SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Khối 2 học tốt Bài thể dục theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Khối 2 học tốt Bài thể dục theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Khối 2 học tốt Bài thể dục theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

1 PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm - Qua thực tế nhiều năm tôi giảng dạy môn Giáo dục thể chất, tôi nhận thấy môn Giáo dục thể chất là một trong những bộ phận của nền giáo dục, góp phần làm thay đổi mọi mặt của giáo dục toàn diện có ảnh hưởng rất lớn tới các mặt giáo dục khác, có vị thế hết sức quan trọng trong việc chuẩn bị cho học sinh có đầy đủ khả năng, sức khỏe để tham gia vào cuộc sống sản xuất và bảo vệ tổ quốc. Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng mục tiêu phát triển con người toàn diện, khẳng định tầm quan trọng “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp: công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, là điều kiện phát huy nguồn nhân lực”. Nên bộ môn Giáo dục thể chất lớp 2 của bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống có nhiều sự đổi mới. - Giáo dục thể chất là một phần quan trọng trong hệ giáo dục quốc dân, góp phần giáo dục con người phát triển toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay đang đặt ra cho giáo viên Giáo dục thể chất ở trường Tiểu học đòi hỏi phải làm sao để dạy tốt các bài thể dục có trong chương trình ở bậc tiểu học nói chung, lớp 2 nói riêng. Cụ thể là bài thể dục của chương trình Giáo dục thể chất lớp 2 bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống. - Mục đích giáo dục thể chất trong nhà trường Tiểu học nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe, cung cấp những kiến thức cơ bản về vệ sinh cơ thể, môi trường,... hình thành thói quen tập luyện, biết thực hiện một số động tác cơ bản thể dục thể thao, trò chơi vận động,... tạo nên môi trường phát triển tự nhiên của trẻ em, gây được không khí vui tươi, lành mạnh, nhanh nhẹn, mạnh dạn, dũng cảm,... - Mục tiêu giáo dục thể chất là bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những người phát triển toàn diện có đủ sức khoẻ dồi dào thể chất cường tráng và cuộc sống vui tươi. Hiện nay vấn đề sức khoẻ phải được coi trọng phải đẩy mạnh mọi mặt công tác thể dục thể thao để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Đăc biệt 3 PHẦN HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận: - Chương trình Giáo dục thể chất lớp 2 được thực hiện theo kế hoạch môn học được xây dựng cụ thể là: - Mỗi tuần học 2 tiết, mỗi tiết học trung bình 35 phút, cả năm học gồm 70 tiết, trong đó học kỳ I là 18 tuần dạy 36 tiết, học kỳ II là 17 tuần, dạy 34 tiết. - Ở lứa tuổi học sinh lớp 2, các em đã hoàn thiện hơn so với ở lứa tuổi học sinh lớp 1 tốc độ phát triển cũng tăng lên hơn các em đã biết hành động theo sự hướng dẫn của giáo viên ở mức độ nhanh hơn. - Điều đó giáo viên phải gương mẫu thường xuyên chú ý giáo dục tư tưởng cho học sinh để có thể giáo dục cho các em một cách chủ động, có kế hoạch và có kết quả cao hơn. - Trong giảng dạy: Khi luyện tập hoặc cho các em vui chơi trò chơi thì có ảnh hưởng đến các lớp đang học. Vì vậy, giáo viên dạy cũng không được tốt lắm, học sinh cảm thấy chưa say mê tích cực trong tập luyện. Học sinh không chỉ học những bài thể dục tay không, trò chơi vận động mà các em còn rèn luyện thêm các tố chất nhanh, mạnh, bền, khéo léo, thông qua các nội dung học như: bật nhảy, chạy, ném bóng - Ngoài việc giảng dạy cho các em có được một sức khoẻ thật tốt, giáo viên còn phải luôn giáo dục cho học sinh trong trường từng tiết học như: tính dũng cảm, tính trung thực, tính tự giác, tính tích cực, tính khiêm tốn, cho nên phân môn Giáo dục thể chất ở bậc Tiểu học chiếm một vị trí hết sức quan trọng không thể thiếu trong giáo dục con người theo hướng toàn diện. 2. Cơ sở thực tiễn : - Đối với học sinh Tiểu học, các em còn nhỏ, hệ xương chưa phát triển đầy đủ. Hệ hô hấp ở lứa tuổi này có đường hô hấp còn nhỏ hẹp, hệ tuần hoàn hoạt động chưa được tốt, sự tập trung chú ý chưa bền vững, dễ bị phân tán, tính hưng phấn chưa cao, trí tưởng tượng đang phát triển song còn tương đối nghèo nàn, ít có tổ chức, tư duy logic chưa cao. Vậy nên làm thế nào để dạy bài thể dục 5 Việt, Anh Văn là môn học cơ bản. Nhưng nếu học trò của chúng ta sức khoẻ không tốt: Cận thi, các phản xạ phối hợp không nhịp nhàng thì việc tiếp thu bài gặp nhiều khó khăn. Qua thực tế giảng dạy và quan sát việc dạy - học môn Giáo dục thể chất trong trường chỉ mang tính hình thức, chống đối, cốt lùa học sinh ra sân chơi, giờ học không đạt được hiệu quả hoặc huấn luyện học sinh như huấn luyện tân binh, khuôn mẫu, kỷ luật quá dẫn đến kết quả học sinh sợ học Giáo dục thể chất. - Về học sinh: nhiều em còn rụt rè, chưa mạnh dạn tự tin; còn thụ động trong học tập. Một số em chưa biết cách diễn đạt, trình bày, ứng xử còn mang tính “tuỳ tiện”. Một số ít em tiếp thu bài còn chậm nhưng chưa mạnh dạn tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn, từ thầy cô. c. Điều tra khảo sát, thống kê một số kĩ năng: * Khảo sát đầu năm nội dung thực hiện các động tác bài thể dục lớp 1 Thực hiện động tác bài thể dục TSHS Đạt Chưa đạt SL % SL % 112 54 48.2 58 51,8 5. Các biện pháp của sáng kiến: - Giáo viên Giáo dục thể chất phải là người làm mẫu chuẩn xác các động tác thể dục cũng như có thói quen, tác phong rèn luyện thân thể trong cuộc sống. Vì vậy năng lực thực hành có tầm quan trọng số một. - Để giúp các em học tốt môn Giáo dục thể chất, ngoài phương pháp giảng dạy giáo viên cần kết hợp nhiều biện pháp với nhau. - Mỗi giờ dạy Giáo dục thể chất là là mỗi bước đi bằng hành động cụ thể trong quá trình biến mục đích nội dung giáo dục thành kết quả thực tế. Vì vậy mỗi giờ dạy đều phải làm cho học sinh nắm được kiến thức, kĩ năng, được bồi dưỡng về phẩm chất ý chí và được thúc đẩy thể lực tăng tiến không ngừng, muốn đạt được toàn diện phải thực hiện các khâu sau: 7 - Như tôi đã nêu trên, làm mẫu cũng phải kết hợp với giải thích kĩ thuật động tác, đồng thời nhắc nhở học sinh chú ý quan sát những khâu chủ yếu. Khi giảng dạy phải trình bày một cách rõ ràng, nhấn mạnh những điểm then chốt của động tác để kích thích sự hứng thú của học sinh. Ví dụ: Khi dạy học sinh thực hiện nhịp 1 động tác tay: “bước chân trái sang ngang rộng bằng vai, đồng thời hai tay dang ngang bàn tay ngửa, căng ngực, mắt nhìn thẳng”, thì giáo viên làm ngược lại “bước chân phải sang ngang rộng bằng vai, đồng thời hai tay dang ngang bàn tay ngửa, căng ngực, mắt nhìn thẳng”. Đội hình quan sát động tác mẫu Biện pháp 3: Cách hô nhịp. + Khi hô nhịp cho học sinh tập từng động tác: Giáo viên nêu tên động tác, sau đó hô lệnh bắt đầu. Ví dụ: “Động tác vươn thở...bắt đầu”. Nhịp hô nhanh hoặc chậm tùy thuộc vào tính chất từng động tác. + Khi hô nhịp cho HS tập phối hợp cả bài: Giáo viên vừa hô nhịp, vừa kết hợp nhắc nhở HS và nhịp kết thúc của động tác trước chính là tên của động tác sau. 9 những cử động tập chưa chính xác, từ đó chỉnh sửa cho đúng với yêu cầu kĩ thuật động tác và ngược lại. Đội hình chia tổ tập luyện Học sinh luyện tập theo nhóm đôi Biện pháp 5: Sử dụng phương pháp “thi đua” vào tiết dạy. - Đối với phân môn Giáo dục thể chất nói chung và bài thể dục nói riêng thì khối lượng vận động mỗi tiết học là không nhiều, những bài tập thường đơn điệu, các động tác lặp đi lặp lại nhiều lần nên dễ gây cảm giác nhàm chán trong học sinh. Vậy nên phương pháp học tập này đóng vai trò khá quan trọng trong việc đem lại hiệu quả cho một tiết dạy. Cụ thể, thông qua hình thức học tập này học sinh sẽ phát huy hết khả năng của mình, từ đó kích thích các học sinh khác có tinh thần tự giác tâp luyện, sự hưng phấn trong học tập được nâng lên nhiều lần, giảm bớt được sự uể oải, thiếu tập trung ở một số bộ phận học sinh. 11 - Hoạt động vận dụng Mục đích là giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kỹ năng đã học để phát hiện và giải quyết các tình huống hoặc vấn đề nảy sinh trong cuộc sống gần gũi, ở gia đình, địa phương. - Hoạt động tìm tòi mở rộng Mục đích là giúp học sinh không ngừng tiến tới, không bao giờ dừng lại với những gì đã học và hiểu rằng ngoài những kiên thức được học trọng nhà trường còn rẩt nhiều điều có thể và cần phải tiếp tục học, góp phần học tập suốt đời. Biện pháp 8: Bồi dưỡng cán sự thể dục - Mỗi tổ có một cán sự để giúp giáo viên, chọn lựa những em có trình độ thể lực tốt, có khả năng tổ chức, tích cực gương mẫu trong học tập có uy tín trong tổ để hướng dẫn các bạn hỗ trợ giáo viên trong tập luyện phát hiện những sai trái của từng động tác báo cáo với giáo viên để sửa sai kịp thời. Biện pháp 9: Phân tích đánh giá giờ dạy: - Đánh giá phản ảnh thực trạng đồng thời tìm những biện pháp giải quyết tình hình, sửa chữa sai sót của học sinh sau mỗi tiết dạy, giáo viên cần nhìn lại toàn bộ những khâu lên lớp, tiến hành các bước lên lớp theo đúng kế hoạch đề ra không, nội dung tập luyện có hoàn thành được nhiệm vụ yêu cầu hay không, việc áp dụng hình thức tổ chức và sử dụng các phương pháp giảng dạy có thích hợp có hiệu quả không, khối lượng vận động có phù hợp với yêu cầu của bài và năng lực học sinh, kết quả tập luyện của học sinh tiếp thu đến đâu, tồn tại những gì, tinh thần thái độ và tổ chức kỉ luật của học sinh khi lên lớp ra sa,...Những vấn đề được phân tích sau tiết dạy giáo viên phải ghi vào phần cuối kế hoạch bài dạy, hoặc sau một học kì, cần phân tích đánh giá khái quát các vấn đề, những vấn đề này được ghi vào sổ công tác chuyên môn. - Căn cứ vào thực trạng trên bản thân đưa ra một số giải pháp tập luyện vào tình hình thực tiễn của trường để rèn kĩ năng tập bài thể dục, là dạy và học sau cho có thể khơi gợi hứng thú, phát huy được tính tự giác, tích cực của học sinh để hình thành và phát huy đúng năng lực của học sinh. 13 + Nhịp 2: Chân phải đứng thẳng, chân trái đưa sang ngang, hai tay dang ngang bàn tay sấp. - Nhưng khi thực hiện đa số các em thường thực hiện chưa đúng theo yêu cầu của động tác như: Chân đưa sang ngang chưa cao, lưng chưa thẳng, chưa giữ được thăng bằng. - Giáo viên phải cho các em thực hiên lại bài tập để giáo viên hỗ trợ các em sửa sai để tập tốt hơn. Vi dụ: Động tác 5: Phối hợp của bài thể dục lớp 2. + Nhịp 1: Chân trái đưa lên trước, chân phải kiễng gót, hai tay đưa lên cao chếch chữ V, đầu ngửa. + Nhịp 2: Chân trái đưa về ngang với chân phải, cách một khoảng rông hơn vai, cúi người, gập thân, hai chân thẳng, hai tay với mũi bàn chân - Đa số khi các em thực hiện ở nhịp 1 chân phải chưa kiễng gót, hai tay đưa lên cao chếch chữ V còn mở rộng, ở nhịp 2 khi cúi hai chân còn chưa thẳng. - Giáo viên nên cho các em tập chậm từng cử động rồi mới cho thực hiện theo nhịp, không cho các em thực hiện vội vàng dễ gây nên loạn nhịp. Vi dụ: Động tác 7: Nhảy của bài thể dục lớp 2. - Các em thực hiện động tác còn giật cục, bật nhảy không nhịp nhàng. Giáo viên nên cho các em thực hiện ở những lần đầu bật nhảy chậm từng nhịp và phối hợp với động tác của tay, sau đó mới cho các em thực hiện nhanh dần. Ví dụ: Động tác 8: Điều hoà của bài thể dục lớp 2. - Động tác của các em còn tập còn gò bó, không thả lỏng cơ thể, chưa kết hợp với hít thở sâu. Giáo viên là người điều khiển cần hô nhịp chậm, động tác nhẹ nhàng và nhắc các em kết hợp với hít thở sâu và thả lỏng tích cực. - Trong khi ôn tập động tác đã học giáo viên cần luôn thay đổi hình thức tập luyện cho phong phú để các em không bị nhàm chán. Ví dụ: Ôn tập 4 động tác: Vươn thở, Tay, Chân, và Lườn. - Trước khi giáo viên điều khiển các em ôn bài, giáo viên nêu tên từng động tác rồi mới thực hiện động tác. Sau đó mới chia tổ, phân công giao nhiêm vụ cho các tổ trưởng. Trong quá trình tập luyện theo tổ giáo viên cần canh thời
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_khoi_2_hoc_tot_bai_the_d.doc