SKKN Biện pháp sử dụng sơ đồ tư duy dạy học các câu kiểu trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 2
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp sử dụng sơ đồ tư duy dạy học các câu kiểu trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp sử dụng sơ đồ tư duy dạy học các câu kiểu trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 2
BIỆN PHÁP SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY DẠY HỌC CÁC CÂU KIỂU TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 2 1. Lý do chọn biện pháp 1.1. Xuất phát từ vai trò vị trí môn Tiếng Việt – phân môn Luyện từ và câu. Tiếng Việt là môn học rất quan trọng trong việc giúp HS hình thành 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và dùng để học các môn học khác. Dạy tiếng Việt ở tiểu học là dạy phát triển ngôn ngữ cho HS, giúp HS biết cách sử dụng tiếng Việt sao cho phù hợp nhất và linh hoạt nhất. Môn Tiếng Việt ở tiểu học gồm nhiều phân môn khác nhau: Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập viết, Chính tả, Tập làm văn. Trong đó phân môn Luyện từ và câu là phân môn luôn được GV quan tâm vì đây là phân môn đóng vai trò quan trọng đối với việc hoàn thiện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt cho HS tiểu học, hướng tới phát triển ngôn ngữ văn hóa và trí tuệ. 1.2. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc dạy các câu kiểu trong phân môn Luyện từ và câu. Câu là đơn vị cơ bản của lời nói, ngôn từ bằng văn bản. Về phương diện cấu trúc, nó là phạm vi lớn nhất của những mối quan hệ ngữ pháp chính danh. Tất cả các quan hệ ngữ pháp có thể có được đều chỉ có trong phạm vi câu. Có thể nói rằng, việc dạy học câu luôn là trung tâm cho các trường Tiểu học. Dạy câu giúp HS học tốt hơn những kiến thức như: âm vị, hình vị, từ, cụm từ và cả các đơn vị lớn hơn câu: đoạn và văn bản. Chính những lí do trên, việc dạy học câu được hình thành ngay ở những lớp đầu cấp trong chương trình tiểu học. HS được học những kiến thức sơ giản về câu bắt đầu từ lớp 2 trong phân môn Luyện từ và câu. Một câu đúng phải bao gồm những yếu tố sau: - Câu phải viết đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt. - Câu phải có quan hệ ngữ nghĩa phù hợp với tư duy của người Việt. - Câu phải có thông tin mới. - Câu phải được đánh dấu câu phù hợp. Bước 1: Xác định chủ đề chính: Chủ đề cần tìm hiểu. Bước 2: Phát triển ý tưởng tự do. Từ một chủ đề lớn, tìm ra các chủ đề nhỏ liên quan (chủ đề nhỏ). Từ mỗi chủ đề nhỏ lại tìm ra những yếu tố/nội dung liên quan (Chủ đề nhỏ hơn). Bước 3: Xem xét và thảo luận để loại bỏ nội dung trùng lặp, thiếu chính xác. Bước 4: Hoàn thiện sơ đồ tư duy. Tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả về chủ đề lớn một cách đầy đủ và rõ ràng. Lưu ý khi vẽ sơ đồ tư duy: - Viết tên chủ đề (bài học) ở trung tâm. - Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề. Nhánh và chữ viết trên đó được vẽ và viết cùng một màu. Nhánh chính đó được nối với chủ đề trung tâm. Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các nhánh. - Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó. - Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo. 2.1.3. Tác dụng của sơ đồ tư duy - Các hướng tư duy được để mở ngay từ đầu. - Các mối quan hệ của các nội dung trong chủ đề trở nên rõ ràng. - Nội dung luôn có thể bổ sung, phát triển, sắp xếp lại. - Học sinh được luyện tập phát triển tư duy logic sắp xếp các ý tưởng. - Học sinh dễ hiểu bài, nhớ lâu. - Học sinh có thể sử dụng để tổng hợp kiến thức được ở tất cả các môn học. 2.2. Sử dụng sơ đồ tư duy để ghi lại kiến thức cơ bản. - Nhận biết được câu kiểu Ai là gì? qua các bộ phận và từ ngữ - ”dấu hiệu” ; HS biết cách sử dụng từ ngữ, dấu câu để viết câu theo câu kiểu đã học. - Biết cách sử dụng câu khi nói, viết. * Năng lực, phẩm chất: - Dùng từ ngữ thích hợp để viết câu. Sử dụng câu đúng mục đích nói. Khả năng diễn đạt mạch lạc, lưu loát. - Rèn tính chăm chỉ. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Sau khi dạy lý thuyết giúp HS làm quen, nhận biết được mẫu câu kiểu Ai là gì? Tôi đã củng cố kiến thức cho HS bằng hệ thống câu hỏi và sơ đồ tư duy như sau: - Câu kiểu Ai là gì? có mấy bộ phận? Bộ phận thứ nhất là gì? Bộ phận thứ hai là gì? Từ ngữ nào trả lời cho Bộ phận thứ nhất? Từ ngữ nào trả lời cho bộ phận thứ hai? Câu kiểu Ai là gì? Dùng để làm gì? (Chức năng). - Dựa vào đâu để nhận biết được đó là câu kiểu Ai là gì? (dấu hiệu nhận biết). - Cuối câu kiểu Ai là gì? có dấu gì? - Vậy cấu trúc của câu kiểu Ai là gì? như thế nào? Với hệ thống câu hỏi như trên tôi có thể ghi lại bằng sơ đồ tư duy như sau: SƠ ĐỒ TƯ DUY CÂU KIỂU AI LÀ GÌ? Với các kiểu câu còn lại tổ chức tương tự và vẽ sơ đồ như sau: SƠ ĐỒ TƯ DUY CÂU KIỂU AI LÀM GÌ? SƠ ĐỒ TƯ DUY CÂU KIỂU AI THẾ NÀO? Sau khi học về các câu kiểu, HS tự học bằng cách vẽ lại theo ngôn ngữ của riêng mình giúp HS hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức về các câu kiểu. GV có thể tổ chức các sản phẩm trưng bày khi học về các câu kiểu. 2.2.2. Ghi lại một chủ đề kiến thức cần ôn tập có học sinh nào bị tiếp thu thụ động bởi tất cả các em đều được tham gia vào mọi hoạt động học tập đặc biệt là vẽ lại nội dung đã học bằng sơ đồ tư duy. Không chỉ vậy, kĩ thuật dạy học này còn giúp cho tiết học trở nên sôi nổi, hứng thú, học sinh hào hứng, hăng hái hơn. Từ đó tiết học không còn khô cứng, áp lực nữa. Sử dụng kĩ thuật dạy học bằng vẽ sơ đồ tư duy cho các em học sinh lớp 2 khi học phân môn Luyện từ và câu sẽ là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học, hoàn thiện tư duy, kiến thức, kỹ năng, thái độ cho học sinh. 4.2 Hiệu quả áp dụng Qua quá trình áp dụng sơ đồ tư duy vào giảng dạy các câu kiểu tôi thấy tất cả các em đều đạt yêu cầu, biết phân biệt được câu kiểu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?. Số học sinh phân biệt được tất cả các trường hợp về câu kiểu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào ?của lớp chiếm tỉ lệ cao. Đặc biệt với HS đại trà phân biệt được đã khoảng 90% các câu trong bài tập, còn với học sinh kiến thức chưa bền vững các em đã biết cách xác định trên 60% yêu cầu của đề và có thể giải thích lí do lựa chọn một cách cơ bản nhất. Kết quả trên, chứng tỏ rằng, nếu GV tích cực áp dụng các kĩ thuật dạy học và đặc biệt là sử dụng sơ đồ tư duy trong quá trình dạy học nói chung, phân môn Luyện từ và câu nói riêng thì HS sẽ chiếm lĩnh tri thức rất tốt có hệ thống và ghi nhớ được lâu. 5. Khả năng áp dụng rộng rãi và đề xuất, kiến nghị 5.1. Khả năng áp dụng rộng rãi Kĩ thuật sơ đồ tư duy là kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học Luyện từ và câu ở lớp 2. Sơ đồ tư duy có thể áp dụng cho tất cả các khối lớp, tất cả các môn học khác trong trường tiểu học. 5.2. Kiến nghị - Đối với giáo viên : Giáo viên ở khối 2 cần nắm chắc mục tiêu, chương trình môn học và chú trọng dạy kĩ phần kiến thức về các câu kiểu Ai là gì?,Ai làm gì?, Ai thế nào? cho học sinh. Nó là căn cứ để giúp HS dễ dàng xác định đúng chủ ngữ, vị ngữ của các kiểu câu kể Ai là gì?,Ai làm gì?, Ai thế nào?khi học lên lớp 4, 5. GV luôn tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, đặc biệt là sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.
File đính kèm:
- skkn_bien_phap_su_dung_so_do_tu_duy_day_hoc_cac_cau_kieu_tro.docx