SKKN Rèn kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua tích hợp, lồng ghép vào các môn học, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Khối 2

doc 43 trang sangkienhay 12/11/2023 2680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua tích hợp, lồng ghép vào các môn học, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Khối 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Rèn kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua tích hợp, lồng ghép vào các môn học, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Khối 2

SKKN Rèn kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua tích hợp, lồng ghép vào các môn học, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Khối 2
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do- Hạnh phúc
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 "MỘT DỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH 
TIỂU HỌC THÔNG QUA TÍCH HỢP, LỒNG GHÉP VÀO CÁC MÔN 
HỌC, HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở KHỐI 2"
 Quảng Bình, tháng 3 năm 2017
 1 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1.1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm:
 Ngay từ khi mới sinh ra, con người đã được học kĩ năng sống. Từ lúc biết 
nói, cha mẹ đã dạy cho trẻ ngôn ngữ giao tiếp như “chào ông, chào bà, ạ cô, ạ 
chú,”. Đó chính là kĩ năng giao tiếp đầu đời mà các em được rèn luyện. Lớn lên 
khi trẻ đến trường, đến lớp mối quan hệ xã hội được mở rộng bởi ngoài gia đình, 
các em còn được làm quen, tiếp xúc với bạn bè, thầy cô. Đây là giai đoạn mà các 
em cần được rèn luyện các kĩ năng cơ bản để đối phó với thực tế và môi trường 
xung quanh. Các em cần được trang bị các kĩ năng cần thiết khác như rèn luyện và 
phát triển thể chất, tự nhận thức bản thân, xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản 
thân để hoàn thiện nhân cách, hay các kĩ năng xã hội khác như: giao tiếp, hợp 
tác, làm việc nhóm, Do đó, nếu không có sự trang bị tốt về kĩ năng sống cho trẻ 
hay có sự định hướng không đúng đắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển 
của các em. Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là nhằm giúp các em rèn luyện 
kĩ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống; thói quen và kĩ năng làm việc 
theo nhóm, kĩ năng hoạt động xã hội; giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện 
sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và 
các tệ nạn xã hội. Đối với học sinh Tiểu học việc hình thành các kĩ năng cơ bản 
trong học tập và sinh hoạt là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình 
thành và phát triển nhân cách sau này. Rèn luyện kĩ năng sống sẽ giúp các em 
nhanh chóng hoà nhập và khẳng định vị trí của mình trong tập thể, mà xa hơn là 
một cộng đồng, xã hội. Chính vì vậy, việc rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ là điều 
rất cần thiết. Việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là yếu 
tố quyết định đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của trẻ. 
 Rèn kĩ năng sống là một mặt giáo dục cần đặc biệt coi trọng và nhất là trong 
thập kỉ XXI khi sự nghiệp giáo dục đang được đẩy mạnh. Việc rèn kĩ năng sống 
cho học sinh đòi hỏi thường xuyên của công tác giáo dục đồng thời cũng là đòi hỏi 
cấp thiết của việc hình thành nhân cách trong công tác giáo dục hiện nay. Bằng 
nhiều hình thức, nhiều con đường, trong đó việc rèn kĩ năng sống chiếm một vị trí 
quan trọng. 
 Ở bậc tiểu học từ nhiều năm nay, Bộ Giáo dục - Đào tạo chủ trương dạy kĩ 
năng sống là một trong những tiêu chí đánh giá “Trường học thân thiện - học sinh 
tích cực.” “Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn 
diện có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý 
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, 
phẩm chất năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và 
bảo vệ Tổ quốc” (Luật Giáo dục - 2005).
 Bậc học tiểu học là bậc học nền tảng tạo cơ sở cho học sinh phát triển học tiếp 
các bậc học tiếp theo, vì vậy việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là rất cần 
thiết phù hợp với mục tiêu giáo dục, nhằm góp phần đào tạo “con người mới” với 
đầy đủ các mặt “đức, trí, thể, mĩ” để học sinh được phát triển toàn diện đáp ứng 
những yêu cầu mới của xã hội. 
 Thực trạng hiện nay, việc rèn kĩ năng sống của các em ở trường Tiểu học đã 
được chú ý đến song vẫn còn gặp nhiều hạn chế, nhiều giáo viên còn lúng túng 
 3 chống tai nạn giao thông; tai nạn đuối nước; tai nạn thương tích và các tệ nạn xã 
hội khác.
 Sở giáo dục, phòng giáo dục luôn có sự quan tâm đặc biệt đến nội dung giáo 
dục kĩ năng sống nên đã có những định hướng chỉ đạo kịp thời giúp nhà trường, 
giáo viên và học sinh thuận lợi khi tham gia vào công tác giáo dục kĩ năng sống 
cho học sinh.
 Được sự hỗ trợ nhiệt tình của hội cha mẹ học sinh, của các đoàn thể trong 
nhà trường. Nhà trường luôn quan tâm, tạo điều kiện cho các lớp: bàn ghế khang 
trang vừa tầm với học sinh, phòng học thoáng mát, nhà vệ sinh sạch sẽ ,...
 Trong thực tế nhiều năm học qua, với yêu cầu sử dụng công nghệ thông tin 
đổi mới hình thức phương pháp dạy học của nhà trường, bản thân mỗi giáo viên đã 
thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin trong các tiết học để cung cấp cho các 
em các kênh hình ảnh, kênh thông tin cần thiết và thiết thực để tăng cường giáo 
dục kĩ năng sống cho các em qua các bài học, môn học. Ngoài ra còn được tham 
gia các buổi sinh hoạt chuyên đề: giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các 
môn học, nâng cao chất lượng các tiết sinh hoạt lớp. Học sinh được tham gia nhiều 
buổi sinh hoạt ngoại khóa, giao lưu do nhà trường tổ chức, đưa các trò chơi dân 
gian vào lớp học.
 Trường học nơi bản thân công tác là ngôi trường đã đạt chuẩn quốc gia nên 
thuận lợi trong việc thực hiện nội dung xây dựng môi trường giáo dục sạch đẹp, an 
toàn cho các em.
 Bên cạnh đó, bản thân được chủ nhiệm lớp 2 1 một tập thể học sinh ngoan 
ngoãn và biết vâng lời được Ban Giám hiệu nhà trường luôn theo sát, quan tâm, chỉ 
đạo, hỗ trợ cho giáo viên trong công tác giảng dạy cũng như giáo dục. Chính vì thế 
bản thân luôn cố gắng làm sao rèn cho các em kĩ năng sống, giúp các em có một 
niềm tin, phát triển một cách toàn diện để trở thành con người năng động, sáng tạo 
phù hợp với một xã hội hiện đại đang phát triển. 
 * Khó khăn
 2.1.1. Thực trạng đối với giáo viên: 
 Một số giáo viên tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giáo dục các kĩ 
năng sống cho học sinh còn mang tính hình thức mà chưa chú trọng đến hiệu quả.
 Khi tiến hành tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp để giáo dục các kĩ năng 
sống cho học sinh, giáo viên chủ yếu hướng học sinh nhằm vào mục tiêu hoàn 
thành nhiệm vụ học tập cụ thể mà chưa chú trọng giáo dục cho học sinh những kĩ 
năng như: kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng trình bày suy nghĩ, kĩ năng 
thể hiện sự tự tin,
 Nhiều giáo viên còn mơ hồ, chưa rõ trong việc rèn kĩ năng sống cho học 
sinh là rèn những kĩ năng gì; đôi khi giáo viên còn chiếm thời gian của tiết học 
HĐGD kỹ năng sống để dạy các môn học khác như: Toán, Tiếng Việt.
 * Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên: 
 Việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giáo dục các kĩ năng sống 
cho học sinh còn mang tính hình thức,chưa hiệu quả.
 Nhiều giáo viên còn mơ hồ, chưa rõ trong việc rèn kĩ năng sống cho học 
sinh là rèn những kĩ năng gì ?
 5 * Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên: 
 Giáo viên chưa thật gần gũi, thân thiện với học sinh. Giáo viên chưa thật sự ý 
thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
 Việc rèn kĩ năng sống qua việc tích hợp vào các môn học còn hạn chế.
 Rèn kĩ năng sống qua các tiết sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục, vui chơi 
còn chưa sâu sát, sử dụng tài liệu “Sống đẹp” chưa thực sự hiệu quả.
 Giáo viên khuyến khích động viên, khen thưởng học sinh còn ít.
 Phương pháp giáo dục nhồi nhét, lí thuyết xuông, không được thực hành 
nhiều, không tạo được cho trẻ khả năng tư duy, óc phân tích, suy xét, phán đoán, 
không tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm những vấn đề có thực trong cuộc sống.
 2.1.3. Thực trạng đối với phụ huynh: 
 Về phía các bậc cha mẹ các em luôn nóng vội trong việc dạy con. Họ chỉ 
chú trọng đến việc con mình đọc được, viết được chưa hoặc chưa biết làm Toán thì 
lo lắng một cách thái quá thậm chí phụ huynh quát mắng con em mình rất thậm tệ, 
như: Sao mày học ngu thế hay sao mày dốt thế,.. Ngoài ra, một trở ngại nữa là 
có một số bố mẹ thì quá nuông chiều con cái khiến trẻ không có kĩ năng tự phục vụ 
bản thân hay một số phụ huynh vì bận nhiều công việc nên ít quan tâm giúp đỡ con 
em trong các hoạt động cần thiết
 Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập cũng như giáo 
dục đạo đức của con em mình. Một số học sinh có hoàn cảnh điều kiện kinh tế khó 
khăn, cho nên ba mẹ ít có điều kiện quan tâm giáo dục các em.
 * Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên: 
 Phụ huynh chưa thật sự ý thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ 
năng sống cho học sinh; chưa thực sự quan tâm đến việc học tập cũng như giáo dục 
đạo đức của con em mình.
 Phụ huynh khuyến khích, động viên, khen thưởng học sinh chưa kịp thời.
 Một số phụ huynh nuông chiều con cái khiến trẻ không có kĩ năng tự phục 
vụ, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giải quyết vấn đề,
 Đa số phụ huynh chú trọng đến chất lượng môn Toán, Tiếng Việt,hơn là 
chú ý đến việc bồi dưỡng, giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
 Công tác tuyên truyền các bậc cha mẹ thực hiện dạy các em các kĩ năng 
sống cơ bản chưa nhiều.
 2.2. Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua tích 
hợp, lồng ghép vào các môn học, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở khối 
2. 
 Biện pháp 1: Giáo viên nhận thức sâu sắc, đầy đủ về sự cần thiết của việc 
giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 2.
 Bản thân đã không ngừng học tập nghiêm túc về các quyết định, các chỉ thị 
của ngành về nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh và đã có nhận thức khá 
đầy đủ về nội dung này như sau:
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kĩ năng sống là khả năng để có hành vi thích 
ứng (adaptive) và tích cực (positive), giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả 
trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày. 
 7 * Kĩ năng tự phục vụ: Học sinh tự làm các công việc phục vụ vệ sinh cá nhân; gấp 
chăn màn, quần áo; xếp dọn sách vở, đồ dùng cá nhân, đồ chơi; quét nhà, quét sân; 
lau bàn ghế; rửa chén bát;
* Kĩ năng tự bảo vệ và phòng chống tai nạn thương tích: HS biết cách phòng chống 
bị ngã, bị bỏng, đuối nước, bị điện giật, bị súc vật haycôn trùng cắn, bị tai nạn giao 
thông, bị lạc đường, bị buôn bán,bị bắt cóc, bị xâm hại tình dục,
* Kĩ năng tự nhận thức: Học sinh biết họ tên mình, sở thích, thói quen, năng lực, 
điểm mạnh, điểm yếu, nhu cầu, mong muốn của bản thân mình; nhận thức được 
tình cảm của bản thân với những người thân trong gia đình, bạn bè và mọi người 
xung quanh.
* Kĩ năng xác định giá trị: Học sinh biết xác định giá trị đạo đức tình cảm bản thân 
và tôn trọng giá trị của bạn bè.
* Kĩ năng kiểm soát cảm xúc: Học sinh bình tĩnh, kiềm chế tức giận, tủi hờn, tự 
ti, Phát huy cảm xúc tích cực: lạc quan, tin tưởng, vui mừng. Không làm tổn hại 
mình và bạn.
* Kĩ năng ứng phó với căng thẳng: Tin tưởng chia sẻ với anh chị, bố mẹ, bạn bè, 
thở sâu, đi dạo, nghe nhạc, khi căng thẳng.
* Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ: Tìm kiếm hỗ trợ khi khó khăn học tập, bị lạc đường, 
bị tai nạn, bị bắt nạt, bị bắt cóc, bị xâm hại sức khỏe, tinh thần, tình dục,
* Kĩ năng thể hiện sự tự tin: Mạnh dạn bày tỏ nhu cầu, mong muốn bản thân. Biết 
bảo vệ ý kiến trong gia đình, nhóm, lớp. Nhận trách nhiệm trong gia đình, nhóm, 
lớp.
* Kĩ năng giao tiếp: Chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi. Vui vẻ hòa đồng với bạn bè, thầy 
cô. Phát biểu ý kiến của mình trong học tập, các mối quan hệ. Biết sử dụng một số 
phương tiện giao tiếp. Ứng xử phù hợp trong các hoàn cảnh cơ bản: nơi công cộng, 
bệnh viên, đám tang,
* Kĩ năng lắng nghe tích cực: Không nói chuyện riêng trong giờ học. Không cắt 
ngang lời người khác. Nhận nhiệm vụ chính xác từ thầy cô, bạn bè, người lớn. 
Tham gia tốt các hoạt động thảo luận nhóm. Biết động viên người nói qua cử chỉ, 
hành động, ngôn ngữ.
* Kĩ năng thông cảm, chia sẻ: Thông cảm, chia sẻ với các bạn nghèo, khó khăn, 
khuyết tật, với các đối tượng cần chia sẻ trong cuộc sống như người già, cô đơn, trẻ 
em lang thang cơ nhỡ, nhân dân vùng thiên tai, bão lụt, hạn hán,..
* Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn: Giải quyết xích mích với bạn bè, anh chị em một 
cách tích cực bằng đối thoại, thương lượng, thỏa thuận, không bạo lực không làm 
tổn hại nhau.
* Kĩ năng hợp tác: Hợp tác với bạn bè khi học, khi chơi. Hợp tác với ông bà, bố 
mẹ, anh chị em khi thực hiện các công việc gia đình.
* Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm: Đảm nhận trách nhiệm của mình ở lớp, ở trường, 
trong gia đình cho phù hợp, kiên định.
* Kĩ năng tư duy phê phán: các em cần biết nhận xét, đánh giá ý kiến, hành động, 
việc làm của bạn bè và những người xung quanh một cách khách quan, tích cực và 
chính xác; khi đánh giá phải biết nêu và khen ưu điểm trước, góp ý hạn chế sau.
 9

File đính kèm:

  • docskkn_ren_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_tieu_hoc_thong_qua_tich_h.doc