Mô tả SKKN Nâng cao kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh Lớp 2 thông qua việc tìm và chữa lỗi sai

doc 8 trang sangkienhay 05/11/2023 2651
Bạn đang xem tài liệu "Mô tả SKKN Nâng cao kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh Lớp 2 thông qua việc tìm và chữa lỗi sai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô tả SKKN Nâng cao kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh Lớp 2 thông qua việc tìm và chữa lỗi sai

Mô tả SKKN Nâng cao kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh Lớp 2 thông qua việc tìm và chữa lỗi sai
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 MÔ TẢ SÁNG KIẾN
 Mã số (do Thường trực HĐ ghi):........................................................
 1. Tên sáng kiến: Nâng cao kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2 
thông qua việc tìm và chữa lỗi sai.
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn tiểu học
 3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
 3.1.1. Những lỗi sai của học sinh lớp 2 khi viết đoạn văn:
 Thông thường, khi viết đoạn văn theo gợi ý, học sinh lớp 2 thường mắc 
phải những lỗi sai sau đây:
 - Học chỉ trả lời câu hỏi theo gợi ý, chưa biết sắp xếp các câu văn thành 
một đoạn văn hoàn chỉnh, đúng thể thức.
 - Học sinh mắc rất nhiều lỗi khi viết câu trong đoạn văn.
 - Học sinh không biết trình bày một đoạn văn.
 - Học sinh không phát hiện lỗi hoặc không biết cách chữa lỗi.
 3.1.2. Biện pháp chữa lỗi sai của giáo viên khi dạy viết đoạn văn
 Khi tiến hành chữa lỗi đoạn văn của của học sinh, giáo viên thường tiến 
hành theo trình tự sau:
 - Giáo viên đưa ra tiêu chí đánh giá, học sinh trong lớp đọc tiêu chí đánh 
giá đó.
 - Giáo viên cho học sinh đọc đoạn văn 
 - Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào tiêu chí đánh giá đó để phát hiện ra 
chỗ sai trong từng câu văn và cả đoạn văn (về cả nội dung và hình thức)
 - Học sinh chỉ ra chỗ sai trong đoạn văn (về chính tả, cách dùng từ, ngữ 
pháp, hình thức viết câu, hình thức viết đoạn văn)
 - Học sinh tiến hành chữa lỗi.
 - Giáo viên nhận xét việc chữa lỗi của học sinh, chữa lại (nếu học sinh 
chữa chưa đúng hoặc chưa hợp lí )
 - Ưu điểm: Phát huy tính tự giác, độc lập, sáng tạo của học sinh. Học sinh 
tự phát hiện được chỗ sai trong đoạn văn và đề nghị chữa lại cho phù hợp bằng 
sự hiểu biết, sự cảm nhận của bản thân.
 - Nhược điểm: 3
 - Đó là đồ vật gì ?
 - Đồ vật đó có những bộ phận nào? Mỗi bộ phận có đặc điểm gì?
 - Đồ vật đó giúp gì cho em?
 Bài làm của học sinh:
 Đó là chiếc đèn bàn.
 Đèn bàn có ba bộ phận là chân đèn, thân đèn, bóng đèn.
 Chân đèn có màu hồng, in hình công chúa rất dễ thương.
 Thân đèn có thể điều chỉnh cao thấp theo ý muốn.
 Bóng đèn tỏa ra ánh sáng màu trắng rất dễ chịu.
 Bóng đèn tỏa sáng cho em học bài.
 Lỗi: Học sinh chỉ trả lời câu hỏi theo gợi ý, chưa biết sắp xếp các câu 
thành một đoạn văn hoàn chỉnh, mỗi câu trả lời mỗi xuống dòng, chưa biết cách 
trình bày một đoạn văn.
 Cách chữa: Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày đoạn văn: Đầu đoạn 
lùi đầu dòng, viết hoa đầu dòng. Khi viết hết đoạn chấm xuống dòng. Sắp xếp 
các câu giới thiệu chiếc đèn bàn theo trình tự hợp lý (như gợi ý). Khi sắp xếp lại 
nếu có lặp từ thì giáo viên hướng dẫn học sinh tìm từ để thay thế hoặc rút gọn 
câu lại để tránh lặp từ. Ở câu đầu tiên, học sinh giới thiệu chiếc đèn bàn (học 
sinh giới thiệu đúng nhưng chưa hay, giáo viên có thể mở rộng thêm cho học 
sinh về cách giới thiệu cho hấp dẫn hơn và thu hút người đọc hơn)
 Đoạn văn chữa lại như sau:
 Đồ vật gắn bó với em mỗi khi em học bài chính là chiếc đèn bàn. Đèn bàn 
có ba bộ phận là chân đèn, thân đèn, bóng đèn. Chân đèn có màu hồng, in hình 
công chúa rất dễ thương. Thân đèn có thể điều chỉnh cao thấp theo ý muốn. 
Bóng đèn tỏa ra ánh sáng màu trắng rất dễ chịu giúp em nhìn thấy rõ mỗi khi 
ngồi học bài.
 3.2.1.2. Học sinh mắc lỗi về câu trong đoạn văn:
 Thông thường, khi viết đoạn văn, học sinh thường mắc lỗi về viết câu. 
Qua thực tế giảng dạy, khi chữa về câu sai, giáo viên thường thấy học sinh mắc 
những lỗi sau: Lỗi về trật tự câu, lỗi lặp từ, lỗi về dấu câu.
 - Ví dụ 2: Bài tập 6b, trang 97 sách giáo khoa Tiếng Việt 2, tập 1 (Bộ 
sách Chân trời sáng tạo)
 Đề bài: Viết đoạn văn từ 3 - 4 câu giới thiệu một đồ dùng trong nhà quen 
thuộc với em theo gợi ý:
 - Đó là đồ vật gì ?
 - Đồ vật đó có những bộ phận nào? 
 - Đồ vật đó có đặc điểm gì nổi bật? 5
 *Lỗi về dấu câu: 
 Học sinh lớp 2 còn nhỏ, kiến thức về dấu câu còn hạn chế, các em chưa 
biết sử dụng dấu câu khi viết câu nên đôi khi viết đoạn văn mà không biết chấm, 
phẩy câu hoặc chấm phẩy sai vị trí, không phù hợp với nội dung của câu.
 Ví dụ: Cũng ở đề bài trên, một học sinh giới thiệu về chiếc ti vi. Đoạn văn 
của em như sau: 
 Em rất thích chiếc ti vi . Ở nhà em đây là ti vi siêu mỏng 49 inch. Nó có 
hình chữ nhật toàn thân chiếc ti vi được sơn một màu đen, mặt kính bên trên 
bóng loáng như một chiếc gương em thích chiếc ti vi này vì nó giúp em học trên 
truyền hình rất hiệu quả trong mùa dịch covid- 19 này.
 Lỗi: Học sinh chấm câu sai vị trí, thiếu dấu chấm, đặt dấu phẩy sai vị trí.
 Cách chữa: Giáo viên hướng dẫn học sinh chấm, phẩy câu đúng vị trí, 
thay đổi dấu câu cho phù hợp.
 Đoạn văn chữa lại như sau:
 Em rất thích chiếc ti vi ở nhà em. Đây là ti vi siêu mỏng 49 inch. Nó có 
hình chữ nhật. Toàn thân chiếc ti vi được sơn một màu đen. Mặt kính bên trên 
bóng loáng như một chiếc gương. Em thích chiếc ti vi này vì nó giúp em học 
trên truyền hình rất hiệu quả trong mùa dịch covid - 19 này.
 3.2.1.3. Học sinh viết sai chính tả trong đoạn văn:
 Ở học sinh lớp 2, kĩ năng viết chính tả của các em cũng còn hạn chế. Do 
đó, thông thường khi viết đoạn văn, các em cũng không tránh khỏi việc mắc lỗi 
chính tả. Vì thế khi chữa lỗi đoạn văn cho học sinh, giáo viên cần lưu ý chữa lỗi 
chính tả cho các em. 
 Ví dụ 3: Bài tập 6b, trang 137 sách giáo khoa Tiếng Việt 2, tập 1 (Bộ 
sách Chân trời sáng tạo)
 Đề bài: Viết đoạn văn từ 4 - 5 câu tả chú gấu bông dựa vào hình và từ ngữ 
gợi ý:
 - Tên
 - Đặc điểm
 + Hình dáng
 + Màu sắc
 + Bộ phận nổi bật
 -Tình cảm
 Bài làm của học sinh:
 Vào diệp sinh nhựt em, mẹ mua tặng em một chú gấu bông rất đáng yêu. 
Em đặt tên chú là Mi-sa. Mi-sa có đoi mắt màu đen, tròn xe như hòn bi. Thân 
hình tròn trịa được phủ một bộ long màu nâu rất đẹp. Trên cổ Mi-sa còn đeo một 7
 Trong bộ sách giáo khoa lớp Hai đang học, em thích nhất là quyển sách 
giáo khoa Tiếng Việt 2, tập Một. Quyển sách có hình chữ nhật. Quyển sách có 
ba màu: màu vàng, màu đỏ, màu xanh. Trên bìa quyển sách được trang trí rất 
đẹp. Nổi bật nhất là hình ảnh một bạn nam và một bạn nữ đang ngồi học bài 
môn Tiếng Việt. Quyển sách mang đến cho em những bài học thú vị và bổ ích.
 3.2.2. Bồi dưỡng và nâng cao kĩ năng phát hiện và chữa lỗi sai trong 
đoạn văn cho học sinh
 - Rèn cho học sinh thói quen đọc lại đoạn văn sau khi viết xong: Đây là kĩ 
năng rất cần thiết và quan trong khi học Tập làm văn, nhằm giúp các em tự phát 
hiện lỗi và sửa lỗi.
 - Rèn cho học sinh kĩ năng phát hiện lỗi sai và chữa lỗi:
 Trước khi học sinh bắt đầu viết đoạn văn, giáo viên cần đưa ra một tiêu 
chí đánh giá. Tiêu chí đánh giá cần phải ngắn gọn, dễ hiểu, bao hàm cả về đánh 
giá về nội dung và hình thức đoạn văn. Từ tiêu chí đánh giá này, học sinh dựa 
vào đó để viết đúng đoạn văn. Sau khi viết xong đoạn văn, học sinh cần phải đọc 
kĩ lại đoạn văn mình viết, tự đánh giá đoạn văn của mình và tự chữa lỗi trước. 
Sau đó trình bày trước lớp để được bạn bè và thầy cô góp ý, chữa lỗi. Trong quá 
trình chữa lỗi sai, giáo viên cần phân loại và chỉ cho học sinh cách chữa từng 
loại lỗi. Giáo viên cần thay đổi, đa dạng hoá các hình thức chữa lỗi: sửa cá nhân, 
theo nhóm, cả lớp (có hoặc không có sự hỗ trợ của giáo viên).
 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
 Các giải pháp mà sáng kiến nêu ra có thể áp dụng vào thực tế giảng dạy 
nội dung chữa lỗi viết đoạn văn cho học sinh lớp 2. Ngoài ra, các giải pháp này 
cũng có thể áp dụng trong dạy học phân môn Tập làm văn ở tất cả các khối lớp 
(từ lớp 3 đến lớp 5) trong tất cả các trường tiểu học trong toàn huyện. Qua đó 
góp phần giúp cho học sinh biết cách chữa lỗi khi viết đoạn văn. Từ đó nâng cao 
chất lượng viết đoạn văn cho học sinh, giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm 
văn nói riêng cũng như môn Tiếng Việt nói chung.
 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được khi áp dụng giải pháp:
 Sau khi áp dụng các giải pháp mà sáng kiến đã nêu, bản thân nhận thấy 
một số hiệu quả và lợi ích thu được là:
 - Giờ học diễn ra sôi nổi hơn. Học sinh chủ động, hứng thú trong học tập, 
tích cực tự chữa lỗi đoạn văn của mình và tham gia chữa lỗi đoạn văn cho bạn 
bè.
 - Phát huy được các kĩ năng cho học sinh: kĩ năng đọc, viết, nhận xét, 
đánh giá, tự chữa lỗi.
 - Chất lượng viết đoạn văn của học sinh được nâng lên. Học sinh ít mắc 
lỗi khi viết đoạn văn so với trước khi chưa áp dụng giải pháp. Cụ thể qua thống 
kê chất lượng viết đoạn văn của học sinh lớp tôi trong năm học 2021-2022, từ 
đầu năm đến nay như sau :

File đính kèm:

  • docmo_ta_skkn_nang_cao_ki_nang_viet_doan_van_cho_hoc_sinh_lop_2.doc