SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội Lớp 2

doc 21 trang sangkienhay 23/02/2024 10855
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội Lớp 2

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội Lớp 2
 MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................2
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:......................................................................................2
II- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ............................................................................2
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.........................................................................3
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................3
V. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI: ...............................................................................3
VI. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU........................................................................3
B - PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................4
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN..............................................................................................4
1. Cơ sở lí luận : ....................................................................................................4
II- THỰC TRẠNG BAN ĐẦU:............................................................................4
1. Thuận lợi: ..........................................................................................................4
2. Khó khăn: ..........................................................................................................5
III- BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH .............................................................................5
1. Tác dụng của phương pháp thảo luận nhóm : ...................................................5
2. Nhiệm vụ của giáo viên và học sinh trong giờ thảo luận nhóm........................6
3. Các bước tiến hành thảo luận nhóm ..................................................................7
IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN..............................................................................9
1. Tại sao tổ chức cho học sinh học theo nhóm lại quan trọng ?..........................9
2. Tổ chức học sinh học theo nhóm như thế nào trong giờ học môn Tự nhiên và 
xã hội ? ..................................................................................................................9
3. Dạy-học hợp tác theo nhóm nhỏ bao gồm những bước nào?.........................10
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC................................................................................13
C- PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................................19
 PHỤ LỤC 
..20
 1/21 - Nhận được những lời góp ý, nhận xét từ cán bộ quản lí nhà trường, của 
Phòng Giáo dục và từ các bạn đồng nghiệp để tôi phát huy những mặt mạnh, 
điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót cho hoàn thiện hơn.
 - Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục về mọi mặt, không chỉ mang lại 
cho các em học sinh tri thức mà giúp các em đam mê khám phá thế giới xung 
quanh mình.
 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 - Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2
 - Phương pháp thảo luận nhóm trong quá trình dạy học môn Tự nhiên và 
Xã hội.
 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Về việc nghiên cứu thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
 - Phương pháp quan sát
 - Phương pháp điều tra
 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 - Phương pháp thống kê, phân loại, so sánh – đối chứng
 - Phương pháp phân tích, tổng hợp
 - Phương pháp thực nghiệm
 V. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI: 
 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi chỉ hướng vào việc giảng dạy phân 
môn Tự nhiên và Xã hội bằng phương pháp thảo luận nhóm qua 6 bước tiến 
hành :
 1. Lựa chọn vấn đề thảo luận.
 2. Chia nhóm bố trí chỗ ngồi.
 3. Giao nhiệm vụ và giới hạn thời gian thảo luận
 4. Giám sát hoạt động thảo luận của từng nhóm.
 5. Trình bày kết quả thảo luận.
 6. Tổng kết dánh giá.
 Đây là 6 công việc quan trọng mà tất cả các giáo viên chủ nhiệm lớp cần 
phải làm khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong tiết học Tự nhiên và 
Xã hội.
VI. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU.
- 63 học sinh lớp 2A5 và 63 học sinh lớp 2A1
* Lớp thực nghiệm là lớp 2A5
* Lớp đối chứng là lớp 2A1.
* Hai lớp có sĩ số bằng nhau và trình độ tương đương nhau.
 3/21 - Giáo viên dược hướng dẫn cách xây dựng thiết kế bài học theo hướng 
mới có phân chia theo từng hoạt động cụ thể, rõ ràng, có chỉ dẫn các phương 
pháp theo từng chủ đề.
 - Giáo viên được học tập, tham dự các chuyên đề học tập kinh nghiệm của 
trường bạn.
 - Lớp học được trang bị đầy đủ máy tính, máy chiếu và nối mạng Internet.
 - Giáo viên nhiệt tình, quan tâm đến lớp, có tinh thần học hỏi cao.
 - Học sinh luôn say mê học hỏi, tìm tòi, tìm hiểu thế giới tự nhiên và thế 
giới con người xung quanh các em với những câu hỏi : Tại sao ? Như thế nào ? 
Vì sao ? Để làm gì ?
 2. Khó khăn:
 - Giáo viên còn thiếu kinh nghiệm với cách tổ chức hoạt động tích cực 
cho trò lĩnh hội kiến thức. Hoặc có tổ chức thì còn lung túng, mất thời gian. Học 
sinh còn bỡ ngỡ, rụt rè chưa quen với các hoạt động mới hoặc phấn khích gây 
mất trật tự trong lớp học.
 - Sự cập nhật của giáo viên còn hạn chế, ít cập nhật thông tin về sự phát 
triển của khoa học kỹ thuật.
 - Học sinh lớp 2 còn nhỏ, các con vừa chuyển từ lớp 1 nên ý thức tự giác 
học tập và khả năng hoạt động nhóm của các con chưa tốt.
 - Học sinh còn rụt rè, thiếu tự tin khi trình bày các ý kiến trước lớp. 
 - Sĩ số lớp đông, 63 HS/ lớp.
 III- BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH
1. Tác dụng của phương pháp thảo luận nhóm :
 Thảo luận nhóm là một phương pháp dạy học hiện đại, lấy người học làm 
trung tâm. Với phương pháp này, người học được làm việc cùng nhau theo các 
nhóm nhỏ và mỗi một thành viên trong nhóm đều có cơ hội tham gia vào giải 
quyết các nhiệm vụ học tập trong một khoảng thời gian nhất định dưới sự hướng 
dẫn, lãnh đạo của giáo viên. 
 Mục đích chính của thảo luận nhóm là thông qua công tác học tập, nhằm: 
 Phát huy tính tích cực, chủ động, tự lực của học sinh : trong thảo luân 
nhóm, học sinh phải tự giải quyết nhiệm vụ học tập, đòi hỏi sự tham gia tích cực 
của các thành viên; đồng thời, các thành viên cũng có trách nhiệm về kết quả 
làm việc của mình. 
 Phát triển năng lực cộng tác làm việc của học sinh: học sinh được luyện tập 
kỹ năng cộng tác, làm việc với tinh thần đồng đội, các thành viên có sự quan 
tâm và khoan dung trong cách sống, cách ứng xử 
 5/21 đề bằng cách cho rằng ý kiến của thành viên nổi trội là đáng ghi nhận nhưng 
giáo viên muốn nghe ý kiến của học sinh nhút nhát.
 Cuối buổi thảo luận, nhiệm vụ của giáo viên là nhận xét, bổ sung, định 
hướng đúng vấn đề, ghi nhận đóng góp của nhóm, cho điểm. 
b. Nhiệm vụ của học sinh
 Học sinh phải chuẩn bị ý kiến cho vấn đề thảo luận, tham gia thảo luận. 
Nếu ý kiến trùng với ý kiến của bạn đã đề cập trước thì học sinh cần phải bổ túc 
thêm hay đưa ra một ý khác. Học sinh bảo vệ ý kiến của mình bằng những dẫn 
chứng thuyết phục nếu ý kiến của bản thân khác với ý kiến của cả nhóm và phải 
chấp nhận ý kiến đúng đắn. Trong khi thảo luận, học sinh cần ghi chép những ý 
kiến thảo luận trên vở nháp. Cuối buổi thảo luận, học sinh nhóm trưởng có trách 
nhiệm trình bày ý kiến của nhóm trước lớp. 
3. Các bước tiến hành thảo luận nhóm
 * Có 6 bước tiến hành thảo luận nhóm:
Bước 1 : Lựa chọn vấn đề thảo luận.
 - Đây là bước đầu tiên trong tổ chức thảo luận nhóm. Tốt nhất nên lựa 
chọn được vấn đề thảo luận hấp dẫn, dễ chia sẻ, dễ huy động được nhiều ý kiến 
khác nhau, có tính chất kích thích tính tích cực chủ động làm việc của học sinh. 
Lưu ý, câu hỏi thảo luận nên là câu hỏi mở, không bao giờ là một câu hỏi đóng.
Bước 2 : Chia nhóm, bố trí chỗ ngồi.
 Chia nhóm ngẫu nhiên, chia theo vị trí ngồi, chia theo danh sách, chia 
theo đặc điểm chung, chia theo năng lực, chia theo kinh nghiệm, chia theo giới 
tính, chia theo cùng sở thích, chia qua tình huống, qua trò chơi...
 Khi chia nhóm cần chú ý đến số lượng và trình độ, năng lực của các học 
sinh. Không chia nhóm này quá đông, nhóm kia quá ít 
 Mỗi nhóm cần phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ để phân công trách nhiệm 
cho từng thành viên. Ngoài các thành viên, cơ cấu của nhóm gồm 2 vị trí quan 
trọng nhất là nhóm trưởng và thư ký. Nếu nhóm trưởng có năng lực, nhiệt tình, 
có uy tín, kỹ năng điều hành nhóm, được các thành viên tin tưởng, yêu mến, 
chắc chắn nhóm đó sẽ hoạt động hiệu quả...
 Việc bố trí chỗ ngồi cũng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc thảo luận. Nên 
bố trí các thành viên trong nhóm ngồi quay mặt vào nhau, vị trí ngồi đủ gần để 
có thể trao đổi, chia sẻ với nhau một cách thuận lợi. Nên có khoảng cách giữa 
các nhóm để sự trao đổi của các nhóm không bị ảnh hưởng tới nhau.
Bước 3 : Giao nhiệm vụ và giới hạn thời gian thảo luận
 7/21 Giáo viên tổng kết lại các vấn đề đã thảo luận, đánh giá những ý kiến giải 
quyết mọi câu hỏi của học sinh xung quanh vấn đề đó. Qua việc kết luận, chốt 
lại vấn đề sẽ giúp học sinh nắm bắt, ghi nhớ được nội dung cơ bản, cần thiết.
Ví dụ. Bài 27 : Loài vật sống ở đâu ?
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK và nói về những gì em nhìn thấy trong 
hình vẽ theo gợi ý sau :
- Kể tên những loài vật có trong hình vẽ ?
- Loài vật nào sống trên mặt đất ?
- Loài vật nào sống dưới nước ?
- Loài vật nào bay lượn được trên không ?
+ Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Loài vật có thể sống được ở những đâu ?
* Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm nêu tên các con vật.
Bước 1 : Lựa chọn vấn đề thảo luận.
 - Quan sát tranh và nêu tên các con vật có trong hình, con nào là con vật 
nuôi ? Con nào sống hoang dã ?
Bước 2 : Chia nhóm, bố trí chỗ ngồi.
 - Chia nhóm theo nhóm bàn, mỗi nhóm 2 học sinh.
Bước 3 : Giao nhiệm vụ và giới hạn thời gian thảo luận.
 - Giáo viên giao nhiện vụ : Trong vòng thời gian 3 phút các con - Quan 
sát tranh và nêu tên các con vật có trong hình, con nào là con vật nuôi ? Con nào 
sống hoang dã ?
Bước 4 : Giám sát hoạt động thảo luận của từng nhóm
 - Trong thời gian học sinh thảo luận, giáo viên đến các nhóm giúp đõ 
những học sinh còn lúng túng.
Bước 5 : Trình bày kết quả thảo luận. 
 - Cho đại diện nhóm trình bày, hoặc từng cặp hỏi đáp về các con vật mà 
nhóm mình vừa thảo luận.
Bước 6 : Tổng kết, đánh giá. 
 - Giáo viên nhận xét và đưa ra kết luận : Có rất nhiều loài vật sống trên 
mặt đất như : Voi, ngựa, chó, gà, hổ có loài vật đào hang sống dưới đất như 
thỏ, giun Chúng ta cần bảo vệ các loài vật có trong tự nhiên, đặc biệt là các 
loài vật quý hiếm.
 IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Tại sao tổ chức cho học sinh học theo nhóm lại quan trọng ?
 Việc tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm là quan trọng kể cả đối với 
HS mới bắt đầu vào lớp 1 bởi nhiều lí do. Trước hết, nó cho phép HS có nhiều 
 9/21 + Tập hợp các kết quả làm việc của từng cá nhân để thành sản phẩm chung của 
nhóm hoặc thảo luận về những gì từng cá nhân đã quan sát được. Việc thảo luận 
nhóm phải thực sự có sự tham gia của các thành viên, thể hiện :
* Các em phải nói với nhau;
* Nghe lẫn nhau;
* Đáp lại điều bạn khác nói;
* Đưa ra ý kiến riên của mình;
+ Các nhóm có thể đi lại trong lớp để quan sát kết quả của nhóm bạn. Các hoạt 
động này giúp học sinh học tập kinh nghiệm lẫn nhau giữa các nhóm. ( Bước 
này có thể không xảy ra khi GV chuyển sang làm việc chung cả lớp)
+ Trong quá trình các nhóm hoạt động Gv cần theo dõi và hướng dẫn, uốn nắn 
kịp thời.
- Làm việc chung cả lớp
+ Đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kết quả.
+ Các nhóm khác bổ sung, góp ý 
+ GV kết luận.
Ví dụ. Dạy thực nghiệm bài 29 : Một số loài vật sống dưới nước ?
Đối tượng: Lớp 2A5
Sau bài học học sinh phải đạt được các yêu cầu sau :
- Kiến thức: Học sinh kể tên được một số loài vật sống dưới nước. Nêu được lợi 
ích của các loài vật sống dưới nước đối với cuộc sống con người
- Kĩ năng: Nói tên một số loài vật sống ở nước ngọt , nước mặn. Hình thành kĩ 
năng quan sát, nhận xét và mô tả.
- Thái độ: HS yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên, đặc biệt các loài vật 
sống dưới nước.
 Ở tiết học này tôi đã áp dụng phương pháp thảo luận nhóm trong 2 hoạt 
động.
*Hoạt động 1: Tìm hiểu về các loài vật sống dưới nước
Mục tiêu : Nói tên của một số con vật sống dưới nước. Nói tên một số loài vật 
sống ở nước ngọt, nước mặn.
 Để đạt được mục tiêu đề ra tôi đã cho học sinh thảo luận nhóm 4 theo 6 
bước đã nêu ở trên : 
Bước 1: Lựa chọn vấn đề thảo luận.
 GV yêu cầu HS quan sát các con vật có trong nhóm mình đã sưu tầm 
được và trả lời các câu hỏi :
- Kể tên những con vật mình có ?
 11/21

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_su_dung_phuong_phap.doc