SKKN Một số biện pháp dạy từ ngữ theo chủ đề trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh Lớp 2

docx 47 trang sangkienhay 19/10/2023 1670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy từ ngữ theo chủ đề trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp dạy từ ngữ theo chủ đề trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh Lớp 2

SKKN Một số biện pháp dạy từ ngữ theo chủ đề trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh Lớp 2
 PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
 Trong các môn học ở tiểu học thì môn Tiếng Việt là môn học trung tâm 
trong các môn học, có vị trí quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện mục tiêu 
giáo dục thế hệ trẻ. Thông qua môn Tiếng Việt, giáo viên đã rèn luyện cho học 
sinh năng lực tư duy, óc quan sát, trí tưởng tượng, óc thẩm mỹ, giáo dục cho 
học sinh những tư tưởng đạo đức trong sáng, lành mạnh. Có thể nói không có 
Tiếng Việt thì không có một hoạt động nào khác trong nhà trường. Qua môn 
Tiếng Việt, học sinh được rèn 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Luyện từ và câu 
là một phân môn có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ của 
môn Tiếng Việt bậc Tiểu học. Từ là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ, câu là đơn 
vị nhỏ nhất có thể thực hiện chức năng giao tiếp. Vai trò của từ và câu trong hệ 
thống ngôn ngữ quyết định tầm quan trọng của việc dạy Luyện từ và câu. Việc 
dạy luyện từ và câu nhằm mở rộng, hệ thống hóa làm phong phú vốn từ của học 
sinh, cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về từ và câu, rèn cho học 
sinh kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các kiểu câu để thể hiện tư tưởng, tình 
cảm của mình, đồng thời giúp cho học sinh có khả năng hiểu các câu nói của 
người khác. Mặt khác, ngôn ngữ còn là yếu tố cấu thành dân tộc, duy trì và phát 
triển truyền thống văn hóa dân tộc. Trong giao tiếp, nếu không nắm được nghĩa 
của từ thì người tiếp nhận sẽ không hiểu, thậm chí hiểu sai lệch vấn đề. Còn bản 
thân người nói thì khó làm cho người nghe hiểu ý mình, cùng với việc non yếu 
ngữ pháp, non yếu việc sử dụng từ ngữ làm cho giao tiếp khó khăn và không đạt 
hiệu quả. T a phải hiểu được từ, có khả năng huy động vốn từ và biết cách sử 
dụng từ. Vì thế, việc dạy học từ ngữ là một nhiệm vụ quan trọng trong hệ thống 
môn học trong nhà trường. Luyện từ và câu có vai trò hướng dẫn trong việc 
nghe, nói, đọc, viết, phát triển ngôn ngữ và trí tuệ của các em. Phân môn luyện 
từ và câu là một phân môn được tôi quan tâm nhiều trong môn Tiếng Việt. Trong 
quá trình giảng dạy, với lòng say mê nghiên cứu tìm tòi học tập cộng với sự yêu 
thích Tiếng Việt, chữ Việt với những từ, câu... phong phú, nhiều ý nghĩa.
 Nguồn cơ bản của dạy từ chính là kinh nghiệm sống của cá nhân học sinh 
và những quan sát thiên nhiên, con người, xã hội của các em. Các em còn nhỏ, 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu:
 3.1. Khách thể nghiên cứu: Phương pháp dạy Luyện từ và câu ở Tiểu học.
 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp dạy từ và câu cho học sinh lớp 2.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
 - Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc dạy từ ngữ cho học sinh lớp 2.
 - Nghiên cứu thực trạng dạy từ ngữ cho học sinh lớp 2.
 - Đề xuất những biện pháp dạy từ ngữ cho học sinh lớp 2.
5. Phạm vi nghiên cứu:
 - Địa bàn nghiên cứu: Trường Tiểu học tôi đang dạy.
 - Đối tượng khảo sát và thực nghiệm: Giáo viên và học sinh khối 2.
 - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018.
6. Phương pháp nghiên cứu:
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận:
 - Phân tích, tổng hợp các tài liệu: Tìm đọc, nghiên cứu các tài liệu có liên 
quan đến việc phân biệt từ, câu, xác định các bộ phận, dùng từ đặt câu, đặc biệt 
là mở rộng vốn từ gắn với các chủ điểm được học thông qua các bài tập; sách 
giáo khoa TV2; sách giáo viên TV2; sách Thiết kế bài giảng TV2; sách tham 
khảo, các tạp chí của ngành giáo dục...
 - Phân loại các tài liệu.
 - Phương pháp so sánh.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
 - Phương pháp điều tra, khảo sát.
 - Phương pháp đàm thoại.
 - Phương pháp quan sát: Dự một số giờ của đồng nghiệp cùng khối, trao 
đổi, thảo luận để có những nhận xét xác thực về việc dạy từ ngữ cho học sinh.
 - Phương pháp thực nghiệm: Dạy thực nghiệm làm cơ sở cho những lí luận 
đưa ra.
6.3. Các phương pháp khác:
 - Phương pháp thông kê, xử lí số liệu.
 - Phương pháp luyện tập thực hành.
 PHẦN NỘI DUNG
 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC DẠY TỪ NGỮ CHO tập còn thụ động, ý thức tự giác chưa cao, còn phụ thuộc vào giáo viên.
 Trong giờ học Luyện từ và câu, học sinh phải kết hợp các hoạt động như: 
nghe, hiểu, nói, viết... Các em luôn mong muốn mình sẽ học tốt, hiểu bài, được 
cô khen. Tuy nhiên không phải học sinh nào cũng có thể dễ dàng dùng từ, hiểu 
từ được bởi khả năng của các em còn hạn chế.
1.3. Mục tiêu dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học
 Mục tiêu của môn Tiếng Việt bậc Tiểu học là:
 - Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, 
nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa 
tuổi.
 Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của 
tư duy.
 - Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những 
hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên, con người, về văn hóa, văn học của Việt 
Nam và nước ngoài.
 - Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong 
sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt 
Nam xã hội chủ nghĩa.
2. Nội dung kiến thức cần truyền thụ cho học sinh:
 2.1.MỞ rộng vốn từ và cung cấp cho học sinh lớp 2 một số hiểu biết 
sơ giản về từ, câu và dấu câu thông qua các bài tập thực hành (không có bài tập 
lý thuyết).
 - Về vốn từ: Ngoài những từ được dạy qua các bài tập đọc, những thành 
ngữ được dạy qua các bài tập viết, học sinh được học một cách tương đối có hệ 
thống các từ ngữ theo chủ điểm.
 Ví dụ : + Đơn vị thời gian (ngày, tháng, năm, năm học... )
 + Đơn vị hành chính: xã (phường), huyện (quận)
 + Đồ dùng học tập
 + Đồ dùng trong nhà
 + Việc nhà
 + Họ hàng
 + Vật nuôi - Phương pháp quan sát (vật thật, mô hình, tranh ảnh...)
 - Phương pháp đàm thoại gợi mở
 - Phương pháp luyện tập thực hành
 Để sử dụng các phương pháp này có hiệu quả thì người GV phải hiểu rõ 
các phương pháp và ưu nhược điểm của nó :
 + Phương pháp quan sát :
 Phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 2. HS được quan sát dưới 
sự hướng dẫn chỉ đạo của GV. Phương pháp này huy động tất cả các giác quan, 
giúp HS dễ hiểu, dễ nhớ, nhớ lâu. Tuy nhiên nếu sử dung không đúng lúc đúng 
chỗ các phương tiện trực quan làm cho HS phân tán chú ý, không chú ý vào dấu 
hiệu cơ bản của nội dung bài học.
 + Phương pháp đàm thoại gợi mở:
 Người giáo viên phải khéo léo đặt câu hỏi và dẫn dắt học sinh rút ra những 
kết luận mới, những tri thức mới. Phương pháp này nếu được vận dụng khéo léo 
sẽ kích thích học sinh độc lập tư duy, bồi dưỡng năng lực diễn đạt bằng lời, giúp 
giáo viên thu được tín hiệu ngược từ học sinh một cách nhanh nhất.
 + Phương pháp luyện tập thực hành:
 Luyện tập là lặp đi lặp lại nhiều lần những hành động nhất định nhằm hình 
thành và củng cố kĩ năng, kĩ xảo cần thiết. Đây là phương pháp chiếm vị trí quan 
trọng trong phân môn luyện từ và câu. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tự 
khai thác và phát huy vốn T iếng Việt thông qua việc thực hành luyện tập cá 
nhân hoặc theo cặp, theo nhóm tạo hứng thú, giúp học sinh tiếp thu kiến thức 
một cách nhẹ nhàng, gần gũi với lứa tuổi.
4. Các kỹ năng học sinh cần đạt:
 - Học sinh biết dùng từ đặt câu với các kiểu câu: Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai 
thế nào? và những bộ phận chính của các kiểu câu ấy trả lời câu hỏi: Khi nào?, 
Ở đâu?, Như thế nào?, Vì sao?, Để làm gì ?.
 Học sinh có kỹ năng dùng từ đúng, nói và viết thành câu, biết sử dụng các 
câu văn hay, nhận ra những từ, câu không có văn hóa để loại ra khỏi vốn từ, 
ngoài ra học sinh còn nắm được chuẩn văn hoá của lời nói.
 - Học sinh biết sử dụng các dấu câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu phẩy, 
dấu chấm than trong các văn bản viết.
5. Cấu trúc một bài luyện từ và câu lớp 2: + Tìm từ dựa vào yếu tố cấu tạo.
 + Tìm hiểu, nắm nghĩa của từ trên cơ sở cho từ và nghĩa của từ, yêu cầu 
học sinh xác lập sự tương ứng.
 + Loại bài tập giúp học sinh luyện cách sử dụng từ.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU NÓI 
CHUNG VÀ DẠY TỪ NGỮ THEO CHỦ ĐỀ NÓI RIÊNG CỦA HỌC SINH LỚP 2
l. Vài nét về trường.
 Trường nằm trên địa bàn xã có truyền thống hiếu học, các cấp lãnh đạo xã 
rất quan tâm tới giáo dục, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà trường. Trường 
rất rộng rãi, nhiều cây xanh được trồng từ lâu đời nên tạo cho khung cảnh nhà 
trường sự yên tĩnh, thoáng mát. Cơ sở vật chất của trường, của lớp tương đối 
đầy đủ, luôn được bổ sung, trang bị kịp thời.
 Là một trường ven đô với địa bàn xã khá rộng và đông dân cư nên trường 
có rất đông học sinh: 1870 em/ 38 lớp, riêng khối 2 có 8 lớp với 409 học sinh.
 Đội ngũ giáo viên với trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình trong 
giảng dạy, hết lòng vì học sinh. Đa số học sinh ngoan, có ý thức học tập tốt, 
nhanh nhẹn, ham học hỏi; học sinh có đủ sách vở, đồ dùng học tập. Các bậc phụ 
huynh phối kết hợp tốt với nhà trường và giáo viên, rất quan tâm tới việc học 
tập và rèn luyện của con em mình. Tuy nhiên đa số học sinh là con em lao động 
tự do, nhiều phụ huynh còn bận bịu, lo làm ăn kinh tế nên ít có điều kiện cho 
các em ra bên ngoài khám phá thế giới xung q uanh, bởi vậy vốn hiểu biết thực 
tế, khả năng giao tiếp của các em còn hạn chế.
2. Chương trình, tài liệu học tập phân môn Luyện từ và câu lớp 2:
 2.1. Chương trình:
 Phân môn Luyện từ và câu lớp 2 cả năm có 35 bài tương ứng với 35 tiết, 1 
tuần/1tiết. Học kì I gồm 18 bài, trong đó có 2 bài ôn tập và 16 bài mới. Học kì 
II gồm 17 bài, trong đó có 2 bài ôn tập và 15 bài mới.
 Sự tương quan số tiết học giữa phân môn Luyện từ và câu với các môn học 
khác trong Tiếng Việt như sau:
 Bảng phân bổ tiết trong môn Tiếng Việt: - Tuần 35: Ôn tập cuối học kì 2.
 2.3. Sách hướng dẫn giảng dạy:
 Bên cạnh SGK, GV còn có tài liệu dạy học là sách giáo viên, sách Thiết kế 
bài giảng TV2 và tài liệu quan trọng là: Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, 
kĩ năng các môn học ở Tiểu học - lớp 2.
 3. Một số vấn đề về sách giáo khoa Luyện từ và câu lớp 2:
 3.1. Ưu điểm:
 Các bài Luyện từ và câu được sắp xếp theo từng chủ điểm rất rõ ràng, hợp 
lí. Nhiều bài hay, phù hợp với nhận thức của học sinh nên các em học hào hứng. 
Sách thiết kế phần Từ ngữ và Ngữ pháp rõ ràng, hợp lí.
Ví dụ:
 - Bài: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về các môn học- Từ chỉ hoạt động (Tiếng
 Việt 2- tập 1- trang 59)
 - Bài: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về tình cảm- Dấu phẩy (Tiếng Việt 2- tập 
1-
 trang 99)
 - Bài: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về Bác Hồ (Tiếng Việt 2- tập 2- trang 104)
 3.2. Nhược điểm:
 Một số bài có kênh chữ nhiều quá, không có kênh hình nên chưa thu hút 
được học sinh khi học.
Ví dụ:
+ Bài: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về chim chóc
 Đặt và trả lời câu hỏi: Ở đâu? (Tiếng Việt 2- tập 2- trang 27)
+ Bài: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về muông thú
 Đặt và trả lời câu hỏi: Như thế nào? (Tiếng Việt 2- tập 2- trang 45)
 4. Thực trạng việc dạy từ ngữ cho học sinh lớp 2:
 4.1. Thuận lợi:
 + Giáo viên say mê, nhiệt tình trong giảng dạy, luôn tìm tòi, học hỏi, hết 
lòng vì học sinh, có kĩ năng, phương pháp sư phạm.
 + Giáo viên rất coi trọng giờ Luyện từ và câu. biết thêm nhiều từ mới và được hiểu thêm về từ ngữ. Các em có thái độ tích cực, 
có ý thức trong việc học luyện từ và câu.
 -Ở trường, học sinh còn được cung cấp vốn từ, vốn hiểu biết qua các giờ 
học khác như: Tập đọc, Kể chuyện,..., qua hoạt động vui chơi, giao tiếp với bạn 
bè.
 - Phụ huynh học sinh quan tâm, sát sao với việc học của con em mình.
 5.2. Khó khăn
 - Học sinh lớp 2 mới được làm quen với phân môn Luyện từ và câu nên ở 
những tuần học đầu còn bỡ ngỡ, lúng túng. Các em mới qua lớp 1, mới “đọc 
thông viết thạo” nên vốn từ, vốn sống của các em còn quá ít. Hơn nữa do điều 
kiện sống của nhân dân địa phương chưa cao nên học sinh ít có điều kiện cho 
con ra ngoài khám phá thiên nhiên, thế giới xung quanh vì vậy vốn từ, vốn hiểu 
biết, vốn sống và khả năng giao tiếp của các em còn nhiều hạn chế.
 - Các em đang ở lứa tuổi hiếu động, thích chơi hơn thích học, nhận thức 
mang tính trực quan mà môn học Luyện từ và câu mang tính trừu tượng và tương 
đối khó. Ở phân môn Luyện từ và câu, học sinh mở rộng vốn từ theo chủ điểm 
thông qua các bài tập thực hành, chính vì vậy đòi hỏi học sinh phải có ý thức 
học, lòng yêu thích Tiếng Việt.
 - Trong giờ học, còn nhiều học sinh chỉ nghe mà không phát biểu ý kiến, 
vẫn còn hiện tượng học sinh chưa thực sự tập trung chú ý trong khi học, chỉ chú 
ý được trong khoảng thời gian ngắn, dễ bị phân tán tư tưởng bởi những thứ xung 
quanh.
 - Riêng về khả năng nắm kiến thức về từ ngữ của học sinh, tôi nhận thấy 
rằng: học sinh còn gặp khó khăn, lúng túng khi làm bài do vốn từ còn hạn chế, 
nắm nghĩa của từ chưa chắc. Đặc biệt với dạng bài tập luyện cách sử dụng từ để 
đặt câu thì nhiều học sinh làm bài chưa tốt: nội dung câu chưa phù hợp, chưa 
đúng yêu cầu, câu văn còn đơn giản, chưa phong phú, chưa sáng tạo. Nguyên 
nhân là do vốn từ ngữ của HS còn hạn chế, chưa chịu khó suy nghĩ để kết hợp 
các từ ngữ cho hợp lí khi đặt câu.
 Từ thực tế trên làm tôi trăn trở :
 - Thứ nhất: Giáo viên phải nắm rõ quy trình giảng dạy tiết Luyện từ và câu 
sao cho đảm bảo đầy đủ, chặt chẽ nội dung kiến thức của bài mà giờ học lại nhẹ 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_day_tu_ngu_theo_chu_de_trong_phan_mon.docx