SKKN Thiết kế trò chơi tương tác trong bài dạy Power Point nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Tự nhiên và Xã hội cho HS Lớp 2
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Thiết kế trò chơi tương tác trong bài dạy Power Point nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Tự nhiên và Xã hội cho HS Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Thiết kế trò chơi tương tác trong bài dạy Power Point nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Tự nhiên và Xã hội cho HS Lớp 2
UBND HUYỆN HOÀI ĐỨC TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH KHAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THIẾT KẾ TRÒ CHƠI TƯƠNG TÁC TRONG BÀI DẠY POWER POINT NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CHO HỌC SINH LỚP 2. Lĩnh vực/ Môn: Tự nhiên và Xã hội Cấp học: Tiểu học Tên Tác giả: Nguyễn Thị Hà Giang Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Minh Khai. Chức vụ: Giáo viên NĂM HỌC: 2021 - 2022 2 | 1 8 Sau một thời gian nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi tôi đã tìm ra một trong những yếu tố góp phần giúp các em hứng thú học tập môn Tự nhiên và Xã hội đó là trò chơi. Dạy học dựa trên trò chơi là một phương pháp dạy học không phải là mới nữa bởi trong dạy học truyền thống trước đây chúng tôi cũng đã thường xuyên sử dụng để gây hứng thú cho học sinh. Kết hợp với những kinh nghiệm trong những năm giảng dạy trước đây và những phương pháp, nội dung chương trình dạy đổi mới trong thời gian gần đây, tôi đã thiết kế ra những trò chơi hết sức bổ ích, vừa giúp học sinh tránh nhàm chán trong mỗi tiết học, tạo hứng thú khi tiếp thu bài mới cho các em. Những thử nghiệm luôn được tôi tổ chức trên hình thức dạy học bằng bài giảng điện tử. Những trò chơi tôi thiết kế, sau khi áp dụng khảo nghiệm đều nhận thấy những hiệu quả cao sau mỗi bài dạy như học sinh chăm chỉ học bài hơn, học sôi nổi hơn và chất lượng cao hơn. Trên tinh thần đó năm học 2021- 2022 tôi quyết định chia sẻ những kinh nghiệm vừa qua của bản thân thông qua đề tài : “Thiết kế trò chơi tương tác trong bài dạy Power Point nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Tự nhiên và Xã hội cho học sinh lớp 2”. 2. Mục đích nghiên cứu: Tôi thực hiện đề tài này với mục tiêu giúp cho học sinh lớp 2 hứng thú học tập môn Tự nhiên và Xã hội. Từ đó kết quả học tập môn Tự nhiên và Xã hội của lớp được nâng cao. Ngoài ra,còn giúp giáo viên: - Nắm được thực trạng học Tự nhiên và Xã hội của học sinh tại lớp chủ nhiệm. - Nắm được cách tổ chức trò chơi trong các giờ học Tự nhiên và Xã hội lớp 2. - Khi giảng dạy, củng cố được tri thức , kiến thức rèn luyện cho học sinh kỹ n ăng, kỹ xảo phát triển linh hoạt, nhanh nhạy cho học sinh thông qua trò chơi. - Có kinh nghiệm sử dụng trò chơi học tập phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, đúng với nội dung kiến thức của môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 2, tạo cho học sinh say mê, hứng thú với môn học nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 2. 3. Đối tượng nghiên cứu: Thiết kế trò chơi tương tác trong bài dạy Power Point nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Tự nhiên và Xã hội cho học sinh lớp 2. 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: 4 | 1 8 sinh những kiến thức về Tự nhiên và Xã hội trong cuộc sống hàng ngày xảy ra xung quanh các em.Các em là chủ thể nhận thức, vậy nên khi giảng dạy giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc điểm nhận thức của lứa tuổi học sinh, để có những hoạt động tích cực đến quá trình lĩnh hội tri thức của các em. Người giáo viên phải thường xuyên có biện pháp tâm lí, kích thích học sinh học tập như : khen ngợi, tuyên dương, thưởng điểm, tạo hứng thú cho học sinh phát triển ghi nhớ các biểu tượng, khái niệm kiến thức đến từ cả 5 giác quan nghe, nhìn, sờ mó, nếm, ngửi. Vì thế, giáo viên cần thay đổi hình thức tổ chức hoạt động làm phong phú các hoạt động học tập, tăng cường phương pháp phát triển khả năng quan sát, tri giác của học sinh để giúp các em chủ động tiếp thu tri thức, hiểu bài nhanh, khắc sâu và nhớ lâu kiến thức bài học. Tóm lại: Việc thay đổi các phương pháp dạy học phù hợp với nội dung chương trình và đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp học, nội dung học tập của môn học cần phải đi song song với quá trình tri giác, tư duy của học sinh. 1.2. Cơ sở thực tiễn. Tự nhiên – Xã hội là một trong những môn học đóng vai trò quan trọng trong chương trình tiểu học. Thông qua môn học sẽ giúp cho học sinh có những hiểu biết cơ bản ban đầu thiết thực về tự nhiên, xã hội, các mối quan hệ của con người xảy ra xung quanh các em; Hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng như quan sát, phân tích, so sánh, đối chiếu, đánh giá, tổng hợp tích hợp cho học sinh những kĩ năng cần thiết của cuộc sống. Ngoài ra, môn Tự nhiên – Xã hội còn hình thành và phát triển ở học sinh lòng yêu thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp và biết bảo vệ chúng; Hình thành cho học sinh lòng ham hiểu biết khoa học, thích tìm tòi, khám phá và sáng tạo. Học tốt môn Tự nhiên – Xã hội góp phần giúp các em học tốt các môn học khác. Bên cạnh các môn học khác như: Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên – Xã hội trang bị cho các em những kiến thức cơ bản của bậc học góp phần bồi dưỡng nhân cách toàn diện cho học sinh. 2.Thực trạng: 2.1.Ưu điểm: * Giáo viên: + Với chương trình thay sách, giáo viên được hướng dẫn cách xây dựng thiết kế bài học theo hướng mới có phân chia từng hoạt động cụ thể, rõ ràng, có chỉ dẫn các phương pháp theo từng chủ đề. + Giáo viên được học tập, tham gia dự các chuyên đề, các buổi tập huấn của Phòng Giáo dục, Nhà xuất bản. 6 | 1 8 Qua thời gian quan sát, khảo sát hứng thú của học sinh trong giờ học Tự nhiên và Xã hội của học sinh lớp 2D từ giữa tháng 9 năm 2021, kết quả khảo sát như sau: Có Không Câu hỏi Số lượng % Số lượng % 1. Em thích học phân môn Tự nhiên 20/36 55,6 16/36 44,4 và Xã hội hay không ? 2. Em cảm thấy giờ học phân môn Tự nhiên và Xã hội rất lôi cuốn và hấp 15/36 41,7 11/36 58,3 dẫn. 3. Em thường xuyên tham gia thảo 12/36 33,3 24/36 66,7 luận, trao đổi với các bạn trong nhóm. 4. Lớp em thường xuyên tổ chức trò chơi trong giờ học Tự nhiên và Xã 7/36 18,4 29/36 81,6 hội. 5.Tổ chức trò chơi học tập trong phân môn Tự nhiên và xã hội gây hứng thú 12/36 33,3 24/36 66,7 học tập. Như vậy qua bảng khảo sát trên đã giúp tôi nhận thấy việc tổ chức trò chơi lồng ghép vào trong một số tiết dạy là hoàn toàn phù hợp với tâm lý lứa tuổi các em. Nhất là các em lớp 2D. Chính vì thế việc được thầy, cô dạy học vui, có trò chơi thay đổi không khí căng thẳng mà lại thêm phần dễ hiểu thì không còn gì thích hơn. 3. Thiết kế trò chơi tương tác trong bài dạy power point nhằm nâng cao hứng thú học tập môn tự nhiên và xã hội cho học sinh lớp 2 3.1 Đặc điểm nội dung môn tự nhiên xã hội lớp 2 Chương trình của lớp 2 tiếp nối chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 cũng được xây dựng theo hướng tích hợp nội dung kiến thức của môn giáo dục sức khoẻ. Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 gồm 31 bài tương ứng với 70 tiết, được phân phối theo 6 chủ đề: Gia 8 | 1 8 Ví dụ một số trò chơi phù hợp với học sinh lớp 2 và phù hợp với môn học Tự nhiên xã hội: Trò chơi “Gọi tên ai”, “Vòng quay may mắn”, “Tiếng chuông may mắn”; “Ong non tìm mật”, “ ô cửa bí mật”,... Hình thức lồng ghép thì tôi căn cứ vào nội dung bài học, mục tiêu bài học và khoảng thời gian cho phép để tiến hành một cách bài bản vừa giúp các em thích thú vừa đảm bảo yêu cầu mục tiêu bài học cũng như thời gian tiết học. Mỗi trò chơi phải củng cố được một nội dung học tập cụ thể trong chương trình (có thể là kiến thức cần kiểm tra bài cũ, kiến thức bài mới, kiến thức thực hành, luyện tập...) Các trò chơi được xây dựng từ các dạng bài tập có chọn lọc của các tiết học trong các mạch kiến thức môn Tự nhiên và Xã hội , nhưng có thể mang những cái tên gợi cảm, gây hứng thú, góp phần hình thành, củng cố hoặc hệ thống kiến thức. Các trò chơi phải giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng, phát huy trí tuệ, óc phân tích, tư duy sáng tạo. Trò chơi có sức hấp dẫn, thu hút được sự chú ý, tham gia của học sinh, tạo không khí vui vẻ, thoải mái. Trò chơi cần phải gần gũi, sát thực, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 3 tổ chức trò chơi không quá cầu kỳ, phức tạp. 3.2.2. Nguyên tắc khai thác và thực hành Sử dụng triệt để yêu cầu, nội dung kiến thức cơ bản, cũng như đồ dùng, phương tiện có sẵn của môn học (ở thư viện, đồ dùng của giáo viên, học sinh...). Các đồ dùng tự làm của giáo viên khai thác từ những vật liệu gần gũi xung quanh (Từ các phế liệu như: Vỏ hộp bánh kẹo, đầu gỗ, đầu nứa, nắp chai, giấy bìa...) sao cho đồ dùng vừa đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục, tính thẩm mỹ nhưng ít tốn kém. Từ các nguyên tắc trên, tôi đã căn cứ vào nội dung kiến thức trong sách giáo khoa, căn cứ vào thời gian, mục tiêu đề ra ở mỗi tiết học cũng như đối tượng học sinh. 3.2.3. Quy trình tổ chức trò chơi Trò chơi học tập thông qua 5 bước: - Giới thiệu tên trò chơi - Phổ biến luật chơi - Tiến hành chơi 10 | 1 8 vì sợ máy tính chạy đến tên mình, - Tác dụng: Đối với trò chơi “Khởi động” nhằm thay đổi hình thức kiểm tra bài cũ bằng hình thức sinh động hơn, hấp dẫn hơn, từ đó thu hút học sinh tham gia bài học một cách sôi nổi tự giác, tránh nhàm chán lặp lại. Ví dụ khi dạy bài trình chiếu bằng giáo án điện tử môn TNXH lớp 2: “Chăm sóc, bảo vệ cơ quan hô hấp (tiết 2)” tôi đã tiến hành kiểm tra bài cũ qua các câu hỏi bằng trò chơi Chiếc hộp may mắn như sau: Câu 1: Chúng ta nên thở bằng gì? Đáp án: A. MũiB. Miệng C. Tai Câu 2: Cơ quan hô hấp gồm : Đáp án: A. Mũi, khí quản, phế quản, tai B. Mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi. C. Mũi, khí quản, phế quản và các mạch máu Câu 3: Em cần làm gì để chăm sóc, bảo vệ cơ quan hô hấp? Khi chiếc hộp hiện tên của bạn nào thì bạn đó sẽ đứng dậy và trả lời câu hỏi của GV. Sau đó GV cho hiện đáp án đúng để HS so sánh và khen ngợi HS.. Trò chơi 2: Ong non tìm mật ( Luyện tập ) Đây là loại trò chơi dùng để luyện tập các kiến thức đã học thông qua trò chơi này tôi kiểm tra các em những câu hỏi của bài học trước nhưng trên cơ sở trò chơi để gây hứng thú cho các em. Cách làm như sau: - Cách làm :Tại Slide tôi tạo slide thiết kế gồm chú ong và các cây hoa Tiếp theo tôi tạo hiệu hiệu ứng câu hỏi và các bông hoa có đáp án đúng sai. Tôi tạo hiệu ứng đáp án đúng thì chú ong sẽ bay và đậu vào bông hoa đó. - Hình thức tổ chức: Tôi tổ chức trò chơi “Ong non tìm mật” như sau: Sau khi giới thiệu trò chơi và cách chơi, tôi tiến hành trình chiếu và cho xuất hiện chú ong bay và bông hoa, học sinh thảo luận nhóm( hoặc cá nhân) để tìm ra bông 12 | 1 8 sẽ tham gia chơi và nhận quà theo luật chơi được công bố. Có thể cho 1 học sinh điều khiển trò chơi cho thêm phần hấp dẫn. - Hình thức tổ chức: Sau khi hoàn thành nội dung bài học, tôi củng cố bài bằng một trò chơi với tên gọi “Vòng quay may mắn”. Đầu tiên tôi giới thiệu luật chơi: Có 2 cách chơi (Tùy vào bài học sẽ phổ biến thay đổi cách chơi cho thú vị). Có tiết tôi cho chơi tập thể, có tiết tôi cho chơi cá nhân. + Chơi tập thể: Lớp sẽ chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm tham gia một lần, đại diện nhóm lên bấm vào chữ bắt đầu quay để xác định điểm nhóm đó nhận được. Sau đó chọn 1 câu hỏi tương ứng và cả nhóm thảo luận nhanh và đưa ra câu trả lời ô số đó. Nếu trả lời đúng nhóm đó sẽ nhận được số điểm trên. Nếu sai, nhóm khác có quyền trả lời thay (chỉ một tổ duy nhất được trử lời), nếu đúng sẽ được nhận số điểm đó còn tổ kia không được nhận. + Chơi cá nhân: Cách chơi tương tự như chơi theo nhóm, chỉ khác là học sinh giơ tay xung phong, tôi sẽ chọn những em nào nhanh và ngoan sẽ được chơi trước. Học sinh thực hiện như cách chơi theo nhóm, trả lời đúng sẽ được chọn một món quà tùy thích, trúng quà nào lấy quà đó kể cả tràng pháo tay. Nếu trả lời sai thì 1 em khác sẽ trả lời thay và nhận quà thay nếu đúng. Cứ như vậy trò chơi sẽ diễn ra từ đầu đến hết, tùy theo thời gian của bài học. - Tác dụng: Củng cố kiến thức đã học trong bài, phát triển các phẩm chất năng lực học sinh, tạo không khí thoải mái, thư giãn sau một tiết học căng thẳng. Ví dụ: Khi củng cố kiến thức bài “ Ôn tập chủ đề con người và sức khỏe”, tôi đã làm 6 câu hỏi để liên kết trong các ô số của vòng quay ở trò chơi như sau: hỏi và đáp án như sau) Câu 1: Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh viêm đường hô hấp ? A.Giữ ấm cơ thể. Giữ vệ sinh mũi họng. B.Ăn uống đủ chất. Tập thể dục thường xuyên C.Giữ nơi ở đủ ấm, thoáng khí tránh gió lùa. D.Thực hiện tất cả ý trên. Câu 2: Chúc mừng bạn đã nhận đước 1 tràng pháo tay của các bạn trong lớp. Câu 3: Tại sao cần uống đủ nước? A. Để bù nước cho quá trình mất nước do việc thải nước tiểu ra hàng ngày.
File đính kèm:
- skkn_thiet_ke_tro_choi_tuong_tac_trong_bai_day_power_point_n.docx