Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp chỉ đạo giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường cho đội viên thông qua các hoạt động Đội

doc 23 trang sangkienhay 19/03/2024 1250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp chỉ đạo giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường cho đội viên thông qua các hoạt động Đội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp chỉ đạo giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường cho đội viên thông qua các hoạt động Đội

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp chỉ đạo giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường cho đội viên thông qua các hoạt động Đội
 PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO NGHĨA HƯNG
 TRƯỜNG TIỂU HỌC NGHĨA LỢI
 BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO DỤC Ý THỨC 
GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG CHO ĐỘI VIÊN 
 THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỘI
 Tác giả: HOÀNG THỊ LAN 
 Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Tiểu học
 Chức vụ: Phó hiệu trưởng
 Nơi công tác: Trường Tiểu học Nghĩa Lợi 
 Nghĩa Hưng, tháng 5 năm 2019
 I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
 Hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài 
người. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường cũng như giữ gìn vệ sinh môi trường là 
một yêu cầu cấp thiết hiện nay của hành tinh chúng ta. Tầm quan trọng của nó 
đã vươn ra ngoài một quốc gia, một khu vực, trở thành mối quan tâm quốc tế.
 Các nhà khoa học, quản lí đã xác định một trong những nguyên nhân cơ bản 
gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người.
 “ Môi trường đang kêu cứu!” Đó là thông điệp của Trái Đất gửi tới tất cả 
mọi người trên hành tinh chúng ta. Loài người đang đứng trước những thách 
thức to lớn của môi trường do chính các hoạt động của con người gây ra. Vậy, 
chúng ta phải chủ động làm gì hay chờ đợi một sự thay đổi may mắn nào đó? 
Câu trả lời chắc chắn không phải là chờ đợi mà phải là “Hành động và hành 
động ngay từ bây giờ”. Nhiều giải pháp khắc phục và giải quyết các vấn đề môi 
trường đã được triển khai như: Giải pháp công nghệ, giải pháp quản lý, giải 
pháp kinh tế và giáo dục môi trường, nhưng giáo dục môi trường vẫn được xem 
là giải pháp có tính lâu dài, bền vững và phù hợp với điều kiện của Việt Nam. 
 Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường là một trong những biện pháp 
giáo dục hữu hiệu nhất trong những biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi 
trường và phát triển bền vững đất nước.
 Xuất phát từ sự quan tâm sâu sắc đến môi trường và chất lượng cuộc 
sống, Bộ Giáo Dục và Đào tạo đã phát động trong toàn ngành phong trào thi đua 
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Một trong những mục tiêu 
quan trọng mà Bộ quan tâm đối với cuộc vận động lớn này là ngay từ nhỏ phải 
giáo dục, tổ chức bồi dưỡng để mỗi học sinh gắn bó trách nhiệm với việc xây 
dựng trường, lớp “Xanh - sạch - đẹp”. Từ đó, sẽ dần nâng cao nhận thức, điều 
chỉnh hành vi về bảo vệ môi trường sống xung quanh của các em học sinh. Đội 
thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam. Đội hoạt 
động trong nhà trường và ở địa bàn dân cư với nguyên tắc và phương pháp hoạt 
động là giáo dục thông qua việc tổ chức ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường cho 
đội viên trong Liên đội là rất cần thiết.
 Nước ta có khoảng 24 triệu học sinh, sinh viên các cấp và gần 1 triệu giáo 
viên, cán bộ quản lí và cán bộ giảng dạy. Đây là lực lượng khá hùng hậu. Việc 
trang bị kiến thức cũng như kĩ năng giữ gìn vệ sinh môi trường cho đối tượng 
này cũng có nghĩa là cách nhanh nhất làm cho một phần ba dân số hiểu biết và 
có ý thức giữ gìn môi trường.
 Trang 2 / 23 trường của một con người phần lớn được hình thành và căn bản được hoàn thiện 
trong lứa tuổi còn ngồi trên ghế nhà trường. Công tác giáo dục môi trường sống 
trong sạch, lành mạnh bắt đầu từ mái trường nơi các em học, từ ngôi nhà nơi em 
sinh sống. Để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các em thì trước hết phải 
có nhận thức đúng đắn về môi trường, từ đó mới dẫn đến có hành vi đúng đắn 
bảo vệ môi trường.
 Nếu tổ chức Đội cùng các lực lượng giáo dục trong nhà trường biết phối 
kết hợp trong việc giáo dục bảo vệ môi trường bằng nhiều hình thức khác nhau 
thì sẽ đạt hiệu quả rất cao.Việc giáo dục bảo vệ môi trường thông qua việc 
tổ chức hoạt động, các hội thi sẽ đem đến cho học sinh những cái nhìn mới, có 
kiến thức cần thiết về tầm quan trọng của môi trường đối với cuộc sống của con 
người, điều quan trong hơn là các em được trải nghiệm với các việc làm cụ thể 
liên quan tới vấn đề bảo vệ môi trường.
 Trên cương vị của mình - với chức năng, nhiệm vụ được giao tôi không 
ngừng tìm tòi những biện pháp đề góp phần giáo dục cho các em bảo vệ, giữ gìn 
môi trường sống của chính các em, giáo dục các em tích cực xây dựng một môi 
trường sống “Xanh - sạch - đẹp”. Đây là điều kiện thuận lợi tốt nhất để thử 
nghiệm đề tài, nhất là yếu tố hiệu quả khi đề xuất các biện pháp, cách thức 
hoạt động liên quan đến đề tài bảo vệ môi trường góp phần hoàn thành tốt nhiệm 
vụ giáo dục bảo vệ môi trường của nhà trường và nhằm cụ thể hóa cuộc vận 
động xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 
 II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP KĨ THUẬT
 1. Mô tả giải pháp kĩ thuật trước khi tạo ra sáng kiến 
 Dựa vào những cơ sở trên để đề ra một số biện pháp giáo dục ý thức 
giữ gìn vệ sinh môi trường cho đội viên.
 1.1. Tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi 
trường cho đội viên. 
 Môi trường sống là tất cả những gì bao quanh chúng ta, nó có tác động 
trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự tồn tại và phát triển của các sinh vật trong đó 
có con người. Từ thế kỉ XVIII đến nay có thể coi là thời đại của văn minh công 
nghiệp với nền công nghiệp nặng đã sản xuất ra rất nhiều máy móc, công 
cụ phục vụ cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận 
tải, khoáng sản do đó, phải đối mặt với nguồn tài nguyên thiên nhiên đang 
ngày càng cạn kiệt, rác thải công nghiệp thi nhau đổ vào bầu không khí, sông, 
suối làm môi trường sống bị xâm phạm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, ý thức bảo 
vệ môi trường, giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp của con người còn thấp.
 Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường cần phải được bắt đầu ngay 
hôm nay và bắt đầu từ các em học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường - những 
 Trang 4 / 23 Kết quả trong năm học 2018 - 2019, Liên đội đã đạt được như sau:
 Về giáo dục phẩm chất và năng lực: 
 Năng lực Phẩm chất
 TS Chưa Chưa
 Tốt % Đạt % % Tốt % Đạt % %
 đạt đạt
 423 225 53,1 192 45.39 6 1.51 230 54,3 186 44 7 1.7
 Về giáo học tập:
 T/số Hoàn thành Tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
 Môn
 HS SL % SL % SL %
 Toán 191 45.15 223 52.72 9 2.13
 423
 TV 211 49.88 203 48 9 2,12
 Khoa 92 53.49 80 46.51 0
 172
 Sử + Địa 85 49.42 87 50.58 0
 Tiếng Anh 423 157 37.12 261 61.7 5 1.18
 Tin học 249 105 42.12 144 57.83 4 0.05
 Bản thân giáo viên tổng phụ trách được tạo điều kiện đầy đủ tham gia các 
lớp chuyên đề do trường và các cấp tổ chức và được học tập nâng cao kỹ năng 
nghiệp vụ Đội.
 2. Thực trạng ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường tại Liên đội: 
 2.1. Mục tiêu khảo sát: Đánh giá nhận thức của đội viên về ý thức giữ gìn 
vệ sinh môi trường. 
 2.2. Nội dung khảo sát: Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường cho 
đội viên. 
 2.3. Cách tiến hành khảo sát: Phát phiếu điều tra cho 30 em cán bộ Đội về 
ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.
 2.4. Kết quả:
 - Khảo sát kiến thức và nhận thức về môi trường của đội viên: Thời điểm 
khảo sát vào ngày 15/10/2018 (kết quả có được từ việc tiến hành điều tra ngẫu 
nhiên bằng 5 câu hỏi trắc nghiệm – có câu hỏi kèm theo ở phần phụ lục (bảng 
câu hỏi số 1)
 Trang 6 / 23 Nguyên nhân chủ quan: Mặc dù việc giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi 
trường những năm gần đây đã được Ban Giám Hiệu nhà trường quan tâm song 
vẫn chưa quan tâm đúng mức, Liên đội đã phát động thi đua bảo vệ môi trường, 
tuyên truyền qua chương trình phát thanh măng non, các hoạt động Đội... nhằm 
giáo dục, giữ gìn và bảo vệ môi trường song còn chưa được thường xuyên, chưa 
phong phú, đa dạng về hình thức nên không thu hút được đông đảo học sinh 
tham gia.
 Các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường do nặng về công tác 
chuyên môn nên vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường còn xem nhẹ, dẫn đến hầu 
hết các em chưa có kiến thức, chưa nhận thức đúng về môi trường.
 Với những thực tế trên dẫn đến công tác giáo dục giữ gìn vệ sinh môi 
trường của nhà trường đạt hiệu quả chưa cao nên chưa giúp các em thay đổi 
hành vi của mình. Việc giáo dục môi trường cần phải thực hiện thông qua những 
hoạt động cụ thể thường xuyên hơn, sinh động hơn, dần dần tiến tới không chỉ 
nâng cao về mặt nhận thức mà còn hình thành các thói quen tốt trong giữ gìn vệ 
sinh môi trường.
 Với thực trạng như đã nêu, trước khi tôi thực hiện đề tài này, nguyên nhân 
ý thức bảo vệ môi trường của các em chưa cao bởi hiệu quả của công tác tuyên 
truyền thấp, các em chưa tự giác trong việc giữ vệ sinh môi trường, chưa có 
những hiểu biết cần thiết về bảo vệ môi trường, quan trọng hơn là các em chưa 
hiểu được những tác động của các em sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi 
trường và ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống con người.
 Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, tôi đã phỏng vấn một số giáo viên, cán bộ 
đội trong Liên đội về nguyên nhân dẫn đến ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của 
đội viên trong Liên đội còn chưa cao và nhận được một số câu trả lời như sau:
 Theo ý kiến của giáo viên chủ nhiệm lớp 5A cho rằng các em mới chỉ biết 
đến khái niệm môi trường, tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường qua việc 
lồng ghép giáo dục môi trường ở môn Tự nhiên xã hội, Đạo đức, Tiếng Việt. 
song các em chưa có một “tiết học” thực sự về môi trường, do vậy chưa gây ấn 
tượng thậm chí còn bị xem nhẹ bởi các em cho rằng đây là những kiến thức phụ...
 Cũng trả lời cho câu hỏi trên, em Nguyễn Vũ Lân, Chi đội trưởng chi đội 
5C lại cho rằng: các sân chơi để nhằm giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi 
trường của nhà trường còn chưa thực sự sinh động, hấp dẫn, thu hút đông đảo 
các em.
 Ngay từ đầu năm học 2018– 2019 dựa vào những tồn tại trên. Sau khi lên 
kế hoạch năm học, kiện toàn Ban chỉ huy Liên đội, kết hợp với những điều kiện 
thuận lợi, những tiềm năng nhà trường đang có, tôi đã thử nghiệm một số biện 
 Trang 8 / 23 nước khi bị ô nhiễm... thông qua các giờ sinh hoạt chào cờ đầu tuần, sinh hoạt 
ngoại khóa để các em tự mình được trải nghiệm và xử lý tình huống cụ thế. Qua 
đó giúp các em thấy được những hành vi, việc làm sai trái từ đó rút ra bài học 
cho bản thân.
 Hình ảnh các em tham gia hội thi “Rung chuông vàng”
 Tiểu phẩm “ Câu chuyện dòng nước”
 Trang 10 / 23 Các em quét dọn vệ sinh, trang trí lớp học
 Hình ảnh lớp 2C
 3.2. Nhóm biện pháp tổ chức hoạt động bảo vệ môi trường.
 Mục tiêu của nhóm biện pháp này: Nhằm đem đến cho đội viên kĩ năng 
về những việc làm đơn giản nhất, gần gũi nhất để giữ gìn môi trường.
 3.2.1. Chăm sóc công trình măng non 
 Từ đầu năm học tôi đã tham mưu cho Ban Giám hiệu nhà trường kế hoạch 
thực hiện “Công trình măng non”, mỗi chi đội 1 bồn hoa. Tôi phát động các em 
 Trang 12 / 23 “Xanh - sạch - đẹp” trong khuôn viên nhà trường, góp phần thực hiện tốt cuộc 
vận động “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Qua đó sẽ giáo dục ý thức 
giữ gìn vệ sinh sân trường, vệ sinh lớp học, cảnh quan nhà trường trong các em.
 Các em quét dọn vệ sinh, nhổ cỏ ở nghĩa trang liệt sỹ của xã
 Ngoài ra tôi lên kế hoạch tổ chức chỉ đạo tổng phụ trách thu kế hoạch nhỏ 
bao gồm các loại phế liệu như: giấy bìa, sách vở không còn sử dụng, vỏ lon bia của 
các em mang đến nộp vừa giúp các em góp phần nhỏ bé vào hoạt động đội lấy tiền 
để hoạt động và giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn, giáo dục các em biết thu gom 
phế liệu để tái chế nhằm bảo vệ môi trường. Năm học 2018 – 2019, Liên đội thu 
được 900 kg giấy các loại và 785 vỏ lon các loại. Đây thực sự là việc làm có ý nghĩ 
sâu sắc trong việc giáo dục các em giữ gìn và bảo vệ môi trường.
 Trang 14 / 23

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_chi_dao_giao_duc_y_thuc_giu.doc