cô giáo lớp 1 của em. • Thời gian: 25 phút Kết quả đạt được như sau: Điểm 9-10 7- 8 5- 6 Dưới 5 Lớp Sĩ số SL % SL % SL % SL % 2B 25 2 8 8 32 8 32 7 28 2A 23 1 4 6 27 9 39 7 30 - Nhìn vào bảng số liệu ta nhận thấy ngay rằng tỉ lệ bài viết điểm 9-10 rất ít mà tỉ lệ điểm 5- 6 và dưới 5 cao. - Khi viết đoạn văn kể về cô giáo, các em thường bộc lộ các điểm yếu sau: (Cây đa quê hương- TV2 - tập 2) “ Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Bầu trời ngày thêm xanh. Nắng vàng ngày càng rực rỡ.Vườn cây lại đâm chồi, nảy lộc. Rồi vườn câu lại ra hoa.Hoa bưởi nồng nàn....” ( Mùa xuân đến- TV 2- tập 2) “ Chim đại bàng chân vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất. Mỗi lần đại bàng vỗ cánh lại phát ra những tiếng vi vu vi vút từ trên nền trời xanh thẳm, giống như có hàng trăm chiếc đàn cùng hòa âm.” ( Chim rừng Tây nguyên- TV2- tâp 2) Câu văn, đoạn văn nào hay giáo viên nên hướng đẫn học sinh ghi chép lại. Tích lũy vốn văn học càng nhiều, ý tưởng văn chương của các em càng phong phú. Như vậy Tập đọc và Tập làm văn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Dạy tốt Tập đọc sẽ giúp học sinh có năng lực cảm thụ văn học, làm giàu hình ảnh... Để vận dụng vào viết văn và ngược lại. 4.1.2. Với phân môn Luyện từ và câu: Cần chú ý làm giàu vốn từ cho học sinh nhất là những từ chỉ hoạt động, trạng thái, từ ngữ về tình cảm, từ chỉ đặc điểm, tính chất. Ví dụ: Tìm những từ chỉ đặc điểm về tính tình của một người ( Bài 2 trang 122-TV2- tập 1) giáo viên cho học sinh thi đua làm bài theo nhóm. Nhóm nào tìm được từ đúng và nhanh nhất nhóm đó là nhóm thắng cuộc. Gọi một số nhóm đọc bài của mình. Ví dụ: tốt, ngoan, hiền, chăm chỉ, chịu khó, siêng năng, dịu dàng, dũng cảm, thật thà... Nhờ vốn từ này các em có thể vận dụng vào Tập làm văn khi kể về Gia đình em, về người thân của em, về anh chị em. VD: Hãy viết từ 3 đến 4 câu kể về anh, chị, em ruột (hoặc anh, chị, em họ)
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_ren_ki_nang_viet_doan_van_ch.docx