SKKN Một số giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh khi học môn Tự nhiên và Xã hội Lớp 2
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh khi học môn Tự nhiên và Xã hội Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh khi học môn Tự nhiên và Xã hội Lớp 2
A. MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Như chúng ta đã biết, trong chương trình Tiểu học, cùng với Toán, Tiếng Việt, môn Tự nhiên và Xã hội trang bị cho các em học sinh những kiến thức cơ bản của bậc học, góp phần bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách toàn diện của con người. Tự nhiên và xã hội là một môn học cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản ban đầu về các sự vật, sự kiện, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội với mối quan hệ trong đời sống thực tế của con người. Để thực hiện tốt mục tiêu đổi mới trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội, người giáo viên phải thực hiện đổi mới các phương pháp dạy học sao cho học sinh là người chủ động, nắm bắt kiến thức của môn học một cách tích cực sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, tự phát hiện, tự giải quyết các tình huống có vấn đề đặt ra trong bài học. Nhưng một thực tế cho ta thấy rằng, đa số giáo viên là người “Nói nhiều, làm nhiều” trong các giờ học môn Tự nhiên xã hội, học sinh chưa chủ động trong thực hiện các nhiệm vụ học tập. Giáo viên còn tự trình bày, biểu diễn thí nghiệm thực hành để minh họa cho kiến thức của bài học, mà ít tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động này để các em chiếm lĩnh kiến thức khoa học một cách chủ động, thỏa mãn nhu cầu tìm tòi hiểu biết, óc tò mò khoa học của học sinh. Vì vậy, giờ học còn mang tính áp đặt, kiến thức mà các em chiếm lĩnh trong giờ học chưa cao, các em ít được tham gia vào quá trình dạy học, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh, phần lớn nghe giáo viên giảng là chính, học sinh không hứng thú với môn học và các em lúng túng khi trình bày một vấn đề nào đó. Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy, tôi luôn trăn trở phải làm thế nào để giúp các em yêu thích môn học và tạo hứng thú cho các em khi học môn Tự nhiên và Xã hội? Từ đó giúp các em nắm bắt kiến thức một cách chủ động, tích cực. Những băn khoăn trên đã chính là lý do để tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh khi học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2”. 2. Cơ sở nghiên cứu 1 Tuy nhiên, việc dạy học Tự nhiên và Xã hội lớp 2 theo các phương pháp tích cực còn có những khó khăn nhất định làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy học môn học này. Khó khăn lớn nhất của giáo viên trong dạy học đó là việc vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Đặc biệt là về mặt phương pháp, nhiều giáo viên còn lúng túng, chưa nhuần nhuyễn trong việc sử dụng các phương pháp dạy học. Qua thực tế dạy học, tôi thấy học sinh đã biết làm việc tập thể, hợp tác, trao đổi, trình bày các ý kiến cá nhân, biết làm một số thí nghiệm thực hành đơn giản. Tuy nhiên, các em ít tò mò, ít đặt ra những câu hỏi thắc mắc và đa số chưa hình dung về biểu tượng của những sự vật, hiện tượng mà các em được tìm hiểu, sự lập luận còn kém, các kỹ năng, kỹ xảo và thực hành còn vụng về, lúng túng. Việc dạy học Tự nhiên và Xã hội đôi khi diễn ra còn khô khan, cứng nhắc, mang tính chất đối phó cho đầy đủ chương trình. Học sinh, phụ huynh và thậm chí cả giáo viên vẫn cho rằng môn học này là phụ nên bị cắt giảm thời lượng và không quan tâm đến. Qua những tiết dự giờ, tôi thấy giáo viên còn hạn chế trong việc vận dụng phương pháp cũng như kĩ thuật dạy học tích cực nên chủ yếu các em học sinh tiếp thu nhanh, tích cực tham gia học tập, còn số học sinh tiếp thu chậm ít có cơ hội tham gia hoạt động. Chính vì thế, việc học tập thường ít hứng thú, nội dung đơn điệu, giáo viên ít quan tâm đến phát triển năng lực cá nhân. Một số em còn xem nhẹ phân môn Tự nhiên- xã hội, chưa có thái độ, phương pháp học tập đúng đắn. Vì thế, học sinh chưa có ý thức tự tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học. Chính vì vậy, mục tiêu phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh là vấn đề cần thiết. Mỗi GV cần vận dụng có hiệu quả các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, bắt nhịp với việc đổi mới chung của ngành Giáo dục và cũng chính là để học sinh chủ động trong học tập có phương pháp tự chiếm lĩnh, tự tìm kiếm kiến thức mới trở thành người năng động, sáng tạo. 3. Phạm vi đề tài Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội cho học 3 Giáo viên còn dạy Tự nhiên- Xã hội bó gọn trong khuôn khổ lớp học, chưa thường xuyên tổ chức cho học sinh những tiết học ngoài trời. Việc tự làm đồ dùng dạy học phục vụ tiết học Tự nhiên- Xã hội còn hạn chế nên một số tiết học diễn ra khô khan, chưa tạo hứng thú cho học sinh. Trong trường Tiểu học của chúng ta hiện nay, mặc dù thời gian biểu, cũng như phân lượng thời gian số tiết cho các môn học rõ ràng, nhưng ở môn Tự nhiên và Xã hội nhiều giáo viên còn coi là môn phụ, chưa dành nhiều tâm huyết, đầu tư cho môn học. Sự hiểu biết của một số giáo viên còn hạn chế, ít cập nhật thông tin về sự phát triển của khoa học kĩ thuật. Giáo viên đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhưng đôi khi cũng ngại không dám thoát li các gợi ý của sách giáo khoa, sách hướng dẫn vì sợ sai. b. Về phía phụ huynh: Bên cạnh những phụ huynh quan tâm tới việc phát triển toàn diện cho con em mình thì còn một số nhỏ cho rằng, các em chỉ cần học hai môn học chính, là Toán và Tiếng Việt, còn Tự nhiên và Xã hội là môn học phụ, không cần học nhiều. Chính vì những quan điểm đó mà một số phụ huynh chưa quan tâm, hỗ trợ kịp thời sách vở, đồ dùng học tập cho các em. Đặc biệt là những tiết TNXH có chuẩn bị đồ dùng, vật thật mà không được đáp ứng kịp thời sẽ ảnh hưởng tới chất lượng học tập của các em. c. Về phía học sinh: Lớp 2E do tôi chủ nhiệm có 45 em. Trong đó: Nữ: 24 em Học sinh dân tộc:3 em Trước thực trạng nêu trên, đầu năm học, để tìm hiểu về sự hứng thú và hiệu quả khi học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 khi không và có sử dụng tranh ảnh, đồ dùng thí nghiệm hay trò chơi học tập, tôi đã thực hiện phiếu điếu tra học sinh lớp tôi phụ trách: 5 Có đến 77,8% các em học sinh được hỏi cảm thấy không hứng thú với môn học khi giáo viên không sử dụng tranh ảnh, đồ dùng thí nghiệm, trò chơi khi lên tiết dạy. Ngược lại khi có sử dụng các kĩ thuật, phương tiện dạy học sáng tạo, linh hoạt thì tỉ lệ học sinh không hứng thú giảm xuống đáng kể, chỉ còn 6,7%. Tương tự như vậy, chỉ có 6,7 % số học sinh cảm thấy hiểu bài khi giáo viên dạy một tiết học “chay”. Và gần như tất cả các em (88,9%) đều hiểu bài với một tiết học Tự nhiên & Xã hội sinh động, với nhiều tranh ảnh, đồ dùng thí nghiệm và hình thức học tập đa dạng. 3. Nguyên nhân của thực trạng a. Nguyên nhân khách quan Bên cạnh đó, các môn học như Toán, Tiếng Việt, Anh Văn, Tin học lại chiếm số lượng tiết học lớn hơn. Ví dụ như môn Tiếng Việt có đến 8 tiết/tuần, môn toán 5 tiết/tuần, Anh Văn 4 tiết/tuần, Tin học 2 tiết/tuần. Môn Tự nhiên và Xã hội chỉ có 1/ tiết/tuần. Vì vậy về khách quan thì môn Tự nhiên và Xã hội cũng được dành khá ít thời gian so với các môn học được đánh giá bằng điểm số vào cuối mỗi kì. Chính bản thân học sinh cũng có suy nghĩ chưa đúng về môn học, cho rằng là môn học “phụ”, không quan trọng nên ít đầu tư, không dành thời gian tự học ở nhà nhiều. Các em ít tìm hiểu, tiếp xúc với tự nhiên, môi trường khoa học, vì vậy càng cảm thấy môn học trở nên khó khăn và ngại học, ngại sáng tạo để có sản phẩm đẹp. b. Nguyên nhân chủ quan Mặc dù là thực hiện đổi mới phương pháp dạy học song đôi khi giáo viên chưa coi trọng việc sử dụng thiết bị dạy học của bộ môn hoặc ngại dùng, có chuẩn bị song thao tác còn vụng về, lúng túng. Vì vậy, khiến các em không thích thú với môn học, hiệu quả giờ học Tự nhiên- Xã hội không cao. Một số giáo viên còn thiếu kinh nghiệm với cách tổ chức hoạt động tích cực cho trò lĩnh hội kiến thức, hoặc có tổ chức thì còn lúng túng, mất thời gian, qua loa đại khái. Học sinh còn bỡ ngỡ, rụt rè chưa quen với các hoạt động mới hoặc quá phấn khích gây mất trật tự trong lớp học. 7 phân loại, báo cáo Về thái độ: có ý thức, tự giác, giúp đỡ, bảo vệ Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Để đạt được mục tiêu của bài học này, tôi luôn suy nghĩ xem phải sử dụng những đồ dùng nào và những phương tiện, dụng cụ thí nghiệm nào nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh và mang lại hiệu quả cao nhất trong tiết học Tự nhiên- Xã hội. Tôi kiểm tra, xem lại các danh mục về thiết bị và đồ dùng dạy học của nhà trường(hoặc bản thân đã tích lũy được từ trước) để xác định những đồ dùng dạy học cần thiết cho bài đã có sẵn hay phải tự làm, xác định rõ trong số những đồ dùng dạy học đó, học sinh sẽ phải chuẩn bị gì, giáo viên sẽ phải chuẩn bị gì để liệt kê trong kế hoạch bài học và chuẩn bị chúng một cách đầy đủ và chu đáo. Lựa chọn phương pháp dạy học phát huy hứng thú, say mê học của học sinh: Đây là nhiệm vụ không thể thiếu được trong tiết dạy Tự nhiên- Xã hội. Muốn học sinh hứng thú học tập, tôi lựa chọn các hình thức học tập phù hợp với từng đối tượng học sinh để thực hiện tốt mục tiêu dạy phân hóa đối tượng học sinh. Thiết kế các hoạt động dạy học: Giáo viên chia bài học thành các hoạt động chủ yếu. Các hoạt động này được sắp xếp theo thứ tự và logic hợp lí. Với mỗi hoạt động, tôi dự kiến thời gian, xác định mục tiêu và cách tiến hành để đạt được mục tiêu đã đề ra cho hoạt động đó. 2. Sử dụng các hình thức và phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh a. Sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột: Phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” là phương pháp dạy học khoa học dựa trên cơ sở của sự tìm tòi – nghiên cứu, áp dụng cho việc dạy học các môn khoa học tự nhiên. 9 + Khuyến khích tất cả học sinh đều có thói quen trình bày ý kiến, quan điểm cá nhân của mình. + Ở bước này, nếu một vài học sinh nào đó nêu ý kiến đúng, tôi không vội khen hoặc có những biểu hiện chứng tỏ ý kiến đó là đúng. Biểu tượng ban đầu của học sinh càng đa dạng, phong phú, càng sai lệnh với kiến thức đúng thì tiết học càng sôi nổi, thú vị, gây hứng thú cho học sinh và ý đồ dạy học của giáo viên càng dễ thực hiện hơn. Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án thí nghiệm Từ những khác biệt và phong phú về biểu tượng ban đầu của học sinh, tôi giúp học sinh đề xuất các câu hỏi từ những sự khác biệt đó, từ đó đưa ra các phương án thí nghiệm. Ở bước này, tôi tiến hành qua 3 việc như sau: Trước hết, tôi khéo léo chọn lựa một số biểu tượng ban đầu khác biệt trong lớp để giúp học sinh so sánh, từ đó giúp học sinh đặt câu hỏi liên quan đến nội dung bài học. Tôi cần linh hoạt điều khiển thảo luận của học sinh nhằm giúp học sinh đề xuất các câu hỏi (ở bước 3) từ những sự khác biệt đó theo ý đồ dạy học. Tuyệt đối không có bình luận hay nhận xét gì về tính đúng sai của các ý kiến ban đầu (biểu tượng ban đầu) của học sinh . Tôi tiếp tục cho học sinh đề xuất các câu hỏi nghi vấn, những băn khoăn, thắc mắc cần tìm hiểu về đối tượng. Đề xuất thí nghiệm nghiên cứu: Khi học sinh đề xuất phương án thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu, tôi nêu nhận xét chung và quyết định tiến hành phương án thí nghiệm đã chuẩn bị sẵn. Trường hợp học sinh không đưa ra được phương án thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu thích hợp, tôi gợi ý hoặc đề xuất cụ thể phương án nếu gợi ý mà học sinh chưa nghĩ ra. Bước 4: Tiến hành thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu Ở bước này, tôi thực hiện như sau: Nêu mục đích, yêu cầu và cách thực hiện thí nghiệm. Phát dụng cụ và vật liệu thí nghiệm. Thực hiện thí nghiệm: + Học sinh nghiên cứu tài liệu, quan sát, điều tra...hoặc kiểm chứng các giả 11
File đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_cua_ho.doc