SKKN Một vài biện pháp giúp học sinh Lớp 2 vùng nông thôn làm đúng bài tập chính tả phân biệt s hay x
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một vài biện pháp giúp học sinh Lớp 2 vùng nông thôn làm đúng bài tập chính tả phân biệt s hay x", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một vài biện pháp giúp học sinh Lớp 2 vùng nông thôn làm đúng bài tập chính tả phân biệt s hay x
MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2 VÙNG NÔNG THÔN LÀM ĐÚNG BÀI TẬP CHÍNH TẢ PHÂN BIỆT S HAY X I. ĐẶT VẤN ĐỀ Chương trình tiểu học mới xác định mục tiêu của môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học. Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt là nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong các môi trường và hoạt động. Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt. Trong đó bài tập chính tả là một phần của phân môn chính tả, nhằm góp phần hình thành và rèn luyện cho học sinh kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Bản thân tôi đã dạy nhiều năm ở lớp 2, tôi nhận thấy một hiện tượng phổ biến ở học sinh còn làm sai nhiều ở phần bài tập chính tả. Điều này tôi phát hiện được nhiều qua việc chấm bài tập làm văn, luyện từ và câu, bài chính tả, cách phát âm và có khi còn ở vở viết của học sinh. Nhiều học sinh không chỉ sai một lần mà vẫn còn sai rất nhiều lần đối với phần bài tập chính tả. Những bài tập chính tả mà học sinh thường mắc phải là phân biệt thanh hỏi, thanh ngã; phân biệt c/t và đặc biệt một dạng bài tập tưởng rất ít sai nhưng ngược lại học sinh vẫn sai và đã sai lại khó sửa như tôi thường bắt gặp, đó là bài tập chính tả phân biệt S hay X. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN Chính tả là nội dung rèn luyện thường xuyên, bắt buộc, có đòi hỏi cao đối với tất cả học sinh trong nhà trường và của cả xã hội. Việc rèn luyện chính tả phải gắn liền với rèn luyện chính âm (nói đúng để viết đúng), đồng thời phải nhớ kỹ và áp dụng các quy tắc về chính tả. Để viết chính tả đúng, cần theo từ điển chính tả hoặc sách giáo khoa. Trong trường tiểu học, việc rèn luyện chính tả là nền tảng ban đầu cho các em sau này. Chính vì thế, người giáo viên dù dạy môn nào cũng phải là một tấm Bằng kinh nghiệm 5 năm thay sách lớp 2 với việc nghiên cứu nhiều tài liệu tham khảo tôi đã đúc kết được một vài biện pháp và quy tắc để giúp học sinh lớp 2/6 làm đúng bài tập chính tả phân biệt S hay X. IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Để giúp học sinh trong việc làm đúng bài tập chính tả như đã nêu trên đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư thời gian rút kinh nghiệm của những năm thay sách vừa qua và tìm tòi các quy tắc để viết đúng các tiếng, từ có âm S và X. Từ đó chúng tôi suy nghĩ một vài biện pháp để giúp học sinh ghi nhớ một cách dễ dàng. Đối với học sinh tôi phải đặc biệt quan tâm đến các em hay làm sai bài tập. Tôi buộc các em phát âm đúng khi đọc trong bài tập đọc kể cả các bài học ở các môn học khác. Khi làm bài tập phải nhớ lại cách viết những chữ theo yêu cầu của bài chứ không được viết một cách tùy tiện. Đặc biệt khi làm bài phải nghe và phân biệt được lúc học sinh trả lời miệng và lúc giáo viên chữa lại bằng lời như thế nào. Khi giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách phát âm, cung cấp quy tắc để vận dụng vào bài tập yêu cầu học sinh phải tập trung chú ý vào bài giảng, phát âm cho chuẩn, phải nắm được quy tắc khi làm bài bằng những ví dụ cụ thể. Để kiểm tra và củng cố kiến thức giáo viên cần chuẩn bị hệ thống bài tập và sắp xếp hợp lý dễ đến khó, có cả những trò chơi tìm tiếng, từ nhanh để học sinh dễ nhớ và hứng thú khi làm bài. Qua đặt vấn đề và giải quyết vấn đề đã nêu trên tôi đã đưa ra một vài biện pháp và cách tiến hành như sau: A. Biện pháp: 1. Hướng dẫn cách phát âm: 2. Cung cấp về quy tắc. 3. Rèn đọc và nghe viết hoặc tập chép bài chính tả. Nhà ạch thì mát, bát ạch ngon cơm. Cây anh thì lá cũng anh Cha mẹ hiền lành để đức cho con. Trước khi các em làm bài tập vào vở thì các em làm miệng chú ý cách phát âm của các em và giáo viên có thể hỏi lại cách phát âm những tiếng có âm S và X. Sau đó giáo viên cho các em tiến hành làm bài vào vở bài tập, giáo viên kiểm tra. 2- Cung cấp các quy tắc phân biệt các chữ có âm S và X. Biện pháp này tôi thực hiện các tiết phụ đạo. a. Những tiếng có âm đầu là X chỉ đựơc ghép với các vần oa, oă, oe, uê. Ví dụ: Xoan; Xoa, Xòe, Xoẹt, Xoắn, Xoay Trường hợp ngoại lệ những tiếng có âm đầu là S được ghép với vần oa là những từ có âm đầu giống nhau như: Sột Soạt, Suýt Soát, Sờ Soạn. Ngoài quy tắc trên tôi cung cấp cho các em các từ ngữ dễ nhớ nhất . b. Tên các thức ăn và một số đồ dùng liên quan đến việc ăn uống thường được viết với X , chẳng hạn như : Xúp , Xương, Xà lách, thịt xa xíu, cái xanh, cái xoang. . . c. Từ chỉ sự vật ngoài tên thức ăn và những đồ dùng vào việc ăn uống ra các từ chỉ sự vật đều viết với S chứ không viết với X trừ trường hợp đặc biệt. * Từ chỉ người: Bác sĩ, kỹ sư, ông Sư, bà Sãi, Sứ thần, giáo Sư. * Từ chỉ cây cối: Cây Sen, cây hoa Súng, cây Sắn, cây hoa Sim, cây Si, cây vú Sữa, cấy Sầu riêng, cây hoa Sứ * Từ chỉ con vật: Chim Sẻ, Sáo, Sơn ca, Sư tử, Sò, Sứa, con Sên, hưu Sao, Sơn dương, San hô, con Sâu, chim Sâu. * Từ chỉ hiện tượng thiên nhiên: Sông, sấm, Sét, Sương, ánh Sáng, đất phù Sa. - Tôi thường cho học sinh phát âm đúng các tiếng bắt đầu bằng S và X trong các bài tập đọc. - Trong các tiết phụ đạo tôi cho học sinh luyện viết chính tả (Nghe - viết hoặc tập chép) Nếu học sinh viết sai chữ nào thì các em phải chép lại. giáo viên sửa lỗi cho học bằng cách khi đọc thầm bài chính tả các em phải ghi nhớ những chữ nào viết S và chữ nào viết X, hoặc cho học sinh so sánh phân biệt. Ví dụ: Xong xuôi # song song. Sà xuống # xà phòng. Trong bài “Sàn chim” tuần 21 học sinh cần lưu ý các từ bắt đầu bằng S và X. Ví dụ: Không tả xiết, trắng xóa, sát sông. - Những từ này học sinh thường viết sai, tôi cho học sinh viết bảng con từ khó và ghi nhớ trước khi viết vào vở. 4. Kết hợp giữa nhà trường với gia đình: Tôi thường xuyên gặp những phụ huynh có học sinh yếu, kém, tiếp thu chậm về kiến thức mà đã cung cấp cho các em như cách phát âm, quy tắc cần nhớ. Khi họp phụ huynh cuối kỳ I ngoài việc báo cáo kết quả học tập và các hoạt động khác của trường, trong học kỳ qua. Tôi cũng đã triển khai cụ thể từng biện pháp để cho phụ huynh tiếp thu về hướng dẫn cho các em học ở nhà, nhất là những phụ huynh có học sinh tiếp thu còn chậm. 5. Kiểm tra, đánh giá kết quả: Qua quá trình nghiên cứu và triển khai chúng tôi vận dụng 3 bài tập của tuần 24 để kiểm tra đánh giá kết quả. Nội dung bài tập như sau: Bài 1: Điền vào chỗ trống chữ S hay X ..ay sưa; ..ay lúa VI/ KẾT LUẬN - Trong quá trình giảng dạy giáo viên chú ý cách phát âm trong các môn, có biện pháp sửa sai kịp thời những học sinh hay phát âm sai. - Thường xuyên quan tâm, giúp đỡ , theo dõi những học sinh yếu thường hay đọc, viết sai chữ có âm đầu S hay X. - Khi giáo viên cung cấp cho các em một vài kiến thức thì cho các em nêu và làm nhiều ví dụ cụ thể để khắc sâu kiến thức. - Đồng thời giáo viên phải chịu khó, nhiệt tình, sâu sát học sinh tạo mọi điều kiện để học sinh yếu vươn lên. - Luôn luôn gần gũi với phụ huynh có học sinh yếu để theo dõi việc học tập ở nhà của các em. - Thường xuyên kiểm tra và tuyên dương những học sinh có tiến bộ. Qua thực tế của lớp tôi khi thực hiện đề tài này đã góp phần không nhỏ về cách làm đúng bài tập chính tả phân bịêt chữ S hay X cho học sinh lớp 2, là những nền móng vững chắc để các em tiếp tục học lên lớp trên sau này. VII/ ĐỀ NGHỊ - Phụ huynh học sinh phải quan tâm hơn nữa về việc thực hiện rèn luyện viết chính tả ở nhà của học sinh để giúp học sinh nhớ lâu và viết đúng. - Giáo viên phụ trách các lớp tiếp theo phải thường xuyên chú ý đến việc phát âm đúng các tiếng có phụ âm đầu là S hay X của học sinh trong quá trình dạy học.
File đính kèm:
- skkn_mot_vai_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_2_vung_nong_thon_la.doc