Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Lớp 2 qua công tác chủ nhiệm

doc 14 trang sangkienhay 12/11/2023 1461
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Lớp 2 qua công tác chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Lớp 2 qua công tác chủ nhiệm

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Lớp 2 qua công tác chủ nhiệm
 1/14
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
 Thực hiện Quyết định số: 2994/QĐ BGD&DDT ngày 20/07/2010 của Bộ 
giáo dục và đào tạo triển khai giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong một số 
môn và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với học sinh phổ thông nói 
chung và học sinh tiểu học nói riêng.
 Dựa trên cơ sở những định hướng của đợt tập huấn tăng cường giáo dục 
kỹ năng sống trong các môn học được dạy theo cách lồng ghép ở bậc tiểu học.
 Mục tiêu giáo dục phổ thông đang chuyển hướng từ trang bị kiến thức 
sang trang bị những năng lực, phẩm chất cần thiết cho các em học sinh. Phương 
pháp giáo dục phổ thông cũng đã và đang được đổi mới theo hướng phát huy 
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với đặc điểm 
của từng lớp học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng 
vận dụng kiến thức vào thực tiển, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng 
thú học tập cho học sinh ...
 Kĩ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng 
xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực 
trước các tình huống của cuộc sống.
 Kĩ năng sống giúp học sinh vận dụng tốt kiến thức đã học, làm tăng tính 
thực hành. Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của 
mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. 
 Đặc biệt, rèn kĩ năng sống cho học sinh được xác định là một trong những 
nội dung cơ bản của phong trào thi đua“ Xây dựng trường học thân thiện học 
sinh tích cực” trong các trường học trong giai đoạn hiện nay .
 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là một nội dung được đông đảo phụ 
huynh và dư luận quan tâm, bởi đây là một chương trình hết sức cần thiết đối 
với học sinh. Giúp cho học sinh có những ứng xử tích cực trong giao tiếp hàng 
ngày.
 Nhiều học sinh lớp tôi thành tích học tập rất tốt, nhưng kĩ năng sống rất 
thấp (thể hiện khi giao tiếp, tham gia các hoạt động xã hội, ứng phó với những 
thử thách)
 Đó là lí do tôi chọn để viết sáng kiến kinh nghiệm năm học này: “Biện 
pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 2 qua công tác chủ nhiệm”. 3/14
 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
 a. Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học 
sinh Tiểu học:
 Việc rèn kĩ năng sống cho học sinh tiểu học có vai trò vô cùng quan trọng 
bởi đây là nền tảng, là cơ sở ban đầu hình thành cho học sinh ý thức, phẩm chất, 
nhân cách để các em được phát triển toàn diện có kỹ năng giải quyết các vấn đề 
trong cuộc sống. 
 Thông qua hoạt động trẻ có thái độ, hành vi, kĩ năng sống đúng chuẩn mực 
để chuẩn bị học lên lớp trên. Con người có kĩ năng sống tức là có đạo đức. Mà 
đạo đức là nhân cách con người, con người có nhân cách sẽ tạo ra mọi giá trị xã 
hội cũng như nhà có vững thì móng phải chắc. Nên giáo dục “Kĩ năng sống ”cho 
học sinh chính là nâng cao chất lượng hiệu quả của giáo dục.
 b. Nội dung cơ bản của việc “Rèn kĩ năng sống” cho học sinh Tiểu học.
 * Trong phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, nội 
dung thứ ba trong năm nội dung chính là “Rèn luyện kĩ năng sống cho học 
sinh”. Vậy rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là gì?
 Rèn luyện kĩ năng sống là:
 + Rèn luyện kĩ năng ứng xử , giao tiếp, hợp tác và kĩ năng làm việc theo 
nhóm cho học sinh.
 + Rèn luyện kĩ năng tự phục vụ, tự quản, tự học, tự giải quyết vấn đề 
,chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.
 * Chức năng và nhiệm vụ của giáo viên:
 - Chức năng: Giáo dục cho học sinh có kỹ năng sống đúng chuẩn mực đạo 
đức và phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.
 - Nhiệm vụ: Từ những kiến thức học tập của các môn học và phương pháp 
giảng dạy của giáo viên giúp học sinh có kĩ năng giao tiếp, ứng xử đúng với 
chuẩn mực và hành vi đạo đức. Học sinh có ý thức, có kĩ năng tự phục vụ, tự 
quản, tự học, tự giải quyết vấn đề và hoạt động theo nhóm. Rèn cho học sinh có 
thói quen chung sống hòa bình – Thân thiện với môi trường.
 c. Mục tiêu của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học:
 - Về nhận thức: Học sinh hiểu bản chất của việc rèn luyện “Kĩ năng sống” là 
rèn luyện cho học sinh những nguyên tắc, những chuẩn mực đạo đức của người 
Việt Nam trong thời kỳ mới hội nhập, phải phù hợp với mức độ, yêu cầu của lứa 
tuổi. Hiểu sự cần thiết phải rèn luyện mình để trở thành những công dân có lối 
sống tốt, có tình cảm đẹp, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước. 5/14
 3. GIẢI PHÁP TIẾN HÀNH
 Kĩ năng sống là những trải nghiệm, thực hành có hiệu quả nhất, nó giúp 
cho việc giải quyết hoặc đáp ứng với các nhu cầu cụ thể trong suốt quá trình tồn 
tại và phát triển của con người. Kĩ năng sống bao gồm cả hành vi vận động của 
cơ thể và tư duy trong não bộ của con người. Kĩ năng sống có thể hình thành 
một cách tự nhiên thông qua giáo dục hoặc rèn luyện của con người. Cho nên, 
đối với học sinh tiểu học là lứa tuổi dễ tiếp nhận và thích nghi với điều kiện môi 
trường- xã hội và các kỹ năng cơ bản để phục vụ cho quá trình học tập, hình 
thành nhân cách bản thân. Vì thế, nó đòi hỏi ở giai đoạn này các em phải được 
thoả mãn những kĩ năng tương ứng. Do vậy, dạy kĩ năng sống cho các em là 
nhằm giúp học sinh rèn luyện kĩ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống, 
có thói quen và kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng hoạt động xã hội, giáo dục cho 
các em thói quen tự rèn luyện sức khoẻ, ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng ngừa 
tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội khác xâm nhập vào trường 
học. Đối với học sinh tiểu học người giáo viên cần quan tâm đến 2 nhóm nội 
dung lớn: 
 - Nội dung cơ bản gồm: Kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, múa, hát, đi, chạy, 
nhảy..
 - Nội dung nâng cao: là sự kế thừa và phát triển các kỹ năng cơ bản dưới 
dạng thức mới hơn bao gồm: các kĩ năng tư duy lôgic, sáng tạo, suy nghĩ nhiều 
chiều, phân tích, tổng hợp, so sánh, nêu khái niệm, đặt câu hỏi.
 Vì vậy, đối với lớp 2B những kỹ năng cơ bản được xem trọng và giúp cho 
các em hình thành cơ bản những kỹ năng sống ban đầu như:
 * Nhóm kĩ năng giao tiếp- hoà nhập cuộc sống:
 Việc rèn cho các em biết giá trị thực về bản thân, về gia đình, về trường, 
lớp học, về bạn bè và thầy cô giáo, biết chào hỏi lễ phép ở trường, ở nhà và cả 
cộng đồng, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi
 Thực tế các kĩ năng cơ bản này trong nhà trường được thông qua môn đạo 
đức, môn Tiếng việt, các hoạt sinh hoạt tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên 
lớp. Giáo viên tiểu học dạy cho học sinh cách lễ phép, giao tiếp đơn thuần, 
nhưng khi vào thực tế có một số em vẫn thiếu kỹ năng giao tiếp, không có thói 
quen chào hỏi, tự giới thiệu mình với người khác, thậm chí còn nhiều em không 
dám nói, hoặc xin lỗi khi các em muốn trình bày ý kiến hay khi các em làm một 
việc gì đó sai.
 Dạy kĩ năng giúp cho các em biết hành vi đúng sai, phòng tránh tai nạn. 
Đây là kĩ năng quan trọng mà không phải em nào cũng xử lý được nếu chúng ta 7/14
 - Biện pháp 2: Giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động ngoại khóa, 
 ngoài giờ lên lớp. 
 Căn cứ kế hoạch của nhà trường mỗi tuần sẽ có một tiết hoạt động chung 
(Sinh hoạt tập thể). Căn cứ kế hoạch chương trình giáo dục kĩ năng sống của tổ 
xây dựng từ đầu năm học. Tôi nghiên cứu kĩ kế hoạch của nhà trường, kết hợp 
với chương trình kế hoạch của Đội để kết hợp giáo dục kĩ năng sống cho học 
sinh lớp mình.
 Như trong tháng 10 vừa qua có hoạt động ngoại khóa Lễ phát động “Ủng 
hộ đồng bào các tỉnh miền Trung” khắc phục thiệt hại do thiên tai, bão lũ. 
Trường Tiểu học Vật Lại đã triển khai phong trào quyên góp đến tập thể giáo 
viên, học sinh trong nhà trường. Qua hoạt động tập thể này tôi giáo dục các em 
học sinh lớp mình kĩ năng thể hiện sự cảm thông với những hoàn cảnh khó khăn, 
nhằm góp phần cùng đồng bào vùng lũ và các bạn học sinh miền Trung ổn định 
cuộc sống để tiếp tục đến trường. Các em tham gia rất tích cực, có bạn ủng hộ 
bằng số tiền mình tiệt kiệm được, có bạn ủng hộ sách vở, đồ dùng học tập 
( Hình 1)
 Trong tháng 12, trường có hoạt động giao lưu kể chuyện lịch sử với chủ 
đề “ Tiếp lửa truyền thống”. Trường đã mời các bác trong câu lạc bộ “ Nhân 
chứng lịch sử” thuộc Hiệp hội thương binh và Người khuyết tật Hà Nội tham dự. 
Qua hoạt động tập thể này đã mang đến cho thầy và trò nhà trường một chương 
trình ý nghĩa và đầy tính nhân văn, giúp các em ôn lại lịch sử vẻ vang của dân 
tộc để sống đúng, sống tốt, có ý chí vươn lên trong học tập cũng như trong cuộc 
sống.( Hình 2). Hay trong những ngày 27/7, 22/12 trường có tổ chức cho các 
học sinh quét dọn vệ sinh Nghĩa trang liệt sĩ của xã. Đây là hoạt động thường 
niên góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn”. 
Từ đó hun đúc tinh thần yêu nước của thế hệ trẻ để các em ra sức phấn đấu lao 
động và học tập xứng đáng với thế hệ cha anh đã hy sinh vì sự nghiệp xây dựng 
và bảo vệ Tổ quốc. ( Hình 3)
 Những hoạt động ngoại khóa đóng vai trò quan trọng trong giáo dục kĩ 
năng sống cho các em học sinh của nhà trường. Những hoạt động này luôn được 
tập thể giáo viên ủng hộ cũng như sự đồng tình và hỗ trợ của phụ huynh học 
sinh về vật chất lẫn tinh thần vì vậy tạo nên sự gắn bó giữa gia đình và nhà 
trường trong việc hình thành nhân cách của các em.
 Ngoài ra còn rèn luyện kĩ năng lao động cho học sinh thông qua các buổi 
lao động. Những công việc hàng ngày các em đến trường như quét lớp, quét sân 
trường, tưới nước cho cây, lau bàn ghế, sắp sách vở ngăn nắp, gọn gàng cũng 9/14
 Kĩ năng lắng nghe người khác 
 Chuẩn bị: 
 Giáo viên chia học sinh thành 2 nhóm và chuẩn bị micro không dây. 
 Cách chơi: Một nhóm hỏi và nhóm kia trả lời các câu hỏi và ngược lại..
 Sau đó, tổ chức cho học sinh thảo luận để xem ý kiến của cả nhóm về các 
cách nói lời yêu cầu, đề nghị
 Cuối cùng, giáo viên kết luận: Khi nói lời yêu cầu, đề nghị chúng ta phải 
lịch sự, tôn trọng người khác.
 * Hay khi dạy bài Kĩ năng sống: kĩ năng làm việc nhóm. Tôi tổ chức trò 
chơi “ tiếp sức”
 Mục đích:
 HS biết được những điều cần làm khi thảo luận nhóm cùng các bạn
 Phát triển kỹ năng hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau.
 Chuẩn bị:
 Các câu hỏi.
 Cách chơi:
 GV đưa ra các câu hỏi các em tiếp sức cho nhau lên bảng làm bài. Qua trò 
chơi này các em rèn kĩ năng giao tiếp, tự tin.
 - Biện pháp 4: Tuyên truyền tới cha mẹ học sinh cách dạy trẻ kĩ năng 
 sống trong gia đình.
 Xác định được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà 
trường ngay từ đầu năm học, tôi luôn tiếp xúc phụ huynh với một thái độ tích 
cực thân thiện và chia sẻ, trao đổi cụ thể với phụ huynh về tình hình con em 
mình ở trường, cùng nhau đưa ra biện pháp giáo dục phù hợp. 
 Trong buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi cũng đã chia sẻ với phụ huynh: 
Trong sinh hoạt hằng ngày, cần chú ý nâng dần kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức 
cho con em mình như: biết sử dụng đúng các quy tắc chào hỏi, xin phép, cảm 
ơn, xin lỗi, yêu cầu Biết cảm thông cảm chia sẻ buồn vui với mọi người.
 Cha mẹ cũng tập dần cho các em kĩ năng đặt mục tiêu từ những việc nhỏ 
như thói quen dậy sớm tập thể dục, đi học đúng giờ, giúp mẹ việc nhà, giữ lời 
hứa với mọi người
 Trong lớp tôi có em Kim Ngân bố mẹ li hôn, em ở với ông bà nội. Vì vậy 
em thường xuyên đi học muộn. Tôi đã đến nhà gặp và trao đổi trực tiếp với gia 
đình em. Sau lần đó em đã có tiến bộ đi học sớm hơn, tham gia tiếng trống sạch 
trường cùng các bạn và truy bài đầu giờ. 11/14
 + Sau mỗi tuần thi đua, lớp trưởng đánh giá chung các mặt hoạt động, tổ 
trưởng đánh giá cụ thể các mặt học tập cũng như hoạt động của từng thành viên 
trong tổ thông qua bảng hoa thi đua. Sau đó bầu chọn học sinh tuyên dương 
trước lớp và nhận thưởng.
 + Để tránh trường hợp một em nhận liên tục nhiều lần, theo qui ước 3 
tuần mới được nhận thưởng lại ( nếu em đó điểm nhất tổ thì chọn em điểm nhì 
tổ..)
 + Đặc biệt chú ý đến học sinh chậm trong học nhưng có tiến bộ thì tổ 
trưởng các tổ đề nghị Ban thi đua lớp tuyên dương và khen thưởng. 
 Các em rất vui và hãnh diện khi được tặng những bông hoa học tốt và 
những món quà của lớp, trường tặng. Vì thế các em không ngừng thi đua cố 
gắng thực hiện tốt để được nhận những bông hoa mà cô giáo thưởng. Đây là một 
hình thức động viên về tinh thần rất giá trị và hiệu quả. Các em sẽ nhanh nhẹn 
hơn, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự tin hơn trong cuộc sống. ( Hình 6)
 4. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
 Qua quá trình dạy giờ sinh hoạt lớp theo các biện pháp trên, bản thân tôi đã 
thu được những kết quả nhất định: tôi thấy các em có tiến bộ rõ rệt. Phần lớn các 
em đều có ý thức tốt trong việc rèn luyện các kĩ năng được thể hiện rõ qua việc 
sinh hoạt hàng ngày ở lớp, trong lời nói, các em đã biết vận dụng những lời nói 
hay, thân thiện, yêu thương vào thực tế; những lời chào, lời cảm ơn hoặc xin 
lỗi. Đã dần trở thành thói quen được các em sử dụng hàng ngày. Bước đầu tạo 
điều kiện để tôi yên tâm phấn đấu giảng dạy, thực hiện tốt chương trình thay 
sách giáo khoa phổ thông, lớp học sinh động các em hứng thú với giờ học, tiếp 
thu bài nhanh hơn, hiểu bài sâu và tốt hơn. Giờ sinh hoạt lớp thực sự diễn ra 
nhiều hoạt động phong phú, giáo viên cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái. Học sinh 
tiếp thu bài tốt, kỹ năng diễn đạt trước lớp, cách tổ chức các hoạt động để hợp 
tác với nhau trong học tập, trong lao động cách xử lý các tình huống được 
nâng lên rõ rệt, nó biểu hiện tiết học sau kết quả cao hơn tiết học trước. 
 Kết quả thực hiện các kĩ năng của 43 học sinh lớp 2B sau 1 năm học với 
kết quả như sau:

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_ren_ki_nang_song_cho_hoc_sin.doc